Tháng chạp trong kinh thành náo nhiệt hơn bình thường rất nhiều, đại để là vì mới sang năm, bá tánh trong thành thường xuyên ra cửa viếng thăm bạn bè thân thuộc. Mỗi khi Cố Vân Hi ngồi trên Vọng Dương lâu sẽ bất giác mà nhìn về phía cầu hoa đăng tiết Nguyệt Tịch. Đáng tiếc ban ngày nơi đó không nhiều tiểu thương, đa số hoa đăng lại bị hủy đi, cảnh sắc không còn mỹ lệ như đêm Nguyệt Tịch nữa, trái lại quạnh quẽ hơn nhiều.
Hồng Oánh vội vàng tiến đến, thật cẩn thận lấy một cây trâm bạc từ mép áo ở ngực ra đưa cho Cố Vân Hi.
"Tiểu thư, biểu tiểu thư gởi tin." Hồng Oánh thấp giọng nói, sau đó đề cao âm lượng, "Tiểu thư, ta mua được cây trâm ngài thích rồi, giá thật tiện nghi."
Vệ Nhị vừa từ ngoài cửa tiến vào, mặt không biểu tình đi đến bên người Cố Vân Hi,đặt điểm tâm mua từ tiệm Lưu ký lên bàn: "Cố tiểu thư, đây là điểm tâm ngài muốn."
Cố Vân Hi gật đầu cười nói: "Đa tạ."
Vệ Nhị lại lấy ra một phong thơ từ lòng ngực, trình trước mặt Cố Vân Hi: "Đây là thư từ Từ Châu, vừa nhận được sáng nay."
"Nhan Linh?" Cố Vân Hi khó nén ý cười, tiếp nhận thơ mở ra, cẩn thẩn đọc.
Chiều chiều Vọng Dương lâu vắng khách, người ở lầu ba ít ỏi không có mấy. Cố Vân Hi một mình một bàn, trong tay là bức thư mới nhận được.
Từ khi Trần Nhan Linh đi, kinh thành này liền chưa thấy ánh mặt trời, tuyết rơi lạnh lẽo khiến người ta chán ghét.
Trước đây có Trần Nhan Linh, Cố Vân Hi không cảm thấy kinh thành nhàm chán bao nhiêu, trải qua mấy ngày nay lại nhận ra kinh thành dù to lớn, nhưng chốn thú vị chỉ lác đác vài nơi.
Nàng còn như vậy, không biết Cố Vân Vãn trong thâm cung thấy thế nào. Tuy ở thâm cung được cận kề người trong lòng, nhưng chưa chắc thoải mái hơn nàng là bao.
Tháng ngày cung đình của Cố Vân Cẩm khá hơn Cố Vân Vãn nhiều. Tuy không được thịnh sủng, nhưng nàng tính tình lãnh đạm, các phi tử khác không nhàn rỗi đến mức gây sự với một người không được sủng ái.
Ngược lại, Cố Vân Vãn độc chiếm Trần Dục Kỳ hồi lâu, khiến cho nội cung lẫn tiền triều bao lời oán giận. Các đại thần nhiều lần khuyên can, ban đầu Trần Dục Kỳ còn làm lơ, về sau bị họ lải nhải phiền không chịu nổi, ngẫu nhiên sẽ triệu phi tử khác thị tẩm.
Cố Vân Hi mơ hồ cảm thấy Cố Vân Vãn không giống như trước. Tâm tư nàng càng thêm tinh tế, cũng càng thêm mẫn cảm. Ban đầu Trần Dục Kỳ triệu người khác thị tẩm còn giấu diếm nàng, bị nàng phát hiện một lần, hai người cãi nhau mấy trận. Sau đó Trần Dục Kỳ liền lười che giấu, an tâm thoải mái triệu người khác thị tẩm, trong đó phi tử thị tẩm nhiều lần nhất là Chân Tích Chỉ.
Bàn về tướng mạo, Chân Tích Chỉ không sánh bằng Cố Vân Vãn, nhưng nàng thắng ở tuổi nhỏ, phong cách ngây thơ làm Trần Dục Kỳ cảm thấy mình không phải đang đối mặt với lão bà trong cung, thật mới lạ. Nhiều lúc nàng tựa như muội muội mà làm nũng với hắn, cũng gãi đúng chỗ ngứa.
Dựa theo tính tình Chân Tích Chỉ, một khi tranh sủng với Cố Vân Vãn, khó tránh khỏi sử dụng một ít thủ đoạn thấp kém. Cố Vân Hi liền thời khắc truyền tin vài cung, nhắc Chân Tích Chỉ chỉ cần tập trung làm tiểu nữ tử nghe lời thích làm nũng trước mặt Trần Dục Kỳ là được, những việc khác cứ yên tâm làm theo lời nàng.
Chân Tích Chỉ vốn hoài nghi, nhưng sau khi thấy số lần Trần Dục Kỳ triệu nàng thị tẩm dần tăng lên, nàng mới vui mừng trước đó mình không trực tiếp đắc tội Cố Vân Hi. Nàng phải cắn răng công nhận, nếu Cố Vân Hi tiến cung, làm gì đến phiên nàng được sủng ái.
Nhưng nghĩ Cố Vân Hi phải gả cho một nữ tử, lòng nàng liền thoáng dễ chịu. Chí ít nàng gả cho nam tử tôn quý nhất Đại Yến, không như Cố Vân Hi, phải gả cho nữ Vương gia giả phượng hư hoàng.
