Hà Tiến tức giận bảo: "Hai em hẹn nhau trước hả?"
Biên tập: Chuối
Gác lại sự thay đổi bé nhỏ ấy không bàn tới nữa, thì cuộc sống ở nhà số 7 ngõ Bạch Mã khá hòa thuận, nhưng chẳng thể duy trì được lâu.
Rắc rối lúc trước của Thịnh Minh Dương chưa giải quyết xong, việc làm ăn lại nhảy ra vấn đề mới. Sáng thứ 6 hôm nay, Thịnh Vọng từ trên tầng đi xuống thì bắt gặp ông và Giang Âu đang cãi vã.
Nội dung cãi vã rất đơn giản, đại ý là Giang Âu nghĩ rằng mình có thể giúp một tay, nhưng Thịnh Minh Dương hi vọng cô ở nhà trông nom 2 đứa trẻ.
Giang Âu là người điềm đạm, Thịnh Minh Dương cũng không nóng nảy. Chính vì thế mà lúc họ cãi vã cứ mang tới cảm giác bế tắc chẳng biết trút đi đâu.
"Không thì anh thức khuya dậy sớm như thế rốt cuộc để làm gì hả?" Thịnh Minh Dương chống tay lên bệ bếp bằng đá, bóp ấn đường nói.
"Nhưng mà —–"
Giang Âu toan phản bác, ông lập tức bồi thêm câu nữa: "Trước kia em từng nói với anh chuyện của Tiểu Thiêm, anh biết chắc chắn em không muốn tái diễn lần nữa."
Giang Âu hé miệng nhưng đột nhiên bị cắt lời. Chẳng biết cô nhớ tới chuyện gì mà bỗng mất hết hứng thú cãi cọ, rũ mắt lặng im.
Thịnh Minh Dương đỡ vai cô nói: "Thế nên lần này nghe lời anh có được không?"
Một lúc lâu sau, Giang Âu khẽ gật đầu.
..........
Không ai trông thấy Thịnh Vọng đứng cạnh cầu thang, hai người nhanh chóng chỉnh đốn vẻ mặt và khôi phục thái độ bình thường. Thịnh Minh Dương kéo cửa kính bước ra khỏi phòng bếp, Giang Âu vội vã nở nụ cười với cậu, rồi cầm bát múc cháo.
"Hai người sao thế?" Thực ra Thịnh Vọng không nghe rõ nội dung cãi vã cho lắm, cậu nhìn bóng lưng Giang Âu, vô thức ngoảnh đầu dòm lên tầng.
May mà Giang Thiêm để quên hai tờ đề nên phải quay về phòng lấy, không thấy được cảnh ấy, nếu không chẳng biết hắn sẽ có phản ứng gì nữa.
Thỉnh thoảng Thịnh Vọng cứ có cảm giác quan hệ giữa Giang Thiêm và mẹ hắn rất lạ.
Nếu nói quan hệ không tốt thì có rất nhiều chi tiết thể hiện rõ rệt thái độ bảo vệ của Giang Thiêm, bất kể chuyện gì, chỉ cần Giang Âu mở miệng thôi, hắn khó lòng từ chối.
Nhưng bảo quan hệ tốt.....Hình như thiêu thiếu thứ gì đó.
Di động của Thịnh Minh Dương rung lên ù ù, ông vội vàng nhận máy rồi quay sang nói với Thịnh Vọng: "Không có chuyện gì to tát đâu, chẳng là bố phải đi công tác vài hôm nữa, lát ra sân bay ngay."
Thịnh Vọng đã quen với cái kiểu bay tới bay lui của ông từ lâu rồi nên chẳng hề bất ngờ: "Bố đi bằng cái gì?"
"Alo?" Thịnh Minh Dương đánh tiếng chào hỏi với đầu bên kia điện thoại, bớt thời gian trả lời con trai: "Tiểu Trần chở con với Tiểu Thiêm đến trường rồi, để bố tự bắt xe khác đi."
"Để chú Tiểu Trần chở bố đi đi, bọn con đi xe của trường." Thịnh Vọng nói.
"Xe gì cơ?" Thịnh Minh Dương mải nghe điện thoại không nghe rõ con trai nói gì.
"........."
Thịnh Vọng xua xua tay: "Thôi bố nghe điện thoại đi, con đi ăn cơm."
