“Điều kiện gì?”
“Cậu đang nói gì vậy?” Khôi Kình nở nụ cười cực kỳ hoà nhã và giơ tay ra hiệu: “Ngồi đi, cậu bé.”
“Mắc ói quá.
Tôi hỏi điều kiện thả anh ấy là gì.”
“Cậu bé sao xù hết cả gai thế kia.
‘Thả anh ấy’ là thế nào? Ta và cậu ta là đứng cùng chiến tuyến.”
“Nơi đây chính là nhà cậu ta, cậu còn bảo cậu ta đi đâu?” Khôi Kình nhìn y với ánh mắt gian trá: “Này, không cần phải thù hằn như vậy, ta chỉ muốn tâm sự với cậu thôi mà.”
“Được thôi.” Vương Giác trừng mắt: “Tôi cũng muốn tâm sự với ông đây.”
“Ta hiểu rõ nhất những đứa trẻ ta tự tay nuôi lớn.” Khôi Kình than thở: “Ta cũng đau lòng thay cho cậu, cớ gì cậu phải lo lắng an nguy của một kẻ lợi dụng mình như vậy? Những người đã phản bội cậu còn chưa đủ nhiều sao?”
À tới nữa rồi đây.
“Ừm.” Vương Giác trơ mặt trả lời: “Thì có sao, tôi cam lòng.”
“Lại mạnh miệng rồi.” Khôi Kình bày vẻ thấu hiểu sự đời: “Nếu cậu không chịu mở lòng, thế hôm nay ta kể với cậu về sự nghiệp của mình trước vậy.”
“Được thôi.” Vương Giác mỉm cười: “Tâm sự sự nghiệp của ông đi.”
Tốt thôi, để mị lực của sinh viên khối xã hội cứu rỗi tam quan méo mó của ông nè.
“Ta biết cậu hận ta, trách ta vì sự vụ của cha mẹ cậu.” Khôi Kình thong thả nói: “Nhưng cậu nên có tầm nhìn xa một chút, ta làm thế đều là vì cậu cả — những đứa trẻ như cậu chưa bị ô uế, nếu để muộn hơn sẽ lâm vào nguy cơ bị xã hội đầu độc, lúc đó không còn kịp nữa rồi.”
Nhắc đến cha mẹ, y vừa định chửi kệ chó ông thì nhớ tới lẽ lịch thiệp của sinh viên khối xã hội, bèn miễn cưỡng vặn cơn tức thành nụ cười: “Thế nên ông xuống tay với họ sao? Dù có ích kỷ đi nữa nhưng nếu ông đủ thông minh thì cũng nên suy xét lợi ích của người khác.”
“Ông có biết đó gọi là gì không? ‘Hạ độc gan não thế gian, chia ly mẫu tử thế gian, chỉ bận tâm đến cơ nghiệp của chính mình.’[1] Xin nhẹ nhàng nhắc nhở rằng từ xưa đến nay những kẻ thuộc hàng tôi vừa nhắc đều chết không chốn chôn thây.”
“Vừa nghe Tịch Miên bảo ngài chưa bao giờ cho họ tham khảo sách văn học ngoài chương trình, có cần tôi dịch lại cho ngài một chút chăng?” Vương Giác khích bác.
Khôi Kình nghe vậy mỉm cười: “Thế cậu đã từng nghe ‘Chỉ nghe kể diệt độc tài họ Trụ, chưa từng nghe kể diệt vua’[2] chưa?”
Vương Giác giật thót tim.
Hàng ngàn khẩu pháo đang chờ bắn ra thốt nhiên chết lặng.
Khôi Kình không chỉ không học lệch mà trình độ văn chương còn hơn y một cái đầu — câu này y chưa từng nghe qua.
“Câu này ý nói vấn đề của xã hội chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.” Khôi Kình chẳng hề ngao ngán trò khiêu khích của y mà ngược lại còn khéo léo xuôi dòng: “Từ xưa đến nay đều thế, bao cuộc cách mạng đều là những phút bạo lực đột phát, nhưng đánh đổi được một xã hội trong sạch hơn.
Thế thì sao có thể gọi là ích kỷ?”
“Ta nhẫn nhục thực hiện công tác lao công xã hội như thế này đây, mà cậu xem, ta đã bao giờ khát cầu đòi hỏi tiền tài quyền lực chi đâu.
Ta nào phải không màng lợi ích của người khác, thứ ta quan tâm bậc nhất chính là lợi ích tối hậu, cho xã hội này, cho thế giới này.”
“Cậu muốn nói gì cũng được, nhưng không thể nói ta ích kỷ.”
“Nếu ta là kẻ ích kỷ, ta đã không đích thân tiễn đưa cha mẹ lên thiên đường.”
Hô hấp Vương Giác đình trệ.
Y vẫn luôn cho rằng nguyên nhân dẫn đến nhân cách chống đối xã hội của Khôi Kình là do trong quá khứ có kẻ đã khiến gã trở thành cô nhi, nào có ngờ đâu tay đao phủ đó thế nhưng lại là chính gã cơ chứ.
