A Lê

Chương 4


trước sau

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Editor: dzitconlonton
Beta lần 1
Món thịt ngô viên cũng không phức tạp.
Chà xát hai quả ngô vào nhau, cho hạt ngô rơi vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi chín một nửa, sau đó cho nước vào bột ngô để tạo thành hỗn hợp sền sệt, vớt hạt ngô đã mềm ra cho vào, tiếp tục khuấy đều theo một hướng, cho đến khi bột đặc lại.

Dùng thìa nhỏ múc từng thìa, đảo qua đảo lại giữa lòng bàn tay và thìa để tạo thành hình quả bóng, sau đó thả vào nước sôi già là được.
A Lê khéo tay, làm mọi thứ vừa tỉ mỉ vừa nhanh, nàng có thể làm xong hơn ba mươi mấy viên.

Ngô ở Lũng huyện không ngọt lắm, đồ ăn làm ra cũng quá nhạt không ngon, A Lê lại sợ Tiết Duyên không thích ăn đồ ngọt nên làm thành vị mặn, thêm hành gừng nghiền nát vào nhân, thêm nhiều muối.
Một món canh đơn giản, thậm chí không cho dầu, nhưng sau khi mở nắp nồi lên, một mùi thơm xộc vào mũi.
Ngô có vị đậm đà, quyện với vị tươi sau khi thêm hành lá, quả là rất hấp dẫn.
Phùng thị đứng nhìn một bên, mắt đều sáng lên, A Lê lấy ra một cái chén nhỏ múc cho bà ba viên, cùng với nước canh nóng, cong mắt đưa qua, nói, "Nội, nội nếm thử xem sao."
Phùng thị nhấp một ngụm, cười nói, "Rất ngon, nội đã lâu không uống qua canh như vậy."
A Lê có chút e lệ, "Đây cũng là lần đầu tiên con làm món này, trước đây ở trong nhà, còn thường dùng hạt ngọt, vả lại phụ thân con thích uống trà, vì vậy phải cho một ít chồi trà vào trong canh.

Có vị ngọt pha chút đắng, không mặn hơn vị muối này." Nàng không nhàn rỗi, vừa nghiêng mặt nói chuyện với Phùng thị, vừa khuấy nồi nấu cháo khoai lang.
Phùng thị không nỡ để nàng bận rộn một mình, cũng bỏ bát xuống giúp cắt dưa chuột muối.
Người Lũng huyện thích ăn đồ ướp muối, dù sản xuất ở vùng đất nào đi chăng nữa thì họ đều phải ướp muối một ít sau khi thu hoạch vào mùa thu, một là vì nó dễ bảo quản và không tốn diện tích, hai là nó thực sự rất ngon, ăn kèm với cháo ăn cực kỳ ngon.

Dưa chuột muối, củ cải trắng bào sợi, củ cải muối chua, dưa cải muối, và thậm chí cả tỏi chua, mỗi thứ đều có hương vị riêng.
Phùng thị bưng một cái mâm, đặt dưa chuột đã thái xong sang một bên, tán gẫu nói, "Hồi trước khi lão gia còn sống, cũng thích uống trà, ông thích mấy loại ở Giang Tô và Chiết Giang, nói là bên kia mặt trời mọc tốt, ngay cả những lá trà cũng đặc biệt mềm mại hơn."
A Lê cười nhạt nói, "Lúc trước nhà con đã từng làm thương nhân bán trà, mẫu thân xào trà rất thơm, người ta hay nói trà của chúng con thơm hơn nhà người khác." Nàng cụp mắt xuống, mắt nhìn chằm chằm vào những củ khoai lang phồng lên trong nồi thành một hình bong bóng tròn trịa, nụ cười cũng dần dần dập tắt, "Chỉ là từ sau khi phụ thân chạy buôn xảy ra chuyện, thì không còn ai nói như vậy nữa."

