Lại đến kỳ nghỉ.
Lại một năm mới đến.
Cũng chính là năm bổn mạng của tôi. Hai mươi bốn tuổi.
Mùa đông năm ấy ở quê hương tôi rất lạnh. Đã lâu rồi mà tôi chưa từng thấy tuyết rơi như lông ngỗng như thế, bay phất phơ suốt mấy ngày mấy đêm. Mẹ nói chuyện điện thoại với tôi, bà nói nước giếng trong sân đã bị chôn vùi. Trong thôn có một vài căn nhà xưa cũng bị đè sập.
Tôi không về quê, mà ở lại phương nam ăn mừng năm mới.
Mùng một đầu năm, tôi mặc bộ quần áo màu đỏ, nội y bên trong hiệu Triumph, đeo chiếc vòng ngọc Nam Dương độc nhất vô nhị đến chùa Tây Sơn thắp hương.
Trên xe bus có rất nhiều người.
Thế là cứ đi, tôi mang một đôi giày đế bằng. Dùng điện thoại nghe ca khúc [Tựa như cố nhân đến], bài hát đó cứ lặp đi lặp lại, một lần rồi lại một lần.
Không biết từ lúc nào, tôi đã bắt đầu yêu thích bài hát này.
Nhớ đến nó, lúc nhìn thấy DVD [Đại thời đại]. Tôi lại vào taobao mua CD, mất hai mươi đồng.
Đó là phần kết của một câu chuyện cổ tích! Hai chị em Tiểu Mai và Kỷ Văn đi du lịch khắp thế giới, Paris, Thụy Sĩ, Ý, Tây Ban Nha, Venice, trên đường đi qua Hồng Kong, đây là thành phố có người mà hai chị em họ thích. Gặp lại Triển Bác, ở một quán karaoke xa hoa trụy lạc, Triển Bác giờ đây đã là một nhân vật tiếng tăm. Tiểu Mai nói, trên báo có tên của anh, chúng tôi không chờ được nữa rồi, sắp hát được rồi đấy. Hai chị em cùng song ca bài hát [Tựa như cố nhân đến], đồng thời cũng nhấn mạnh: bài hát này chúng tôi không hát cho anh nghe, cũng không có ý gì đặc biệt, anh đừng hiểu lầm. Sau đó âm nhạc vang lên:
Cũng chỉ là qua đường, cũng chỉ là giấc mộng. Đã từng là một đôi thực sự.
Khi còn trẻ tuổi, không hề phát hiện ra chúng ta đang sống trong cõi mộng, sau khi tỉnh lại, chỉ muốn quay về như xưa.
Là ai sẽ cùng tôi, một đêm ba bữa, bầu bạn ở bên nhau.
Đã không có, đã mất đi…
Dưới đài anh nhìn, dưới đài tôi viết, anh lại xem là trò chơi.
Cố nhân kiếp trước, người không ưu lo, có từng nhớ nhớ chăng.
Hạnh phúc đau thương, sống chết bệnh tật, đều không phải là cổ tích.
Hận nỗi trên đài chồng vợ, dưới đài là tôi tôi, đều không phải là anh và tôi
Trần gian mù mị, ý trời mênh mông, tách tôi và anh xa nhau.
Đau đớn xé ruột xé gan, âm thanh mưa gió không ngớt, ngỡ người xưa đến.
Ngày lại qua ngày, say rồi lại say, nói là đêm nay thật đẹp.
Không có duyên phận, ký ức không ngừng đến, hóa ra cuộc sống là một con đường ngắn đầy đau khổ.
Một đoạn tương tư, hai đoạn khổ luyến, nửa đời không trọn vẹn.
Ngày tháng như vực sâu, ngắm ánh trăng nơi xa, nhớ anh mà sầu muộn.
Hoặc anh, hoặc tôi, sống tiếp phần đời còn lại trên thế gian này.
Ngày trước, không biết đối lập nhau, đâu ngờ lúc đó hạnh phúc như vậy.
