Một đêm ngủ ngon không mộng mị, có lẽ về quê là một quyết định đúng đắn.
Cảm giác gần gũi thân quen ở nơi đây đã xoa dịu đi những nỗi đau hoặc cũng có thể là do Lý Giai Kỳ đã dần trở nên chai sạn.
Lý Giai Kỳ dậy sớm hơn mọi người sau đó vào bếp chuẩn bị bữa sáng cho mọi người.
Doãn Thanh Linh là giáo viên dạy cấp hai ở trong thị trấn cho nên buổi sáng đều phải dậy sớm để kịp giờ lên lớp.
Hôm nay có Lý Giai Kỳ giúp làm bữa sáng nên bà tranh thủ cho gà vịt ăn.
Tuy bình thường trong nhà chỉ có hai mẹ con mà Phùng Chính thỉnh thoảng mới về nhà nhưng bà vẫn nuôi rất nhiều gà và vịt thậm chí còn có năm con ngỗng và hai con lợn.
Doãn Thanh Linh ăn xong bữa sáng, chuẩn bị đạp chiếc xe đạp cũ đến trường thì mọi người còn lại mới dậy.
Chào hỏi xong, nhìn thấy sắp muộn giờ nên bà không nán lại lâu nữa mà đạp xe đến trường học.
Ngôi trường mà Doãn Thanh Linh đang dạy chính là ngôi trường cấp hai duy nhất ở khu vực này cũng chính là ngôi trường mà Lý Giai Kỳ và Phùng Chính từng học.
Trẻ em bảy thôn quanh chỗ họ đều học ở đây, bọn trẻ học nội trú ở trường nên chỉ cuối tuần mới trở về nhà.
Lúc Lý Giai Kỳ và Phùng Chính còn đi học chính là sáng thứ hai đầu tuần dậy sớm đi bộ đến trường rồi cuối tuần đi bộ về nhà bởi vì lúc đó Doãn Thanh Linh cũng là ở nội trú trong trường và đều là đi bộ chứ chưa có xe đạp.
Xe đạp này là lúc Lý Giai Kỳ học lớp 11 đoạt giải nhất cuộc thi võ thuật của tỉnh có được nên tặng cho bà.
Ăn xong bữa sáng, dọn dẹp xong xuôi, Lý Giai Kỳ thay ra một bộ đồ thoải mái sau đó xuống nhà kho cầm lên một chiếc gùi lớn đeo sau lưng và một chiếc nhỏ hơn để bên trong.
Cầm một con dao rựa, đội thêm chiếc mũ bằng lan tre, đi thêm một đôi ủng cao su vậy là đã đủ trang bị để vào rừng.
Chị đây là muốn đi đâu? Phùng Chính đang chơi với bọn nhỏ chạy đến hỏi.
Chị vào rừng hái chút nấm sau đó đào một ít măng ngọt về làm gà nấu măng.
Sáu bánh bao nhỏ nghe thấy mẹ nói đi vào rừng thì hào hứng quây quanh mẹ.
Mẹ ơi! Con cũng muốn đi.
Gia Khang ôm lấy chân mẹ đòi đi.
Cô bé Gia Hân cũng nắm lấy tay của mẹ lắc lắc: Con cũng muốn đi hái nấm.
Sáu cặp mắt long lanh nhìn mẹ đầy mong chờ.
Trời mới mưa xong nên đường đi rất trơn, các con ở nhà chơi với cậu A Chính, ngoan ngoãn nghe lời bà cố và bà Vi.
Mẹ rất nhanh sẽ trở về.
Vậy em ở nhà làm thịt gà, chị đi mau về mau.
Lý Giai Kỳ gật đầu chuẩn bị rời đi thì thấy bà Phương từ trong nhà đi ra, bà đứng bám vào cây cột trước hiên nhà dặn dò.
Đường trơn con nhớ đi cẩn thận.
Được ít hay không có thì cũng phải về trước bữa trưa đấy, đừng để mọi người lo lắng.
Lý Giai Kỳ nhìn bà ngoại rồi cười tươi, cô vẫy vẫy tay.
Con biết rôi.
Bà ở nhà trông chừng bọn trẻ giúp con.
Rảnh thì bà sang thăm mọi người trong thôn cũng được ạ.
Như một con sóc, Lý Giai Kỳ thoăn thoắt bước đi chẳng mấy chốc đã vào trong rừng.
Trời mới mưa xong nên đất còn ẩm, Lý Giai Kỳ đi sâu vào trong rừng hái nấm trước.
Gạt từng đám lá mục ẩm ướt phía trên ra liền thấy những cây nấm đủ loại, to nhỏ khác nhau.