Động tác của Phùng thị dừng lại, bà nhìn bóng lưng mảnh khảnh của A Lê, nói, "Nội liếc mắt một cái thấy con, liền biết con nhất định là cô nương từ nhỏ đã ẩn náu trong khuê các rồi, ngay cả nói chuyện cũng nhẹ nhàng hơn người ta.

Nhìn đôi bàn tay đó là biết chưa làm bất cứ việc gì nặng nhọc nào."
A Lê thấp giọng nói, "Nếu phụ thân còn ở đây, đúng là sẽ như vậy."
Phùng thị không đành lòng nhìn dáng vẻ cô đơn của nàng, lau tay vòng qua bả vai nàng, nhẹ nhàng nói, "Sẽ khá hơn."
A Lê nâng tay lau mắt, xoay người nằm vào lòng Phùng thị, hơi khóc lóc, "Nội, nữ nhi thật sự hèn hạ sao." Lưng nàng run rẩy, giọng nói trở nên càng ngày càng khàn khàn, "Vì sao cữu mẫu lại cảm thấy con không đáng bằng một trăm đồng mì gạo, trong nhà có lương thực, nhưng bà ấy vẫn muốn bán con đi."
Phùng thị đau lòng, không ngừng vỗ vai nàng, trấn an nói, "Không phải tại con, là do bà ta không biết trân trọng, mới cảm thấy con không tốt."
A Lê cúi đầu nói, "Con không ăn không của bà cái gì.

Trước khi mẫu thân qua đời, còn tặng số tiền lương còn sót lại trong nhà cho cữu cữu con, nhờ ông chiếu cố con và đệ đệ, con cũng sẽ giúp bà giặt giũ làm việc, nhưng cữu mẫu chính là không thích con, bà thường nói với con, Thật là tốt biết bao nếu một ngày ngươi không còn ở đây.

Bởi vì đệ đệ biết đọc sách thông minh, biết thi công danh, vì vậy có thể nhập sĩ có thể làm quan có thể giúp bà trong tương lai, còn con thì không thể."
A Lê gầy gò, vóc dáng còn thấp hơn Phùng thị một chút, cằm vùi vào hốc vai bà, nước mắt lập tức ướt đẫm một mảng vải lớn, "Lúc đầu đến nhà cữu cữu, cữu mẫu đối đãi với con vẫn tốt mà, nhưng một ngày nọ bà dẫn một bà mối đến, nói muốn con làm tam di thái[1] của đại nhân huyện thừa, con khóc nói không muốn, lấy cái chết để ép bà, đệ đệ cũng giúp con, bà không còn cách nào khác, đành phải từ bỏ.

Nhưng sau đó, bà không bao giờ đối xử thân mật với con nữa."
[1] Di thái: Từ thái ở đây là do ngày xưa phong vợ các bầy tôi to là thái quân 太君, nay gọi vợ các quan là thái thái 太太 cũng do nghĩa ấy.
Phùng thị vu0t ve mái tóc của nàng, động tác chậm rãi nhẹ nhàng.

Được trân trọng như vậy khiến A Lê càng khóc to hơn.
Ba năm trước cha mẹ đều qua đời, chỉ còn lại nàng và đệ đệ nương tựa lẫn nhau, đệ đệ nhỏ hơn nàng ba tuổi, chỉ là một đứa bé, cần người chăm sóc, A Lê vốn cũng chỉ là một cô nương được sống trong nuông chiều, về sau gặp phải những chuyện khó khăn buồn tủi, nàng cắn răng chịu đựng, nhưng nửa đêm không có ai vẫn sẽ cảm thấy cực kỳ buồn bã.

Tình người trong ấm ngoài lạnh, lòng dạ giả dối chỉ có thể biết được sau khi gặp nạn.

Hơi ấm từ cái ôm của Phùng thị không quá ấm, đầu ngón tay A Lê siết chặt đến trắng bệch, cuộn mình trong lòng bà khóc nức nở, "Nội ơi..."
Phùng thị dịu dàng dỗ dành, "Nội đây." Bà nói, "Sau này sẽ không khiến A Lê bị tủi thân như vậy nữa."

