20.
Trở về giường
Chu Di vén mái tóc còn hơi ẩm nước của mình ra sau vai, ngồi dậy trên giường, vuốt vuốt nếp nhăn trên đồ ngủ, quay đầu sang hỏi Đàm Yến Tây: “Anh có khát nước không?”
Cũng không chờ anh trả lời, cô vươn tay mở đèn sáng hơn một chút, để chân trần bước ra ngoài.
Ngang qua cửa sân thượng không khóa, một cơn gió lành lạnh thổi qua khiến cho mồ hôi vương trên vai và sau lưng cô bay mất, mang theo một chút hơi lạnh.
Trong căn hộ có một chiếc tủ lạnh màu xanh bạc hà mang hơi hướng retro, cạnh tủ được bo tròn.
Chu Di mở tủ ra, bóng đèn bên trong phát sáng, từ trong lặng lẽ phả ra hơi lạnh, cô lấy một chai nước khoáng Evian, mở nắp ra uống một hớp rồi trở về phòng ngủ.
Nương theo ánh đèn vàng trong suốt, Chu Di nhìn Đàm Yến Tây, không hiểu vì sao vẻ mặt anh lại hơi buồn bực chán chường, phải chăng anh đang nhớ lại kỷ niệm từ thuở xa xăm.
Chu Di ngồi xuống bên mép giường, đưa chai nước cho Đàm Yến Tây.
Anh hơi nhổm dậy, nhận lấy chai nước ngửa đầu uống, Chu Di quan sát yết hầu của anh, ngay lúc anh vừa đưa trả lại chai nước, cô đột nhiên xích lại gần.
Đàm Yến Tây hơi khựng lại một chút, nghiêng đầu sang phải định hôn cô, nhưng cô lại lùi lại, Sau đó đột nhiên cúi đầu xuống hôn lên yết hầu của anh.
Một tiếng kêu nghèn nghẹn vang lên.
Hơi thở hòa quyện vào nhau ướt át, trong không khí thoang thoảng vị mằn mặn của mồ hôi.
Đàm Yến Tây không chần chừ chụp lấy chai nước đặt lên trên đầu tủ cạnh giường, rồi túm lấy cánh tay của Chu Di, kéo cô nằm ngã xuống, đè cô trở lại trên giường.
21.
Dạy ngoại ngữ.
Đàm Yến Tây đề xuất nếu đã tới đây rồi, không bằng nhân cơ hội này đi đến nước Đức, xem qua cái cây mà cô mua cho anh một chút.
Nước Đức cũng thuộc khối Schengen(*), đi qua đi lại cũng không có gì khó khăn.
(*) Khối Schengen là một khu vực gồm 26 quốc qua ở châu Âu đã chính thức bãi bỏ hộ chiếu và tất cả các loại kiểm soát khác ở biên giới.
Bọn họ có thuê một chiếc xe mui trần ở Paris, tự mình lái đi, lâu đài cổ nằm ở phía tây nam nước Đức, đến thành phố Stuttgart còn phải lái xe thêm một giờ nữa.
Toàn bộ chuyến đi tổng cộng 700 cây số, hơn 6 tiếng lái xe, hai người thay phiên nhau lái.
Trên đường đi, Chu Di kể chuyện cho Đàm Yến Tây, lúc cô học trung học có đọc tập tản văn “Miền Nam nước Đức ngày cuối thu” của Tiêu Càn, cô rất thích văn phong bình dị chân thật của ông, bây giờ thậm chí cô còn có thể nhớ được một vài câu trong bài “Chơi vơi trên sông Rhine”: “Hôm nay là một ngày chủ nhật mưa bay bay.
Sáng sớm, tôi đang đi bộ trên con đường rải đầy sỏi ướt đẫm thì nghe được tiếng đàn tràn ngập bi thương hào hùng, thì ra là bên trong nhà thờ tháp chuông nghiêng kia có một đứa trẻ đang ngồi trên băng ghế luyện đàn…”
Lúc đó cô và Cố Phỉ Phỉ đang du học ở Paris, nghèo khổ tới mức thuê phòng ở cũng khó khăn, nhưng mà cô vẫn ráng tiết kiệm được một chút tiền, đi tàu hoả tới Cologne chỉ để ngắm sông Rhine một lần.
Đàm Yến Tây cười nói: “Vậy mà cũng dám đi.
Em không lo lắng việc không rành ngôn ngữ à?”
“Em biết lờ mờ biết được mấy câu tiếng Đức hay dùng hằng ngày nhờ bạn bè chỉ dạy, không thì dịch qua tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, nói chung là vẫn có thể giao tiếp được.”
Chu Di liếc anh một cái, “Lúc đó bọn du học sinh chúng em cơ bản là như nhau, chẳng có kỹ năng có ý nghĩa thực tiễn nào cả.”
Đàm Yến Tây cũng nhìn cô, “...!Nói em yêu anh bằng 8 loại ngôn ngữ?”
Chu Di trố mắt, “Làm sao mà anh…”
Đàm Yến Tây hơi ngừng một chút rồi đáp: “Anh nói thật em đừng giận.”
“Những lời anh đang nói đã làm em giận rồi đấy.”
“Vậy anh không nói nữa.”
“Nói.”
Đàm Yến Tây không còn cách nào khác đành phải lên tiếng: “...!Có người đã nói cho anh rồi.”
