Editor: dzitconlonton
Beta lần 2
Lúc thu dọn bát đũa, Phùng thị nói với A Lê, "Tiết Duyên đã lâu chưa từng ăn nhiều như vậy."
Mà A Lê cũng mơ hồ nhận thấy được, thái độ của Tiết Duyên đối với nàng hòa hoãn hơn rất nhiều so với hôm qua.
Các nhà nông thường bắt đầu làm khi mặt trời mọc, nghỉ ngơi vào hoàng hôn, để tiết kiệm vài đồng tiền đèn dầu, phần lớn mọi người thường đi ngủ sau khi trời tối, bên ngoài mặt trời đã lặn, tối tăm, gió thổi trong đêm còn lạnh hơn ban ngày rất nhiều.
Nước nóng trong nồi còn hơn phân nửa, A Lê múc một ít ra lau sạch người mình, rồi bưng nước lạnh còn lại vào phòng.
Nàng dùng bả vai mở rèm bông ra, gò má lành lạnh áp vào không khí ấm áp trong phòng, không khỏi thở phào nhẹ nhõm.
Tiết Duyên đang thay xiêm y, bàn tay còn đang kéo cổ áo lên, thấy nàng tiến vào như vậy, hỏi một câu, "Cái gì đây?"
A Lê đáp, "Phòng bếp còn dư lại chút nước nóng, ta thấy chàng hôm qua dùng nước giếng để rửa mặt, sợ ảnh hưởng đến cơ thể, nên lấy nước ấm cho chàng."
Tiết Duyên không nghĩ đến nàng làm việc đó vì mình, sững sờ một lúc, mới tiếp tục cởi áo khoác ngoài sang một bên, cụp mắt nói một câu, "Không cần phiền phức như vậy."
Giọng điệu của những lời này cũng không hề gượng gạo, A Lê thấy chàng không từ chối, nở nụ cười nói, "Dù sao thì ở phương diện này cũng phải tinh tế một chút, tránh cho sau này để lại căn nguyên của bệnh." Nàng đi lấy một chiếc khăn đến và đặt nó vào chậu, "Sau khi rửa mặt thì làm ấm chân, ngủ sẽ thoải mái hơn."
Tiết Duyên liếc mắt nhìn nàng một cái, thấy nàng mặt mày cong cong, câu "Ta không cần" đến đầu lưỡi lại nuốt xuống.
Chàng nhéo nhéo sống mũi, động tác còn lại rất phối hợp.
Lúc nghiêng người đi ngang qua bên cạnh A Lê, Tiết Duyên nhớ tới cái gì đó, cực kỳ nhanh chóng cúi đầu nhìn xuống dưới môi nàng, quả nhiên thấy một đôi tuyết lê ngọt ngào.
Chàng xắn tay áo lên khuỷu tay, thấp giọng nói một câu, "Trách không được gọi là A Lê."
Căn phòng ấm áp, không thắp đèn cầy, chỉ có ánh sáng còn sót lại bên ngoài, A Lê trải chăn đệm xong, cởi giày trèo lên, ngồi ở đầu giường chờ Tiết Duyên đi lên.
Tiếng nước ào ào, A Lê tựa đầu vào vách tường, nghiêng đầu nhìn về phía Tiết Duyên, chàng đứng trước cửa sổ, vóc dáng cao gầy, bả vai rộng lớn, đang khom lưng lau mặt, tạo thành một cái bóng màu đen rõ ràng.
A Lê kéo chăn đắp lên đầu gối, trầm mặc thật lâu, bỗng nhiên kêu một câu, "Tiết Duyên."
Nghe thấy có người gọi tên chàng, Tiết Duyên hiển nhiên dừng lại một chút, không lên tiếng, nhưng đứng thẳng dậy quay đầu lại nhìn.
A Lê nắm lấy chăn, móng tay nhẹ nhàng cọ cọ thành một đường nếp gấp thô ráp phía trên, nói, "Tối mai ăn cà tím xào chay[1], có được không?"
Tiết Duyên xoay người, dường như đụng phải cái giá để chậu đồng, rầm một tiếng, chàng đưa tay đỡ lấy, gật đầu "Ừ" một cái.
"Vậy..." A Lê mong đợi nhìn chàng một cái, thăm dò hỏi, "Chàng có thể trở về sớm hơn một chút được không?"