Lúc Tiết Duyên ra cửa, A Lê đã sớm hồi phục tâm trạng tốt, chỉ còn lại khóe mắt ửng đỏ.
A Lê cực kỳ ngượng ngùng vì sự thô lỗ vừa rồi, Phùng thị biết da mặt nàng mỏng, cũng không giỡn với nàng, vì vậy nắm lấy một nắm hạt cải dầu cho nàng, muốn nàng nhặt từng hạt một khi nàng không có việc gì làm để giết thời gian.

A Lê đương nhiên vui vẻ, trong phòng tối om, nàng mang một cái ghế nhỏ ra ngoài phòng, đặt vải trải phẳng ở trên đùi, nhặt từng hạt một một cách tỉ mỉ.
Phía sau vang lên tiếng cửa gỗ cọt kẹt, A Lê quay đầu lại, đúng lúc đụng phải ánh mắt của Tiết Duyên đang liếc nhìn.

Sau chuyện tối hôm qua, khi đối mặt với chàng, trong lòng A Lê luôn cảm thấy có chút e ngại, nàng cắn môi, nhẹ giọng hỏi một câu, "Ta vừa mới nấu canh thịt viên xong, chàng có muốn ăn chút không?"
Tiết Duyên nhíu mày, lắc lắc cái cổ, giơ tay chỉnh lại cổ áo, sau đó không để ý, cất bước đi ra ngoài.
A Lê há miệng, vốn định nói thêm một câu gì đó, lại sợ nhiều lời khiến chàng ghét bỏ, khó khăn lắm mới ngậm miệng lại.

Phùng thị nghe thấy động tĩnh, thò đầu ra từ trong phòng, cất cao giọng nói, "Tứ nhi, con đi đâu đấy?"
Tiết Duyên nghiêng mặt nói, "Đi thư viện."
Tay chàng trống rỗng, ngay cả một túi sách cũng không có, nhưng chàng lại nói lời này một cách tự tin, không chút sợ hãi.
Phùng thị cũng quen với việc chàng như vậy, biết nói nhiều cũng vô dụng, nên cũng không nói nữa, chỉ khuyên nhủ, "Lúc này cũng không tệ, dù gì cũng ăn mấy miếng rồi đi, dạ dày con thường không tốt, buổi sáng nếu không ăn chút gì để lót dạ, sợ lát nữa sẽ khó chịu đấy." Bà vén rèm đi ra ngoài, muốn kéo Tiết Duyên vào phòng bếp, "Hôm nay bữa sáng không phải ta làm, A Lê khéo tay lắm, mấy cục thịt viên trong canh rất chắc, con thử xem?"
Tiết Duyên trông có vẻ không kiên nhẫn, tránh tay Phùng thị nói, "Nội à, con còn có việc, đi trước đây."
Phùng thị "Ầyyyyy" một tiếng, nhưng lại không gọi chàng lại, chỉ trơ mắt nhìn Tiết Duyên đi xa.
A Lê dừng lại công việc trong

tay, ngửa mặt hỏi, "Nội, lần này phải làm sao bây giờ?"
Phùng thị khoát tay áo nói, "Mặc kệ nó, chúng ta ăn."
A Lê gật đầu đồng ý, cất đồ trên đùi đặt sang một bên, đi đến bàn bếp rồi ngồi xuống.

Nàng cầm đũa lên, đầu tiên là gắp dưa chuột cho Phùng thị, sau đó lại cắn một miếng.

Trong miệng là hương vị chua chua giòn giòn, A Lê uống một ngụm cháo, chợt nhớ tới cái gì đó, lo lắng nói, "Nội, con chỉ sợ chàng chê con, sau này nếu con làm món gì đó, chắc chàng cũng sẽ không ăn đâu."
Phùng thị ngước mắt lên nói, "Làm gì có, nó nào có bản lĩnh đến thế chứ." Sau khi miệng ngậm cục thịt viên, bà lại mở miệng, "Tính tình Tiết Duyên là vậy đấy, cứng đầu lạnh lùng khiến người ta chê miết, nhưng con đừng trông nó tỏ thái độ mà mệt mỏi đi đấu võ mồm với nó.