Lý Giai Kỳ chỉ hái những cây lớn để lại những cây nhỏ để chúng lớn tiếp.
Hái khoảng một giờ đồng hồ thì chiếc giỏ nhỏ bằng tre đã đầy ắp các loại nấm.
Thấy vẫn còn nhiều, Lý Giai Kỳ lấy một chiếc lá to để đựng thêm, cô muốn hái nhiều một chút để tặng cho hàng xóm nữa.
Loanh quanh một hồi, đôi ủng cao su đều đã dính đầy bùn đất, Lý Giai Kỳ dừng lại gói cẩn thận nấm trong chiếc lá.
Còn không chịu ra? Cô lạnh lùng nói ra một câu hết sức khó hiểu.
Từ một gốc cây cổ thụ cách chỗ Lý Giai Kỳ khoảng hơn mười mét bước ra một người và đó không ai khác chính là Trầm Thiên Phong.
Trầm Thiên Phong tự cho là mình đã núp rất kỹ không ngờ vẫn bị cô phát hiện mà ngữ khí này xem ra là biết anh đi theo từ lâu rồi.
Lý Giai Kỳ! Chúng ta nói chuyện một chút.
Lý Giai Kỳ nhìn anh đầy lạnh lùng: Tôi và anh không có gì để nói cả, công việc không, riêng tư lại càng không.
Nói xong, Lý Giai Kỳ cho bọc nấm vào trong gùi phía sau lưng chuẩn bị đi ra khỏi rừng.
Người cô không muốn thấy bây giờ nhất chính là anh vậy mà còn mặt dày mày dạn theo cô đến tận đây.
Bụp!
Trầm Thiên Phong không nói gì bất ngờ ở trước mặt Lý Giai Kỳ quỳ một chân xuống.
Lý Giai Kỳ không phản ứng gì cũng chẳng hứng thú xem anh định làm cái gì.
Tôi chỉ muốn được em cho phép gặp con một lần.
Trước đây tôi không hề biết rằng mình có con càng không biết được mẹ của con tôi là em.
Lúc em mang thai và sinh con, tôi không có ở bên để làm tròn trách nhiệm của một người đàn ông, một người cha nhưng hôm nay tôi vẫn muốn mặt dày đến xin em cho tôi được gặp con.
Thái độ của anh rất thành khẩn cũng rất nhún nhường xuống nước cầu xin.
Như anh đã nói, anh không có tư cách để gặp con mà anh có dám chắc rằng đó là con anh hay không? Đó chỉ là con của một mình tôi mà thôi.
Tôi dám chắc đó là con của tôi và em, tôi đã lấy mẫu xét nghiệm ADN của em và xác nhận người đêm hôm đó cùng với tôi chính là em.
Sau này em luôn mắc chứng sợ hãi nam giới cho nên chỉ có thể là con của tôi.
Tôi nói không phải chính là không phải.
Lý Giai Kỳ tức giận quát lên rồi chạy nhanh đi, cô không muốn ở cùng anh một chút nào.
Trầm Thiên Phong cũng vội đứng lên đuổi theo, anh không giữ cô lại chất vấn hay cầu xin mà chỉ lặng lẽ đi theo cô.
Là anh không đúng trước, đầu tiên là không biết đến sự tồn tại của con trai sau đó con trai bị bắt cóc mà anh còn vì sự ích kỷ của bản thân mà bắt cô quỳ xuống cầu xin vì thế anh lấy tư cách gì mà đòi hỏi cô để mình nhận con.
Bằng vào quyền thế của anh thì việc tranh giành lại quyền nuôi con trai vô cùng đơn giản nhưng anh sẽ không làm thế bởi vì anh muốn có được sự đồng ý của cô.
Cái gật đầu của cô có lẽ cũng chính là nút thắt trong lòng anh, chỉ khi nhận được sự đồng ý của cô thì anh mới cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, cảm thấy tội lỗi anh gây ra cho cô bớt đi được phần nào.
Trầm Thiên Phong anh từ khi sinh ra đến giờ chưa từng quỳ gối trước ai cũng như chưa từng cầu xin ai điều gì ngay cả cha mình nhưng hôm nay anh quỳ gối trước mặt cô có thể thấy khi biết được sự thật kia thì trong lòng anh cũng chưa từng dễ chịu.
Anh hoàn toàn không muốn phá hủy thanh xuân của cô nhưng chính anh là người đã đẩy cô vào những tháng ngày tăm tối.
Nhất định anh sẽ tìm ra kẻ đứng sau chuyện này cũng như cho kẻ đó một cái kết xứng đáng.
Dọc theo đường từ bìa rừng về thôn chính là những bụi tre lớn,