Cư sĩ Tịnh Hằng từ nhỏ nếp sống gia đình nghèo khó, nếm đủ bức bách, gian nan.
Đến khi trưởng thành, có được sinh hoạt như ý, thì ông lại nhân đó mà tạo nhiều ác nghiệp, khiến cuộc sống tái phát đủ điều bất hạnh… Mãi đến khi ông tiếp xúc được với Phật pháp, biết nghe kinh tu tập, nghiêm trì giới luật, đoạn ác tu thiện, thì ông mới có được hạnh phúc, tái tạo cuộc đời mới, sống lại lần nữa…Chúng ta hãy nghe ông thổ lộ những lời chân thành tận đáy lòng:Tôi sinh ra tại một tiểu trấn hẻo lánh thuộc tỉnh Giang Tô phố Dương Châu.
Lúc nhỏ cuộc sống nhà tôi tương đối khó khăn.
Từ lúc có ký ức, tôi nhớ phụ thân mình là một cán bộ công xã.
Ông là người hào sảng, nhanh mồm lẹ miệng, thẳng thắn, có nhiều bạn nhậu, nên trong nhà thường có khách đến luôn.
Phụ thân là một cán bộ rượu chè bê tha, khi tôi lên trung học, thì do những mâu thuẫn trong nội bộ cơ quan, ông bị khai trừ, cách chức.
Việc này làm ảnh hưởng và thay đổi số mệnh cả nhà chúng tôi.Do quan lộ bất như ý, nên phụ thân tôi suốt ngày thở vắn than dài, giống như biến thành một người khác vậy, mẹ tôi cũng thành là chỗ cho ông trút giận… Để lấy lại thể diện đã mất, phụ thân chẳng thèm nghe lời mẹ tôi năn nỉ khuyên lơn, ông đi mượn vay thân thuộc, mở một lò hầm than.
Không bao lâu lò hầm làm ăn thất bại phải đóng cửa.
Phụ thân không những chẳng thu về được một xu, còn khiến gia đinh chúng tôi lâm vào cảnh bần cùng cực điểm.
Vì cả nhà phải gánh lấy món nợ kếch xù (một vạn năm ngàn đồng) trên lưng.
Vào (năm 1981) thời đó thì đây là một dãy số to kinh khủng.Nhà tôi căn bản là vô phương đền trả, mẹ tôi càng tiều tụy buồn rầu khi chứng kiến chồng làm ăn thất bại, đối diện với cảnh nghèo rớt mồng tơi của gia đình, không mong gì có thể ngóc đầu lên… Trong cơn tuyệt vọng, đã mấy lần mẹ tôi muốn quyên sinh để kết thúc cuộc đời đau khổ… Nhưng ngoảnh nhìn đám con còn quá thơ dại, bà đành nuốt lệ ráng sống, không nỡ bỏ mặc chúng tôi…Khi đó bốn mẹ con tôi ôm nhau khóc, vì chẳng biết đường nào đề đi, ngõ nào để sống.
Mỗi khi sắp sang xuân, nhà nhà đều hớn hở chuẩn bị mừng năm mới, chỉ riêng nhà chúng tôi là đìu hiu, lại còn phải đóng chặt cửa, trong khi bên ngoài chủ nợ hung hăng hét đòi, cả nhà bị lăng nhục đủ lời, đủ kiểu… càng thấm thìa thế thái nhân tình bạc bẽo…Cha tôi cũng nhân đây mà biến thành người trầm mặc ít lời, buồn phiền khôn nguôi.Sau đó mẫu thân hiền lành dẫn tôi và anh hai đi đến từng nhà để cầu xin thông cảm, bà vừa khóc vừa nói: “Tiền thiếu các vị chúng tôi nhất định sẽ trả, tôi xin dùng tính mạng mình đề đảm bảo”.
Trong cơn gió lạnh, mẹ tôi lệ rơi đầy mặt, còn tôi và anh thống khổ đến nghẹt thở.
Lúc đó tôi mới 17 tuổi.
Toàn bộ sinh hoạt gia đình đều trút hết vào đôi vai yếu gầy của mẹ tôi.Sau đó, quốc gia cải cách mở mang chính sách, tôi cũng tham gia công tác, cả nhà chúng tôi đồng tâm hiệp lực dốc sức làm lụng, cuối cùng cũng trả hết nợ và còn để dành được chút ít.
Cuộc sống bắt đầu đi lên, tôi vào làm cán bộ ở cơ quan, thế là nếp sinh hoạt phóng túng bắt đầu…Do tôi nghĩ: “Hồi nhỏ mình nghèo, bây giờ cuộc sống đã tốt lên rồi thì cũng nên hưởng thụ, vui chơi”.
Thế là tôi lao mình vào những cuộc ăn chơi đàng điếm, ngày ngày nhậu nhẹt bù khú đến say bét nhè, nhiễm đủ thói hư tật xấu: hút thuốc, uống rượu, bài bạc, sát sinh, tà dâm… tôi còn ăn tươi nuốt sống vật, không ác nào mà không làm, phạm rất nhiều điều tác tệ…Thế là con đường quan lộ bắt đầu không hanh thông (do tôi trác táng và tạo quá nhiều ác nghiệp), không những tôi bị cơ quan giáng chức mà trong gia đình luôn xào xáo, vợ chồng gây cãi um sùm, con cái học tập sa sút cực độ.Sau khi mất chức, tôi dời nhà đến Vô Dương, mở một tiểu điếm, duy trì kế sống.
Mặt trời mọc rồi lặn, cứ thế ngày qua ngày, cuộc sống tôi vẫn như xưa, không có gi khởi sắc… tôi bắt đầu thở vắn than dài, khi nhận ra tình cảnh mình giống hệt phụ thân hồi xưa.Hôm nọ, ở dưới lầu chúng tôi tỉnh cờ gặp một cư sĩ (nay là sư huynh), ông kể cho tôi nghe các chuyện về Phật giáo và tặng tôi cuốn sách “Biển giác thuyền từ” (Giác Hải Từ Hàng) và một cuốn kinh “Phật thuyết vô lượng thọ”.
Vừa vào nhà là tôi nôn nóng mở ra xem liền, hai cuốn sách này thu hết chú tâm của tôi giống như “nam châm hút sắt”, tôi xem một lèo là hết ngay, lúc này trời cũng đã sáng.Từ đó, tôi đối với các điển tích Phật giáo