Cái miệng nhỏ của nó thèm ăn hơn người khác nhiều lắm, vả lại vừa cố chấp vừa giống như một con trâu đực, hồi đó trong kinh thành có chân gà ngâm xả tắc lâu đời, làm cũng ngon, Tiết Duyên thường xuyên đi mua, ăn ít một ngày cũng không chịu đâu.

Sau đó chưởng quỹ kia không biết phạm phải chuyện gì, bị trục xuất khỏi kinh thành, đến trại ở Thiên Tân bán, phủ đệ gần đó cũng không mua được, sau khi Tiết Duyên biết được, cưỡi ngựa dẫn theo người hầu chạy mấy chục dặm đi mua nửa cân chân gà, sau khi về nhà trời đã tối đen."
Nghĩ đến đây, Phùng thị lại cười rộ lên, "Lão gia là một văn nhân, khi đó cũng tức giận muốn phát điên, cầm dây mây quất nó một trận, nhưng Tiết Duyên không nhớ lâu đâu, sau khi vết thương lành rồi lại đi.

Lão gia đánh đến mức đứt ba cây dây mây lận, cuối cùng thấy thật sự không thể ngăn được nó, cũng chỉ có thể cho nó muốn làm gì thì làm." Phùng thị nhíu mày với A Lê, nói, "Con cứ xem đi, buổi tối cứ làm cho nó vài món, buổi sáng sau này, Tiết Duyên nhất định sẽ thành thành thật thật đến thôi."
A Lê cũng vui vẻ lên tiếng, nói, "Nếu là thật sự như thế, vậy thì tốt quá."
Buổi chiều, A Lê và Phùng thị tỉ mỉ tìm hiểu khẩu vị của Tiết Duyên, biết chàng không kén gì, đắng cay mặn ngọt đều thích, chỉ cần ngon là được.

Thư viện đã đóng cửa vào giờ Thân, nhưng Tiết Duyên ở bên ngoài, dù sao cũng phải đợi đến giờ Dậu mới trở về, A Lê sợ cơm nguội sẽ không ngon, nên thương lượng với Phùng thị làm bánh ngô ăn kèm với các loại đâu và bí đỏ[1].
Phùng thị đương nhiên không có ý kiến, còn lưu loát rửa tay đi phụ nàng.
Nông dân ở miền Bắc cực kỳ hạn chế nguyên liệu vào mùa đông, phần lớn là rau cải trắng, bí đỏ hoặc khoai lang, những thứ này chịu lạnh được, để trong hầm có thể ăn cả một mùa đông, nhưng chỉ ăn no được, hương vị lại khó chịu, ăn một thứ ba bốn tháng liền, cuối cùng giống như nhai sáp.

Cũng may A Lê rất hiểu biết ở việc ăn uống, cho dù chỉ có mấy loại rau quả, cũng có thể trổ tài nấu nướng đủ loại khéo léo.
Bí đỏ cho vào nồi hấp chín, cho đến khi dùng đũa chọc vào mềm mới thôi, sau đó cho mì và bột vào, sau đó nặn thành viên, cho vào đầu giường đặt gần lò sưởi để cho nó nóng trong hai khắc đồng hồ.

Sau khi bột nở thì sẽ phồng lên, ước chừng có kích thước gấp đôi ban đầu, tay nghề thuần thục sẽ làm cho nó nở ra lớn hơn một chút, bột càng trống thì càng ngon, làm ra một cái bánh ngô mềm nhũn và thơm nức.
Nướng bột là bước rất quan trọng, phần còn lại thì đơn giản, nắn bột thành một cục nhỏ, nhào thành viên hình tròn, sau đó dùng ngón cái ấn lên trên một cái lỗ, rồi cho vào lồng hấp chín từ từ là được.