Cái tính đùa bỡn này.
Chu Di khoanh tay lại, quay mặt đi chỗ khác, bày dáng vẻ “Đừng hòng em nói chuyện với anh nữa.”
Đàm Yến Tây cười nói: “Anh đã bảo là em sẽ giận mà, là em bắt anh nói.”
Chu Di không thèm để ý tới anh.
Đàm Yến Tây quay qua nhìn cô, “Vậy nói cho anh nghe, em nói 8 thứ tiếng nào?”
Chu Di vẫn phớt lờ anh.
“Để anh đoán nhé.
Tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha?”
Đều đúng hết.
Nhưng mà Chu Di vẫn không thèm trả lời.
Đàm Yến Tây còn nói: ”Nếu không thì thế này, cô giáo Chu, xin em dạy anh một chút, quay lại đây, anh để cho em trổ tài?”
Chu Di cuối cùng không thể kìm được khóe môi cứ kéo ra, nói: “Ai thèm chứ.”
“Em nhìn đi, chúng ta lái xe còn một quãng đường dài như vậy, dù sao thì cô giáo Chu cũng đang nhàn rỗi.
Anh đảm bảo rằng lúc tới nơi, anh sẽ học được hết.”
Chu Di quay đầu lại, liếc anh, “Em trái lại muốn anh chỉ bảo một chút, làm sao mà anh có nhiều cách dỗ dành một cô gái vui vẻ đến như vậy?”
Đàm Yến Tây cười, “Cái này thì cô giáo Chu đành phải tự học thôi.”
“Anh nghĩ rằng em sẽ tin anh à.”
“Anh không lừa em thật mà.”
“Xì.”
Đàm Yến Tây giơ tay ra, chạm chạm vào mu bàn tay cô, “Đến đi, bắt đầu học.
Trước tiên cô giáo Chu dạy anh tiếng Pháp nói như thế nào?”
“Je t’aime.”
“Anh cũng yêu em.”
… Ơ?
-
22.
Cây sồi của anh
Buổi chiều, hai người vừa tới Stuttgart, đi thẳng về phía trước chính là một vùng quê phong cảnh xinh đẹp, cảnh tượng giống như trong những bức tranh sơn dầu hay như trong phim, những bãi cỏ ven đường nối dài thăm thẳm, phong cảnh thoáng đãng hoang sơ, xa xa phía chân trời thấp thoáng hai bóng cây.
Dần dần, từ đằng xa có thể nhìn thấy ở cuối đường là lâu đài bằng đá màu xám tro, lầu chuông cao chót vót chỉ thẳng lên trên trời.
Tới gần toà lâu đài mới thấy thật ra nó cũng không rộng lớn lắm.
Cửa trang viên rộng mở, lác đác vài vị khách du lịch đang thăm thú ở bên trong.
Chu Di chỉ cho Đàm Yến Tây lái xe tới phía sau toà lâu đài rồi mới dừng lại, hai người bước xuống xe đi vòng về phía cửa trước.
Lúc bước vào, bước chân của Đàm Yến Tây dừng lại một chút, bỗng chốc anh nhìn thấy ở một góc hướng tây nam của trang viên, một thân cây cao lớn đứng cô độc nhưng xanh tốt.
Không cần phải nói nhiều, cái cây kia chính là cây sồi của anh.
Chu Di cầm lấy tay anh, kéo anh đi tới.
Dưới tán cây có ba vị du khách đang trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, một người da trắng, hai người còn lại có khuôn mặt Á đông, nhìn giống như là một đôi vợ chồng, nghe khẩu âm tiếng Anh đoán chừng là người châu Á, hơn nữa còn là người Nhật Bản.
Người da trắng kia có thể là hướng dẫn viên du lịch của họ, đang giới thiệu cái cây này, giải thích ý nghĩa của chữ viết trên thân cây: Mối quan hệ giữa chúng ta không phải là con chim và chiếc lồng, mà là như bầu trời và cây cao, kiên định cũng tràn đầy tự do.
Đàm Yến Tây nhíu mày, đang chuẩn bị quay sang Chu Di phàn nàn, giá trị nghệ thuật trong bản dịch này thật sự không đúng.
Người da trắng này phiên dịch xong, sau đó còn giải thích một cách cực kì khoa trương: Cái cây này vốn được chủ nhân cũ của toà lâu đài này, bá tước và vợ của ông cùng nhau trồng, giờ đây đã được một vị phu nhân mua lại, để kỷ niệm việc bà đã từng tự do như bầu trời kia cùng với người chồng quá cố “Mr.
Tan”.
Đàm Yến Tây: “...”
Chu Di nhịn cười muốn đỏ cả mặt.
Trong chuyến đi này, Chu Di có mang theo máy ảnh, cô bước tới đưa máy cho người đàn ông Nhật Bản là người duy nhất đeo trên cổ một chiếc máy ảnh trong ba người, nhờ ông ấy chụp giúp một tấm hình chung.
Đàm Yến Tây là người không thích chụp hình, lúc này cũng không hề khó chịu mà hợp tác.
Anh đi tới dưới tán cây, một tay đút túi quần, một cánh tay khác khoác lên vai Chu Di.
Người Nhật Bản kia chụp xong, Chu Di lập tức đi tới xem