Thịnh Minh Dương gập hai ngón tay làm động tác quỳ gối xin lỗi, sau đó mở cửa kính bước ra ngoài sân.
Tới khi ông kết thúc cuộc điện thoại điên đầu, bước vào nhà thì Thịnh Vọng và Giang Thiêm đã ăn sáng xong và đi học rồi, còn Tiểu Trần đang đứng ngoài sân chờ ông.
*
Mỗi một khu phố cổ trong thành phố đều trồng ngô đồng hết, chúng đứng bên đường quan sát biển người và xe cộ biết bao nhiêu năm, cành lá cứng cáp đan kẽ nhau, che trời che nắng.
Ánh mặt trời chỉ biết luồn qua kẽ hở thả mình xuống và để lại những nốt lốm đốm trên mặt đất, người đi đường cắt ngang qua những vệt sáng.
Con đường ngoài ngõ Bạch Mã có rất nhiều xe bán đồ ăn lưu động, ngay trước xe là hơi nóng bốc lên và người xếp hàng.
Thịnh Vọng vòng qua hàng người, đứng chờ đèn đỏ trước phần đường dành cho người đi bộ. Cậu quay đầu nhìn lướt qua khu phố cổ, nói với Giang Thiêm: "Hồi còn bé tôi siêu siêu rắc rối luôn, mới sáng sớm tinh mơ đã đòi dậy rồi."
"Sau đó thì sao?" Giang Thiêm hỏi.
"Sau đó chạy ra con đường này thị sát dân sinh." Thịnh Vọng nói: "Nhất quyết phải đi bộ từ đầu phố đến hết cuối phố, nhìn thấy mọi người sinh sống yên bình tôi mới an lòng trở về ngủ tiếp được."
Giang Thiêm nghe mà mỉm cười: "Sao lại là đường này?"
"Náo nhiệt chứ sao." Thịnh Vọng bảo: "Người phải líu ra líu ríu thì mới vui chứ."
Cậu dứt lời, liếc thấy nét mặt Giang Thiêm thay đổi, lập tức cười bò: "Ấy không không không, không phải tôi kháy cậu đâu, cậu lạnh lùng cũng ổn lắm, tôi chỉ nói thế thôi."
"Nhưng mà nói thật nhé." Thịnh Vọng cong mắt nhìn đèn giao thông: "Nếu cậu đến đây sớm hơn vài năm thì tôi chắc chắc sẽ rất hoan nghênh cậu."
"Vì sao?" Giang Thiêm hỏi.
Hai ngày nay cách hắn nói chuyện đã có sự thay đổi, không còn kết thúc bằng "Ừm" và "À" nữa, mà sẽ tiếp lời.
"Vì hồi đó tôi rất muốn có anh em trai, lớn hơn tôi hay nhỏ hơn tôi đều được, tốt nhất là nhỏ hơn tôi." Thịnh Vọng trả lời xong, bỗng vỗ Giang Thiêm hỏi: "Đèn xanh rồi đi thôi. Mấy giờ xe của trường đến?"
"6 rưỡi."
"Oke, vẫn kịp."
Thịnh Vọng nhìn giờ trên màn hình di động, sóng vai cùng Giang Thiêm băng qua phần đường dành cho người đi bộ, tới trạm xe đứng chờ. Còn đề tài anh em thì không nhắc tới nữa.
Thực ra hồi bé Thịnh Vọng là một thằng cu bủn xỉn, không thích sinh vật nào cướp đồ chơi của cậu, cướp hào quang của cậu, cướp đồ ăn vặt của cậu, nếu có anh chị em thật thì e rằng ngày nào cũng đánh đấm cấu véo nhau cho xem.
Sau này ông ngoại hay dẫn cậu đi tuần tra phố phường qua đời, người mẹ hay gọi cậu "Vọng tử" qua đời, dần dà, Thịnh Minh Dương cũng chẳng hay ở nhà, cậu không còn cơ hội để bủn xỉn nữa.
Hai năm ấy, cậu cực kỳ mong mỏi trong nhà có thêm một người nữa. Tốt nhất là một em trai, nhỏ hơn cậu và phải ở lâu chút.
Vào một ngày nào đó của sau này, cậu bỗng nhận ra rằng dù có anh em thì cũng chẳng được tích sự gì.
Đến, rồi sẽ phải đi thôi.