Những thứ này đều do Phùng thị dạy cho A Lê, nàng cực kỳ thông minh ở phương diện này, chỉ một lần là hiểu ngay, hai người phối hợp làm việc, tay chân nhanh nhẹn, rất nhanh đã hấp đầy nồi.
Phùng thị nói, nếu là người có tiền một chút thì sẽ trộn chút lúa mì vào bánh ngô, ăn kèm với thịt băm, cực kỳ rất ngon, nhưng Lũng huyện nghèo nàn, người bình thường chỉ dám ăn vài bữa thịt trong dịp Tết Nguyên Đán, tất nhiên là không có điều kiện ăn thịt băm, nên dùng rau cải trắng và rau cải thay thế.


Hai thứ này tất nhiên là không thể thiếu, ngoài ra A Lê chọn hai quả dưa chuột chua từ trong vại nước sốt, cắt nửa củ cải đỏ, rồi xào chung sau khi rút hết nước.
Hầu hết nông dân dùng dầu hạt cải, hơn nữa cũng tiết kiệm, cũng may rau cải tạo ra nước, A Lê lại thêm chút ớt cho dậy mùi hương, mặc dù không dùng dầu gì, nhưng mùi xào cũng chua chua cay cay, rất khiến người ta thèm ăn.
Sau nửa chén trà, đống rau thập cẩm ra khỏi nồi, đỏ tươi xanh biếc, nhìn bắt mắt, phối hợp với bánh ngô màu vàng gạo nóng hổi, liếc mắt một cái liền khiến ngón trỏ người ta bật lên.
Phùng thị cười lên khiến mắt và đuôi mắt đều tập trung lại một chỗ, ra hiệu cho A Lê bưng thức ăn vào phòng.

Phòng bếp quá nhỏ, hai người dùng cơm quá chật chội, chỉ có thể đến phòng của Phùng thị, bàn giường đất[2] chiếm gần hết không gian, Phùng thị cất chăn đệm vào trong tủ, ngồi đối mặt với A Lê, gắp một đũa thức ăn vào miệng, cười nói, "Thật đúng là quá thơm."
Trong phòng giường đất đun nóng, A Lê cởi áo khoác ngoài ra, chỉ còn lại chiếc áo mỏng bên trong mà cũng không cảm thấy lạnh.

Mái tóc dài dùng một cây trâm đơn giản buộc lên, mềm mại rủ xuống bên vai, một sợi lòa xòa trên má, mái tóc đen làm tôn lên làn da mịn màng của nàng, óng ánh như ánh tuyết.

A Lê cầm chén nhỏ nhấp trà, hỏi, "Nội, khi nào chàng sẽ về?"
Nàng không biết nên xưng hô Tiết Duyên như thế nào nên gọi thẳng tên có vẻ thiếu tôn trọng, nhưng theo Phùng thị gọi Tứ nhi lại không thân thiết đến vậy, nên đành phải gọi là "chàng, chàng" như vậy.

Cũng may Phùng thị lập tức hiểu người A Lê đang nói là ai, quay đầu lại nhìn sắc trời ngoài cửa sổ nói, "Hẳn là sắp rồi."
Phùng thị quả thật hiểu rõ Tiết Duyên nhất, vừa dứt lời không bao lâu, cửa gỗ trong viện liền mở ra.

Tiếng bước chân truyền đến, nghe qua có thể biết được, trước tiên là đến phòng bếp đi dạo một vòng, rồi lại đến chuồng gà đi dạo một vòng, cuối cùng mới đứng trước cửa sổ phòng Phùng thị.
A Lê nghiêng tai, chỉ nghe thấy Tiết Duyên chậm rãi nuốt nước bọt hỏi một câu, "Nội, cái gì thơm thế ạ."
Editor: Giờ tui biết vì sao tác giả thích ngón trỏ rồi =.=
[1] bánh ngô ăn kèm với các loại đâu và bí đỏ:

[2] Bàn giường đất: giường đất hồi xưa có bếp lò ở dưới, nên cũng có thể gọi là giường lò!!!

.



trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện