Chuyển ngữ: AnhTuc712.
Nơi người chơi ở là nhà của vợ chồng người lái đò, hai vợ chồng cải tạo nhà mình thành nơi kinh doanh, không rõ vì nguyên nhân gì hai người không thuê thêm người khác, chuyện đãi khách đều tự họ làm.
Giờ cơm tối, rốt cuộc người chơi cũng thấy được vợ người lái đò.
Trong hiện thực, chuyện dọn cơm đều do người nhỏ tuổi hơn làm, các bác các cụ chỉ cần ngồi trên mâm. Nhưng trong màn chơi này, lúc người chơi đi qua đi lại muốn xuống bếp thì bị từ chối. Hình như gã không vui lắm nếu có người tiếp xúc với vợ mình. Thua keo này bày keo khác, lúc bưng đồ ăn lên là thời cơ quan sát người vợ này tốt nhất, địa thế đắc lợi nằm ở đầu, nhưng không ai dám đoạt chỗ với Trần Miên và Giang Vấn Nguyên, họ chỉ có thể an phận ngồi xuống vị trí của mình.
Vợ người lái đò để tóc rất dài, dùng khăn thêu hoa mai truyền thống của Trang Hương búi lại. Người vợ mặc trang phục truyền thống của Trang Hương, chân đi giày thêu, dáng người đẫy đà tha thướt, mang vẻ đẹp dịu dàng của con gái miền sông nước. Nhưng lúc mang đồ ăn lên người vợ luôn cúi đầu, không nói câu nào với người chơi, xong việc rồi lại im lặng cầm khay đi xuống.
Lúc đồ ăn được mang đến, Giang Vấn Nguyên cách rất gần nên thấy được không ít thứ.
Tóc được vấn trong khăn trùm của người vợ đen bạc lẫn lộn, khóe mắt hằn nếp nhăn, nhưng chưa phải nghiêm trọng nhất. Đôi tay người vợ vì ngâm lâu ngày trong nước đã chuyển thành màu xám trắng rất mất tự nhiên, bên trên còn vài vết thương, vì liên tục gần nước mà không sao lành lại. Chuyện bé xé ra to, chị ta và gã chèo đò thoạt nhìn không giống vợ chồng, họ giống mẹ và con trai hơn.
Gã chèo thuyền không phát hiện ánh mắt khó hiểu của Giang Vấn Nguyên, chỉ nhanh nhẹn giới thiệu tay nghề vợ mình với người chơi. Món chính là cơm và bánh bao nhỏ, món mặn có vịt muối, thịt kho ngũ vị hương, của xào lăn và cá chưng hấp các loại. Đồ chay cũng rất phong phú, đặc sắc nhất có củ sen nhồi gạo nếp hầm mật và cải khô ngâm chua. Vừa nghe giới thiệu món ăn sống động vừa nhấm nháp đồ ngon là hưởng thụ không gì bằng.
Có một người chơi béo lùn ham ăn dùng đũa gõ lên bát canh giữa bàn ăn, "Chủ nhà à, canh này anh vẫn chưa giới thiệu với chúng tôi. Nói nhanh đi, đây là gì vậy."
Gã chèo thuyền cười ha ha, "Đừng gấp, tôi giới thiệu cho cậu ngay. Đây là canh gà hầm rùa đen, do vợ tôi dùng rùa đen, gà ta*, nấm hương, táo đỏ, tôm bóc vỏ, mực, cẩn thận chế biến suốt ba tiếng đồng hồ, hương vị tươi ngon, vô cùng bổ dưỡng. Lại nói loại rùa đen này, nó chính là món ngon của Trang Hương chúng tôi. Hồ Dương Trừng có cua lớn, hồ Ô Thang có rùa đen. Điều kiện tự nhiên hồ Ô Thang rất thích hợp cho rùa đen sinh sống, sông ở Trang Hương đều có thể vớt được chúng. Rùa đen là món ăn thường nhật trên bàn cơm chúng tôi, Trang Hương cũng có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến chúng. Tóm lại, rùa đen là biểu tượng, mai rùa là to-tem** của Trang Hương. Có vài chuyện du khách phải chú ý một chút, không nên xúc phạm rùa đen, có chửi tục cũng nên tránh dùng "đồ rùa đen rụt cổ"."
*AT: Nguyên văn là 土鸡- – Gà đất – Gà bản địa, giống với mình hay gọi "gà ta" và "gà công nghiệp" vậy á.
**Vật tổ hay tô-tem là vật thể, ý niệm hay biểu tượng linh thiêng có ý nghĩa đối với một cộng đồng người nhất định.
Gã lái dò nói xong cụm "đồ rùa đen rụt cổ" bốc một nhúm cơm bỏ vào miệng, nhai vài cái rồi nhổ ra, hướng bến đò khấn ba cái, rửa sạch miệng mình.
Sau khi gã chèo đò làm xong hành động đầy nghi thức, không khí trên bàn ăn bỗng nặng nề hơn lúc nãy.
Giang Vấn Nguyên múc cho mình và Trần Miên hai chén canh gà hầm rùa đen, hỏi người chèo đò: "Chủ nhà, anh có thể kể cho chúng tôi vài chuyện xưa về rùa đen không?"