Điên rồi.
Quả thật là điên rồi.
Vương Giác ớn lạnh sống lưng bèn thử hỏi dò: “Xã hội mà ông hướng tới là gì?”
“Cậu đã hôn mê tám năm.” Khôi Kình không trả lời mà hỏi ngược lại y: “Cậu cảm thấy sự thay đổi nào là lớn nhất trên thế giới?”
Vương Giác thế mà đắn đo suy nghĩ câu hỏi của gã —
Y cảm thấy thứ thay đổi nhiều nhất chính là công nghệ, hoặc có lẽ chính là con người.
Số đông duy nhất mà y tiếp xúc tới chính là trên chiếc xe buýt sau khi trốn thoát khỏi nhà Lý Vi.
Trong chiếc xe buýt cỏn con ấy lại như cả một bầu trời thu nhỏ.
Người trong xe chia làm hai loại, một loại gằm đầu chơi điện thoại di động nên không thấy rõ cảm xúc; một loại buồn ngủ, mệt mỏi đến kiệt quệ.
Truyện Quan Trường
Điểm giống nhau là họ đều trông có phần tiều tuỵ.
Thấy y không trả lời, Khôi Kình nhẹ nhàng nói: “Ta đoán cậu cũng cảm thấy chính là khoa học kỹ thuật phải không? Khoa học kỹ thuật buộc người ta chạy thật nhanh, nhanh đến mức không dừng lại được.”
“Đúng thế?” Vương Giác hất cằm, cất giọng mỉa mai: “Không phải ngài chính là người đi đầu thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến sao? Kỹ thuật mà lính ông nắm giữ thôi cũng đã chao đảo các học giả danh tiếng trong nước rồi.”
“Cậu biết cũng khá đấy.” Từ chỗ ngồi, Khôi Kình liếc qua ống quay camera rồi vui vẻ nói: “Nhưng cậu đã bao giờ nghĩ tới, chỉ khi vượt trội hơn khoa học kỹ thuật thì mới có năng lực hủy diệt nó hay không.”
“Ta đã tự ngăn cản mọi ham muốn khả dĩ và tất thảy biếng lười, là vì ta yêu thế giới này sâu sắc.”
“Ta thậm chí không tiếc hủy diệt nó để tái thiết nó.”
Nghe đến đây Vương Giác sởn hết cả tóc gáy: “Ông muốn… phá huỷ thế giới?”
Mẹ kiếp, trong toà nhà này không chứa vũ khí hạt nhân đó chứ.
“Cậu không cho rằng ung thư là báu vật trời ban đấy sao? Nó khinh khi mọi quyền uy, mọi khác biệt về sắc tộc và địa lý, nó không phân thiện ác đúng sai mà đơn thuần giáng hình phạt xuống nhân loại, là chân chính giáng hình phạt xuống toàn thể nhân loại.” Khôi Kình mơi từng bước một: “Câu này ắt cậu biết, ‘Thiên địa bất nhân, coi vạn vật như chó rơm.’”[3]
“Đây mới đích xác là quy luật tự nhiên.”
“Các ngươi phá hủy quy luật tự nhiên, cố nhiên phải đày xuống địa ngục.”
Việc gã nhắc lời Lão Tử và Mạnh Tử xui tâm thức y cảm thấy đó là mười tám tầng địa ngục Phật giáo, sau mới nhận ra địa ngục nhắc đến ở đây bắt nguồn từ “Thần Khúc” của Dante.
Tên của Lý Vi và Tịch Miên cũng đến từ Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh —
Có lẽ Khôi Kình không phải bởi ngu dốt mà trả thù xã hội.
Có lẽ thật ra gã đã đọc nhiều sách đến mức đạt đến một thứ cảnh giới — mức độ khiến gã xem mạng người như cỏ rác, khinh khi hết thảy luân thường thế gian.
Vương Giác sởn tóc gáy nhưng vẫn mạnh miệng: “Được đấy, vừa vặn tôi là người theo chủ nghĩa khoái lạc (Epicureanism)[4].”
Người theo chủ nghĩa khoái lạc tin rằng linh hồn không tồn tại sau khi chết, nên họ phải tận hưởng thực tại.
Y thốt ra những lời này hòng đè nén chủ nghĩa khổ hạnh[5] của bản thân, mà quan trọng hơn là Epicurus không tin vào đạo Cơ Đốc và đã bị Dante ném xuống tầng thứ sáu địa ngục.
Khôi Kình cũng chẳng để bụng kiểu võ mồm vô thực này mà chỉ cười nhạt: “Thế thì sớm thôi cậu sẽ đổi ý đấy.”
Gã cũng không giải thích gì thêm, mở máy vi tính ra và bấm mở video trong một thư mục.
“Để ta cho cậu xem tư tưởng của Lý Vi là loại tư tưởng gì? Từ bé cậu ta đã rất chú tâm tiếp nhận lời dạy bảo ân cần của ta rồi.”
Vương Giác bất giác có một dự cảm xấu nhưng không thể dời mắt.
Hiện lên trong