Ánh nến giữa ban đêm như ẩn như hiện, ánh trăng chiếu vào bệ cửa sổ, Cố Vân Hi ngồi bên bàn sách, lại lấy thư của Trần Nhan Linh ra đọc mấy lần.
Nội dung thư lời ít ý nhiều, Trần Nhan Linh nói nàng ở Từ Châu đã đạt được danh tiếng vô cùng tốt, còn mang người đánh cướp kho lúa của Thái thú Từ Châu và mấy thương hộ giàu chảy mỡ một phen. Hơn phân nửa lương thực đoạt được dùng để tiếp tế nạn dân, phần còn lại Trần Nhan Linh đưa đến một sơn trại ở gần Từ Châu. Ngọn nguồn mấy sơn phỉ nơi đó cũng không đơn giản. Trần Nhan Linh từng xếp người trà trộn vào nạn dân kích động không khí, làm cho một đám người cùng đường chạy đi chiếm núi làm vua, đánh cướp thương nhân và quan binh qua đường.
Trần Nhan Linh còn thuận tiện làm trò trước mặt bá tánh Từ Châu dạy dỗ Vạn Khâm sai.
Vạn Khâm sai ỷ có Trần Dục Kỳ chống lưng, hành sự không khiên nể ai, thậm chí Trần Nhan Linh tới còn không thèm ra mặt tiếp đón. Lương thực vận chuyển tới vốn không dư thừa bao nhiêu, bản thân hắn lại là quan xuất thân kinh thành, quen thói sinh hoạt xa xỉ, liền nhấc tay vơ vét mồ hôi nước mắt nhân dân Từ Châu, từ lâu đã khiến lòng người phẫn nộ. Nề hà hắn là khâm sai đại thần được ngự phong, ngay cả Thái thú Từ Châu cũng không dám làm gì hắn. Trần Nhan Linh vừa đến liền thẳng tay vứt ngân sách bạc và lương thực cứu tế trước mặt hắn, sai người lôi hắn đến trước cửa thành Từ Châu, vạch trần tội ác của hắn trước dân chúng Từ Châu. Vạn Khâm sai mất hết mặt mũi, chỉ dám ru rú trong trạm dịch cùng các thân tín. Các quan lại thương nhân địa phương không dám bỏ đá xuống giếng, nhưng cũng tránh như ôn dịch. Dân chúng mỗi ngày đi qua trạm dịch đều ném đá tỏ mối hận. Một đêm nọ, không biết sao trạm dịch bốc lửa bừng bừng. Thời kỳ này dĩ nhiên cứu hỏa khó khăn, đám Vạn Khâm sai bị thiêu chết không sót một ai, chỉ có mấy hạ nhân kịp chạy ra ngoài. Trần Nhan Linh giả mù sa mưa giao việc này cho Thái thú điều tra. Chuyện đến đây coi như xong.
Nhóm nạn dân Trần Nhan Linh cứu dưới sự dẫn dắt của nam tử áo xám, lại được thị vệ Vương phủ hộ tống, thành công đến thành trấn mới. Cả hành trình họ nơi nơi tuyên dương Trần Nhan Linh săn sóc bá tánh thế nào. Tiếng lành đồn xa, thậm chí có truyền thuyết dân gian kể rằng lúc Trần Nhan Linh sinh ra trời có dị tượng, vầng mây vây quần, hiện ra dáng kim long bay lượn.
Kết thư, chỉ đơn giản mấy chữ: Nguyện quân* mạnh khỏe, đừng nhớ mong.
*Quân: cách xưng hô thân thiết hơn "ngươi"; thường dành cho người yêu.
Chữ của Trần Nhan Linh cứng cáp mạnh mẽ, nước chảy mây trôi, nhìn là biết thư pháp có chút thành tựu.
Chữ của Cố Vân Hi thì học theo phong cách những thư tịch trong thư phòng của Cố tướng, coi như học được chút da lông, nét bút ý nhị độc đáo.
Bàn tay trắng nõn thon thả của Cố Vân Hi lướt qua dòng chữ cuối, dừng lại ở "đừng nhớ mong", nhịn không được mà khẽ cười ra tiếng: "Làm sao không nhớ mong được?"
Nàng lấy giấy viết thư, chậm rãi mài mực, khi hạ bút khóe miệng lại nâng lên, thường thường nhẹ giọng đọc ra lời mình viết, một khi cảm thấy quá õng ẹo ra vẻ, liền đổi giấy viết lại. Qua mấy lần như vậy, cuối cùng nàng cũng viết xong tin, bỏ vào phong thư, đặt dưới gối, bình yên ngủ.
Sáng sớm trong hoàng cung, dưới tường cao ngói đỏ bóng các tỳ nữ bận rộn lui tới, Cấm Vệ quân tận chức tận trách canh gác cung điện. Một tỳ nữ vẻ mặt lạnh nhạt vững vàng bưng mâm điểm tâm sáng đi về phía Vãn Vân cung.
Sáng tinh mơ đã bị người gọi dậy, Cố Vân Vãn rất khó chịu. Ở hiện đại nàng rời giường sớm nhất cũng là 7, 8 giờ, thậm chí những ngày không có lớp liền ngủ thẳng tới trưa, thời gian rời giường ở cổ đại sớm hơn hiện đại nhiều.
Tỳ nữ trong cung nàng rất nhiều, trừ hai ám vệ Trần Nhan Linh đưa tới, còn có người Trần Dục Kỳ phái đến chăm