Nói đến cầm nghệ, Dạ Lăng Chi Nguyệt không hề lo lắng, hắn đã từng nhìn thấy một mặt chân thật của nàng ở Yên Vũ lâu đêm đó, e rằng ngay cả người Mai gia cũng không biết, đại tiểu thư nhà mình là cao thủ.
Đang nghĩ vậy, Mai Ngọc Dương đã bảo hạ nhân mang đàn đến.
Nàng nhìn đàn, nhất thời không nghĩ ra đàn khúc gì.
Lúc này Dạ Lăng Chi Nguyệt đột nhiên đứng lên đi đến cạnh nàng: “Vương phi, hay là như vậy, nàng đàn, bổn vương thổi tiêu, phu thế chúng ta hợp tấu một khúc, chúc thọ mẫu thân.
"
Hắn đang nghĩ, lỡ như Mai Ngọc Dương đàn xong quận chúa Di Đình lại nói lời châm chọc, Mai Ngọc Dương vẫn bị mất mặt.
Nếu hai người họ hợp tấu, cho quận chúa Di Đình mượn là gan lớn, bà ta cũng không dám nói một câu không tốt.
Mai Ngọc Dương dường như hiểu rõ suy nghĩ trong lòng hắn.
Không khỏi càng nhìn sâu vào Dạ Lăng Chi Nguyệt, sau đó gật đầu: “Được, phu quân cảm thấy khúc nào sẽ thích hợp?"
Vốn dĩ đầu óc Dạ Lăng Chi Nguyệt rất rõ ràng, nhưng khi nàng nói ra hai chữ “phu quân”, nhất thời hắn lại ngơ ngác, nàng, dường như trước giờ nàng chưa từng gọi mình như vậy.
"Phu quân".
Thì ra hai chữ kia được người này khẽ thốt ra, lại dễ nghe như the?
Hắn ngơ ngác mấy giây, Mai Ngọc Dương chỉ đành hỏi lại một lần: “Phu quân?"
“À, vừa rồi bổn vương thất thần.
Chúng ta đàn tấu minh nguyệt Kiều có được không?”
Minh nguyệt kiều là danh khúc An Thịnh, hoặc là nói, là bài tình ca nổi tiếng.
Kể về một nam một nữ gặp nhau thuở hàn vị, trở thành phu thê nghèo khổ.
Nam nhân là một thư sinh, muốn khảo thi lấy công danh.
Nữ nhân ở ngoài làm ăn lo cho hắn ăn học.
Hai người trải qua không ít khó khăn, cuối cùng thư sinh trúng bảng nhân, lại bị công chúa nhìn trúng bắt hắn làm phò mã.
Ai nấy đều cho rằng thư sinh sẽ yêu công chúa.
Ai ngờ thư sinh quỳ ngoài cửa cung thỉnh tội, nói là trong nhà đã có thể tử.
Từng hứa sẽ đối xử tốt với nàng cả đời, không tìm người thứ hai.
Hoàng đế cảm động hành vi của thư sinh, thả hắn về quê đón thê tử.
Nữ nhân ở cầu minh nguyệt chờ hắn, chúc mừng hắn thi đỗ.
Dạ Lăng Chi Nguyệt nghĩ đến minh nguyệt kiều không phải vì điển cố phía sau nó, mà vì khúc này mang ý chúc mừng, lại quen thuộc, thích hợp đồng tấu Cổ tình rơi vào mắt người ngoài, đề nghị của Dạ Lăng Chi Nguyệt tựa như đang