Nắm tay, rồi lại buông tay, tình yêu tưởng có lại không.
Cho dù mười năm sau, cho dù vạn năm sau, chỉ hận không thể gặp lại.
Trên TV, nhân vật nam chính không khóc. Mà tôi lại khóc, thế là tôi liền ra Baidu tải ca khúc này về, là phiên bản của Mai Diễm Phương.
Ca khúc này được trình bày bằng giọng hát rất độc đáo, tôi nghe được sự bi thương và tiêu điều khắc cốt khi tâm từ lời bài hát.
Làm sao lại không liên quan đến anh ta cơ chứ? Đây rõ ràng là câu chuyện của bọn họ.
Nghe ca khúc này khiến tôi nhớ lại chuyện trước kia. Bây giờ tôi đã không từ chối nhớ về những kỉ niệm có Triển Tường nữa. Đó đã là một phần trong sinh mệnh của tôi, không thể cắt bỏ được.
Ca khúc này có độ dài ba phút năm mươi lăm giây. Tôi nghe nó đến lần thứ hai mươi chín thì đã đến chùa Tây Sơn.
Tôi mua bó nhang thơm rất lớn, để vào đèn dầu đốt, hướng về tượng Phật cúi lạy. Lại đi về phía thùng công đức bỏ vào chút lòng thành.
Sau đó tôi đi bộ ở Tôn Văn Tây Lộ – Một còn đường dành cho người đi bộ khá nổi tiếng.
Sau đó tôi lại đứng yên lặng ven sông Kỳ Giang, đối diện là nhà hàng xoay duy nhất ở Trung Sơn, rất cao. Bọn họ nói, dùng cơm trên tầng cao nhất có thể thấy được toàn cảnh thành phố này. Tôi lại nhớ đến lời nói đầy khí phách không thực tế của Tiểu Tần: “Chờ tớ câu được anh chàng giàu có nào đó, tớ sẽ lên tầng cao nhất dùng cơm. Bao toàn bộ nhà hàng, để nó chỉ xoay cho một mình tớ. Tay trái tớ cầm dao, tay phải cầm nĩa, ăn cua rồi lại thịt bò, không ăn nó đến trời đất mịt mù tớ sẽ không xuống.”
Tôi véo tai cô ấy sửa lời: “Trái nĩa phải dao!”
Cô ấy lại buồn bã: “Tớ cũng đã lớn tuổi như vậy rồi, mà vẫn độc thân, bố mẹ đều chết vội”. Sau đó ngước đầu lên nhìn trời lại nói: “Trời ơi! Ông để tình yêu của con ở nơi nào, làm sao con chịu nổi đây trời.”
Tôi nhớ đến nụ cười tươi tắn
của cô ấy dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ. Ngẩng đầu, nhìn về đám mây trắng phía xa xa.
Bước đi trên khu vực đi bộ của quảng trường Trung Thiên (nay được đổi tên thành bách hóa Tam phúc) và ăn cơm ở tầng năm của Di Nhân Các (nay được gọi là Ốc Xa Thủy).
Đó là một nhà hàng Tây rất yên tĩnh. Không có ai biết tôi thường xuyên đến nơi này. Đây là bí mật của tôi.
Không phải là vì hương vị món ăn nơi đây. Mà là ở đây, có một màn hình tinh thể lỏng, đó là chương trình để lời nhắn phục vụ miễn phí của nhà hàng đối với khách.
Vì thế, tôi thường ngồi ở vị trí gần cửa sổ nhìn nhánh sông mẹ ở Trung Sơn này – Sông Kỳ Giang. Bên kia bờ sông, là con phố đầy quán bar đóng cửa từ chối tiếp khách vào ban ngày nhưng buổi tối lại vô cùng náo nhiệt – Lan Quế Phường của Trung Sơn. Vào buổi tối, biển hiệu của các quán bar lấp lánh ánh sáng ngũ sắc, trong bóng đêm, dệt thành một giấc mộng rực rỡ như đang dụ hoặc hay mời mọc người qua đường. Tên phía trên của chúng, đều là những chữ rất đặc sắc, ví dụ như Căn Cứ, CK, Sạch sẽ, hoặc là một dãy số, ví dụ như 99, ví dụ như 1314, ví dụ như 520.