Gã chèo đò uống vài ly rượu nhỏ xua tan vận rủi, nói một cách tâm đắc: "Vậy kể chuyện tôi và vợ tôi đi."
Người chèo đò tên Vi Phong Đăng, vợ gã tên Đổng Tiểu Uyển, hai nhà kết thông gia từ bé.
Đoạn duyên này phải kể từ đời ông nội gã. Trang Hương lắm nước nhiều sông, đất đai rất quý, lúc đó nhà họ Vi và nhà họ Đổng đều không có ruộng, cuộc sống không dư dả gì. Hai nhiều đều nghĩ một chuyện làm giàu là nuôi rùa đen, bán đến nơi khác kiếm tiền. Người Trang Hương gặp rùa như cơm bữa, rất hiểu biết tập tính của chúng, sau vài lần thử, nhà họ Vi và nhà họ Đổng thành công xây hồ nuôi.
Hạ tuần tháng tư rùa đen bắt đầu giao phối, tháng năm đến tháng tám là kỳ đẻ trứng, mỗi năm để trứng từ ba đến bốn lần. Trong tự nhiên, từ 50-80 ngày trứng rùa sẽ thành rùa con, sau khi lột xác có thể vào nước, chuyện chăm nom cũng bớt nhọc hơn.
Trong niềm rạo rực đợi chờ ngày rùa con lớn, cả hai nhà phát hiện một vấn đề.
Chín phần mười nhóm rùa đầu tiên nhà họ Vi ấp được đều là con đực; còn chín phần mười số rùa con nhà họ Đổng lại là con cái. Đổng gia còn khá, con cái nhiều, đời rùa sau có thể bảo đảm, nhưng rùa casi bị dư không được giao phối chỉ coi như lãng phí. So với nhà họ Đổng, nhà họ Vi thê thảm hơn nhiều, rùa cái cực kỳ thiếu, không thể đảm bảo mẻ rùa đợt sau.
Hai nhiều đều nuôi rùa, lúc uống rượu, họ bàn tính tôi nhiều đực anh thiếu cái, tôi nhiều cái anh thiếu đực, vừa hay có thể đổi với nhau, còn tránh được giao phối cận huyết, chuyện này rất tốt.
Vì vậy nhà họ Đổng và nhà họ Vi thành quan hệ hợp tác. Lúc ấy hai nhà rất thân, vì nuôi rùa kết bạn thân thiết, nghĩ rằng là duyên trời định nên đã nhất quyết hai nhà phải làm thông gia. Chỉ tiếc hai nhà đều sinh con trai, nguyện vọng này đành gác lại. Con cái kết duyên không thành, không phải vẫn còn cháu chắt sao! Vì vậy hẹn ước hoãn lại cho đời cháu.
Đoạn làm giàu ở giữa không cần lắm lời, Vi Phong Đăng kết lại: "Thật sự đến đời chúng tôi, khi khoa học dần phát triển, chúng tôi mới hiểu được chuyện rùa nhà họ Vi chín đực một cái, họ Đổng lại chín cái một đực là có căn cứ khoa học. Giới tính rùa con có liên quan đến độ ấm nước. Độ ấm 25 độ C sẽ ấp được rùa đựa, từ 28 độ C trở lên sẽ được rùa cái. Hồ nuôi của nhà họ Vi tĩnh lặng râm mát, Đổng gia lại nằm ngoài trời nên mới có kết quả như vậy. Chuyện xưa rùa đen này thú vị đúng không?"
Giang Vấn Nguyên im lặng nhìn Vi Phong Đăng, gã kể chuyện này, rồi phổ cập kiến thức cho họ, gã chỉ đang kể một câu chuyện cũ hay dùng khoa học phản bác lại mối duyên lớp trước nhận định là trời cho?
Sau khi Cam Điềm Điềm thấy Giang Vấn Nguyên khoong chớp mắt dùng hết hai mươi con rối thì hoàn toàn cho phép mình bỏ cuộc, bất kể cô giả làm đà điểu kiểu gì, chỉ cần Giang Vấn Nguyên muốn cô chết thì đó chỉ là chuyện của một giây thôi. Đoàn người đều ngầm chấp nhận việc hỏi chuyện Vi Phong Đăng là của Giang Vấn Nguyên, nhưng Cam Điềm Điềm không như vậy, cô chen ngang hỏi gã: "Chủ nhà, tôi rất có hứng thú với rùa đen, chú có thể mang chúng tôi đến xem hồ nuôi rùa không?"
Vi Phong Đăng lắc đầu, "Sau này hai nhà chúng tôi lại gặp ít chuyện, bây giờ đã không nuôi nữa rồi, đổi nghề làm về du lịch và nhà trọ cho khách. Hai ao nuôi đã bán cho người khác nuôi cá, không tiện dẫn người khác đến đó."
Nhà họ Vi và nhà họ Đổng đã xảy ra chuyện gì thì Vi Phong Đăng không nói.
Sau bữa cơm tối, Giang Vấn Nguyên yêu