Sau khi ăn bữa tối, Lâm Diệp cảm thấy thời gian vẫn còn sớm, nên cô bật đèn ở trong động, chuẩn bị những vật liệu cần thiết để ngày mai xây nhà bằng cỏ tranh.
Cô định làm một vài chiếc đinh bằng tre.
Trước đây ở nông thôn xây nhà không thể dùng đinh bằng sắt, chỉ có thể dùng đinh tre hoặc phiến tre để thay thế.
Đinh tre có độ cứng cao, lực đâm xuyên mạnh, chống mài mòn chống va đập.
Đầu tiên cô chẻ tre thành những đoạn nhỏ gần bằng nhau, sau đó cô vót nhọn một đầu, vậy là đinh tre đã thành hình rồi.
Vót tre chỉ mới là bước đầu tiên thôi, tiếp theo đó là phải loại bỏ độ ẩm trong đinh tre, để đinh tre không bị sâu mọt và mốc, bình thường thì phải luộc tre, phơi đinh và sao đinh, ba bước này chính là trình tự làm đinh, nhưng do điều kiện hạn chế, Lâm Diệp chỉ có thể dùng lửa để làm khô nước trong đinh tre, đợi tới hôm sau khi có nắng mặt trời thì đem đi phơi.
Thật ra công đoạn quan trọng nhất là rán (chiên) đinh, sau khi đinh tre đã khô sẽ được rán với dầu của cây du đồng, dầu của cây du đồng có chức năng chống thấm.
Những chiếc đinh tre được xử lý theo phương pháp này thì không sợ gió táp mưa sa nữa, còn có thể chống mối mọt, bền chắc, có thể sử dụng tới hơn một trăm năm.
Chỉ là do điều kiện hạn chế, nên những chiếc đinh tre do Lâm Diệp làm ra chưa trải qua quá nhiều công đoạn xử lý, chỉ có nước trong đinh là đều đã bị loại bỏ.
Lâm Diệp cũng không hy vọng những chiếc đinh cô làm có thể sử dụng được mấy chục năm, cô chỉ cảm thấy nếu có thể sử dụng được năm sáu năm đã là không tệ rồi.
Cô biết nên xử lý chống thấm và chống mối mọt cho cột nhà và xà ngang trước, để khung nhà chắc chắn hơn, nhưng thật sự không có điều kiện làm nên đành bó tay.
Cô đào tám cái hố lớn xung quanh bếp để chôn những thân cây to làm chỗ dựa cho căn nhà cỏ.
Vì nghĩ cho chiều cao của Dương, nên nhà cỏ xây lên cao ba mét, khi dựng khung thì vì cô không được cao lắm, nên để tiện làm việc, cô đã làm trước một cái bàn tre nhỏ cao cao để làm ghế đệm.
Cô đo kích thước của thân cây để làm xà ngang, sau đó khoét một lỗ có kích thước tương đương trên những thân cây to rồi sau đó đặt những cây làm xà ngang lên.
Vì để xà ngang và cột nhà chắc chắn hơn, Lâm Diệp không chỉ dùng đinh tre để cố định mà còn dùng dây mây để buộc chúng lại.
Không chỉ cố định xà ngang và cột nhà, Lâm Diệp còn cố định phần dưới của cột nhà lại với nhau để chắc chắn hơn.
Bước tiếp theo là làm khung mái, phần mái mà Lâm Diệp làm là kiểu mái “xương cá” thông dụng nhất.
Dựng nhà nghe có vẻ đơn giản nhưng để làm được thì không phải dễ, nhất là khi không có