—
Về sau liên tục rất nhiều ngày, Tiết Duyên đã trở về sớm hơn nửa canh giờ so với trước đây, Phùng thị vui đến không chịu nổi, thậm chí còn rải thêm nửa nắm mì cám lúc cho gà vịt ăn.
A Lê cũng đã thích ứng với cuộc sống nông thôn như vậy, mỗi ngày chọn rau thêu thùa với Phùng thị, thỉnh thoảng đi chợ một chuyến, bán trứng gà và các bức thêu đã tích góp được, mặc dù bận rộn một chút, nhưng cũng rất thoải mái.
Trong lúc đó Vương thị cũng đến vài lần, nhưng thái độ của Phùng thị kiên quyết, bà ta có ngang ngược đến mấy thì cũng chỉ tự làm mất mặt mình, nên đã mang cục tức bỏ đi, lại nói những lần ác ý sau lại đến.
Cũng may ban ngày Tiết Duyên không ở nhà nên hai người chưa từng gặp mặt bao giờ.
Phùng thị dặn dò A Lê không được nói cho chàng biết việc này, thở dài nói, "Nếu để Tiết Duyên nghe Vương thị nói những lời thâm độc kia, không biết sẽ làm ầm lên chuyện gì nữa."
A Lê đã chứng kiến tính khí của Tiết Duyên, vì vậy nàng tự nhiên thật thận trọng, chưa bao giờ lỡ miệng nói.
Trong nháy mắt đã đến Kinh trập[2], kể từ đêm hôm trước, sấm sét mùa xuân đã ấp đến, mựa nhẹ vào buổi sáng, ăn bữa sáng xong, trong nhà chỉ còn lại một mình A Lê.
[2] Kinh trập là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Ngày bắt đầu tiết Kinh trập thường diễn ra vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 3 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 345° (kinh độ Mặt Trời bằng 345°).
Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại.
Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Sâu nở.
Phùng thị được người khác giao phó đến nhà người khác giúp cắt xiêm y, nữ công của bà rất tốt, tỉ mỉ và xinh đẹp.
So với cửa hàng may mặc thì cũng không thua kém gì, nhưng giá lại thấp hơn rất nhiều, trong thôn có ai tổ chức tiệc cưới mà muốn làm xiêm y mới, bà luôn là người đầu tiên được người khác nghĩ đến.
May một bộ xiêm y cũng chỉ tốn mất hai ba ngày, lại có thể kiếm được mấy chục đồng, Phùng thị cũng vui vẻ đi làm.
Sau khi Kinh trập kết thúc, chính là mùa trồng trọt vào mùa xuân, trong nhà không có đất canh tác, nhưng có một ruộng đất trồng rau nhỏ ở phía sau nhà, nếu chịu khó làm một chút, có thể chống đỡ cái ăn hơn phân nửa.
Bên ngoài trời mưa càng lúc càng lớn, A Lê cho gà vịt ăn no, liền co người vào đầu giường đặt gần lò sưởi, đắp chăn vuông lên đùi, dùng chày đá đập nhỏ vỏ hạt giống rau mùi.
Rau mùi là món gia vị, mùi thơm tính ấm, còn có tác dụng khai vị giải sầu, nhưng nếu trồng chúng thì sẽ hơi phiền một chút, trước tiên phải phá hạt, sau đó ngâm nước mười canh giờ thì mới có thể ra mầm nhanh.
A Lê làm rất nghiêm túc, thậm chí còn không biết Tiết Duyên đã vội vã trở về trong mưa từ lúc nào, chỉ chờ đến khi chàng đẩy cửa tiến vào trong bộ xiêm y ướt sũng, mới kinh ngạc thốt lên, "Tiết Duyên?" Nàng đặt đồ sang một bên, mang giày xuống tìm xiêm y khô cho chàng, "Không phải bây giờ chàng đang ở thư viện sao, sao lại trở về?"
Tiết Duyên gạt tóc ướt, xoay người lấy khăn lau khô mặt, lạnh lẽo nói, "Tiên sinh bị bệnh thấp khớp, không thể lên lớp."
Lời này ba phần thật bảy phần giả, A Lê biết không nên tin, nhưng cũng không còn cách nào, chỉ có thể bất đắc dĩ nở nụ cười.
Nàng đưa xiêm y cho Tiết Duyên, dịu dàng nói, "Ta đi đun nóng nước cho chàng tắm rửa, kẻo bị lạnh."
Tiết Duyên nhíu mày nói,