Ngày thường tôi hay gọi một ít thức ăn rồi ngồi rất lâu.
Lúc gần đi, tôi sẽ xé một tờ có bề ngoài sạch sẽ mềm mại mang mùi hương Cologne, dùng một cây bút bi mực xanh viết một vài chữ, ghi một vài lời như thật như giả lên đó, đó là những lời tôi muốn nói với Triển Tường. Nhưng, ngay cả khi Triển Tường thấy, cũng chưa chắc anh đã hiểu được. Dăm ba câu lập lờ đó, là những lời nói chỉ mình tôi hiểu. Có đôi khi rất dài, đầy cả một tờ khăn giấy; Có đôi khi lại rất ngắn, chỉ năm chữ: Chú ơi, tôi nhớ chú.
Đúng, cho dù tôi có che giấu tốt đến mấy, chỉ khi ở trên blog của mình, tôi mới dám đối mặt với trái tim của bản thân: Tôi thích anh. Bất kể khi anh là chàng thiếu niên – người chú dịu dàng, hay bây giờ – người đàn ông có tác phong nhanh nhẹn.
Từ trước đến giờ tôi không hề ký tên.
Đưa khăn giấy và tiền thanh toán cho nhân viên phục vụ. Nửa giờ sau, bọn họ sẽ cập nhật thông tin. Những dòng chữ màu xanh trên khăn giấy khi xuất hiện trên màn hình tinh thể lỏng lại biến dòng chữ màu đỏ bắt mắt.
Khi đến đây, nhất định sẽ có một nhân viên làm việc lâu năm trong nhà hàng đứng lên chào đón. Bọn họ không biết tên, nhưng đều nhận ra tôi.
Mãi cho đến một lần, lúc quét thẻ thanh toán tiền, ký tên chủ thẻ thanh toán tiền, nhân viên phục vụ hỏi: “Cô họ Hạ?”
Tôi nói đúng,, Hạ của Hạ Thiên (Hạ thiên là mùa hè).
Người đó ngạc nhiên kêu lên: “Tôi cũng họ Hạ! Người một nhà rồi!”
Đến lần sau, bọn họ không còn dùng cách xưng hô hoan nghênh không có tên như trước nữa, mà lại nói: “Cô Hạ, mới đến à.”
Sau đó liền dẫn tôi đến vị trí cạnh cửa sổ.
Tôi không e ngại gặp người quen. Với lối xưng hô không rõ ràng và những tin nhắn không chữ kí, thoạt nhìn qua, xem như tất cả đều không liên quan đến tôi.
Tôi cũng chưa từng hy vọng có một ngày, Triển Tường sẽ thấy chúng. Trong bốn mùa luân chuyển này, những lời ngâm si tình được biểu đạt bằng những lời nói dối y như thật trong những lời như giả như thật. Ngay cả khi anh thấy, cũng chưa hẳn anh biết người chú đó chính là anh.
Nhưng hàng vạn lần tôi cũng không nghĩ đến, người nhân viên họ Hạ đó, lại có một trái tim lãng mạn hiếu kỳ. Anh ta bắt đầu chú ý đến tôi, cứ âm thầm giữ lại tất cả khăn giấy của tôi. Sau đó, có một ngày, anh ta đã bán đống khăn đó với giá rất đắt. Người mua chính là Triển Tường.
Đương nhiên, chuyện này về sau hẵng nói. Lúc đó người nhân viên đó đã được thăng chức làm quản lý, cô hai hấp hối, Phi Dương và Nhiễu Nguyệt bị bệnh, tôi và Triển Tường cũng có những phiền muộn riêng tư. Tất cả, đều đã là cảnh còn người mất.
Cảnh còn người mất. Là lời tàn nhẫn cay độc nhất.