*
6 rưỡi, xe đưa đón dừng trước trạm đúng giờ.
Thịnh Vọng và Giang Thiêm vừa bước lên, tất cả nữ sinh trên xe bắt đầu rầm rì ồn ã, khiến Thịnh Vọng suýt tí nữa tọt về trạm dừng.
Bác lái xe thấy một gương mặt mới lạ mà lại tạo ra tình cảnh ầm ĩ đến thế, đạo đức nghề nghiệp lập tức thức tỉnh. Bác hất hất cằm về phía cái máy bên cạnh ghế lái, nói: "Bạn kia ơi? Thẻ đâu, lấy ra quét đi."
Thịnh Vọng chưa đi xe của trường bao giờ, chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì hết. Cậu sửng sốt hỏi: "Thẻ gì ạ?"
"Thẻ học sinh chứ còn thẻ gì." Lái xe đáp.
Thẻ học sinh và bảng tên của trường trung học trực thuộc là một, vừa chứa thông tin của học sinh vừa chứa cả tiền, rất quan trọng đối với học sinh nội trú, cơm nước tắm rửa phải dựa hết vào nó, nhưng đối với Thịnh Vọng thì có cũng được mà không có cũng chẳng sao.
Cửa hàng tiện lợi Hân Hoan có thể dùng điện thoại, mà cậu đã lâu rồi không đến căng tin, ra khỏi cửa chẳng nhớ phải mang thẻ học sinh nữa.
"Không mang à?" Lái xe nghi ngờ hỏi.
Thịnh Vọng ngại ngùng cọ cọ mũi, đang định bảo "Hay là để cháu xuống xe nhé", chợt nghe thấy giọng nói của Giang Thiêm vang lên sau lưng: "Có mang ạ."
Hắn duỗi tay từ đằng sau ra, lướt qua Thịnh Vọng quẹt lên máy, sau đó nhét thẻ vào tay cậu.
"Cậu cầm lúc nào thế?" Thịnh Vọng kinh ngạc.
"Lúc cậu chuồn ra khỏi cửa như đi ăn cắp." Giang Thiêm tự cầm thẻ của mình chạm vào máy.
Người nào đó cứ luôn mồm kêu gào đòi ngồi xe của trường, chạy nhanh thì chẳng ai bằng, quên cầm thẻ lúc nào không hay.
"Tôi để thẻ ở đâu thế?"
"Trên nóc tủ ở huyền quan."
"Lên xe đi đừng đứng ở cửa nữa." Rõ ràng lái xe cách họ có nửa mét thôi mà cứ phải cầm loa oang oang báo cho cả xe biết: "Đằng sau còn chỗ trống!"
"Xin lỗi ạ."
Thịnh Vọng vội vã đi vào trong xe, khóe mắt thoáng thấy hai nữ sinh ngồi hàng đầu đỏ bừng mặt mũi, chẳng biết đang thì thầm cái gì.
Ngõ Bạch Mã cách trường trung học trực thuộc không xa lắm, tới trạm dừng này thì xe gần hết chỗ rồi, rất ít ghế trống và rất rải rác.
Xe bắt đầu nổ máy, Thịnh Vọng vịn lưng ghế nhìn lướt qua phía sau một lượt, rồi nói với Giang Thiêm: "Ngồi đây đi."
Cậu ngồi xuống hàng thứ 3, để lại ghế trống ở hàng thứ 2 dãy bên cạnh cho Giang Thiêm, sau đó nhét tai nghe rũ mắt lướt di động.
Dây đeo thẻ học sinh bị cậu quấn quanh ngón tay, từng vòng từng vòng một.
Nam sinh ngồi cạnh học cùng lớp với 2 nữ sinh ngồi trên, cứ bám lưng ghế nói chuyện với nhau suốt. Hình như họ học lớp Lịch sử Chính trị của Từ miệng rộng nên tin tức nhanh nhạy hơn người khác.
Thịnh Vọng nghe họ nhắc tới cuộc họp phụ huynh toàn khối.
Cậu thầm nhủ thôi xong....
Bố mẹ là vấn đề đau đầu nhất của cậu khi đi học, không phải một trong, vì cậu cứ phải giải thích với giáo viên tại sao bố mẹ mình không tới được.
Cậu nghi ngờ cái chuyện này bị ám