Khôi Kình cất bức di thư vào ngực, gương mặt gã lộ vẻ hiền hòa và rạng rỡ như vừa hoá giải một nan đề cuộc sống.
“Nào là gia đình, nào là trường học, hết thảy cũng chỉ là chính con người thay đổi thôi.” Gã thầm thì trong không gian khoáng đãng ở phòng thí nghiệm, cứ như Diễn Thần có thể nghe thấy vậy.
“Nhưng… cậu đã tạo cảm hứng cho ta rồi đấy.”
“Trước đây ta cho rằng, một học sinh sẽ tự tử bởi lún sâu trong cái xa hoa của sự hèn yếu, từ một lời chỉ trích mà ra tay giết người, từ một món nợ cũng dẫn đến án mạng.
Ranh giới của sống còn cứ thế bị nâng cao, chỉ khi đạt đến ranh giới ấy thì chúng mới sống, bằng không sẽ chết.
Nếu phước lành không đủ để thoả mãn khát vọng tồn tại của chúng, thế chỉ đành nương vào sự nguyền rủa để cứu rỗi bậc thiên tài.”
“Ta tin rằng những đứa trẻ thiếu giáo dục cũng như cậu vậy, chúng đều là những bậc thiên tài.
Thế nên ta vẫn luôn không để gia đình và trường lớp tha hoá và xóa bỏ tiềm lực của chúng.” Gương mặt Khôi Kình loé lên nụ cười mừng rỡ: “Sự nguyền rủa ta ban cậu còn chưa đủ sao?”
“Cái chết của cậu đã mở rộng tầm mắt của ta rồi đấy.”
“Khoa học kỹ thuật sao có thể bất phân thiện ác? Hết thảy nhân loại phải im mình trước công nghệ, vừa bị luộc đến chín nhừ — vừa bị nô dịch bởi tư bản, nơi chúng phải nộp tiền để được tiêu thụ những lẽ hiển nhiên như không khí và nước sạch mà vẫn luôn buông lời ngợi ca khoa học kỹ thuật.
Con người có thể trở thành kẻ câm khi không gõ chữ, cũng có thể trở thành một con heo nằm ì trên giường thưởng cơm; con người có thể đắm chìm trong áp lực công việc, và cũng có thể trở thành nô lệ ham mê làm việc đến đột tử ra đi.” Gã lắc đầu liên tục, trong mắt đong đầy nuối tiếc: “Tội ác bất khả kháng, tội ác bất khả kháng.”
“Cậu nói đúng, Diễn Thần à.
Áp lực không đủ để đẩy người ta đến tự sát, nguyên nhân sâu xa dẫn con người đến rối loạn chính là bao mối lo toang.
Ban đầu họ lo lắng vì cơm no áo ấm, ấm no rồi lại chuyển sang phát minh máy móc hòng thúc đẩy sự biếng nhác.
Để rồi những người vốn được cơm no áo ấm kia phải quay sang tranh đấu với chính những máy móc đó và vòng về với lo lắng.
Nhìn lại mà xem, những thứ máy móc này được thiết kế nhằm mục đích lười biếng hoá nhân loại.
Nói lý thế nào cho đặng?”
“Thế là sau đó con người chỉ đành tiếp tục chạy về phía trước, chạy mỗi lúc một nhanh, mỗi lúc một nhanh.
Và rồi khi đương chạy, ta lại tạo ra thêm một loạt máy móc biếng lười khác… Chạy thật xa ngoái nhìn lại mới nhận ra bên ta chỉ còn những người máy là người máy.
Cúi xuống mới thấy hoá ra chính mình cũng là người máy — nhưng đến đấy rồi hắn còn cách nào dừng được nữa, chỉ có thể vươn mình chạy tiếp, chạy tiếp tới.
Người máy to sinh ra người máy nhỏ, mà điều khác biệt ở người máy nhỏ chính là khi hắn dừng bước soi gương, nhìn vào mới thấy hãi hùng kinh sợ đến mực dẫm đạp lên nhau mà thoát thân.” Gã nói đến xúc cảm thì chợt rít cao âm điệu: “Từ thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp, công nghệ chính là lời nguyền mà các bậc tổ tiên truyền xuống đời sau, khiến loài người vĩnh viễn không được siêu sinh.”
“Con trai.” Gã bình tĩnh lại, khôi phục phong thái trưởng giả: “Tất cả những thứ này đều như cậu vậy, chúng thoá mạ tự nhiên.”
Khôi Kình lấy một chiếc đĩa petri từ cái hộp gã cầm theo, bên trên đấy nhung nhúc những tế bào trông hệt như tế bào ung thư điên cuồng sinh sôi trong phòng thí nghiệm của Lý Vi, nhưng có hơi khác một chút.
“Thế nên ta si mê ung thư, bởi chúng đòi lại công lý cho tự nhiên.
Dầu cho ung thư có thể được phá huỷ, nhưng căn bệnh nan y này vẫn tiếp tục sinh sôi lan tràn — ung thư chính là hình phạt mà thế giới tự nhiên ban phát hòng đòi lại tôn nghiêm bị phỉ báng nặng nề.”
“Ta già rồi, e rằng sẽ không chờ được đến ngày án phạt được ban phát.” Khôi Kình đổ đĩa petri vào một chén nước bình thường: “Có lẽ ta nên mở rộng phạm vi công tác của mình…”
Nửa chén tế bào ấy như bùng nổ sinh trưởng chỉ trong vỏn vẹn vài giây, chớp mắt thôi đã tràn hơn nửa chén.
Các tế bào trong chén vẫn không ngừng hút nước, chắt lấy đến những giọt dinh dưỡng cuối cùng.
Mà chén nước này còn không có bất cứ phương thức bảo vệ nào, không tiệt trùng cũng không bảo quản trong môi trường nhiệt độ ổn định.
Chúng không hề yếu ớt hoại tử như những tế bào bị tác động bởi nhiệt độ cơ thể Vương Giác trước kia.
“Uống đi, uống vào đi.” Khôi Kình nhìn số tế bào kia với ánh mắt yêu thương: “Hãy uống đi để các người không cần phải uống nước khử Clo nữa.”
Gã lau khô hai