Chú thích của editor: Hoa tiền nguyệt hạ – 花前月下 (trước hoa dưới trăng, chỉ những nơi nam nữ tỏ tình, nói chuyện tình yêu. Xuất xứ từ thơ của Bạch Cư Dị : Tận thích sanh ca dạ túy miên, Nhược phi nguyệt hạ tức hoa tiền).
Ta kiên nhẫn giữ thói quen viết thư tình, đến ngày sinh nhật Yêu Nguyệt, kinh thi vạn tình đã chép xong xuôi, hôm ấy ta chẳng đưa nàng cái gì, mới sáng sớm Yêu Nguyệt đã dùng cặp mắt nóng như lửa đốt để nhìn ta chằm chằm, tiếc thay hiện tại tâm lí của ta vô cùng vững trãi, không hề để tâm.
Có thể thấy rõ nàng rất muốn hỏi ta, nhưng vẫn chưa mở miệng.
Sinh nhật năm nay vắng vẻ lắm, chỉ có ta dẫn toàn bộ người trong cung đi chúc mừng nàng, sáng ăn mì thọ, trưa ăn đào thọ, đến tối ta đặc biệt mời Yêu Nguyệt đến khi vườn chưa hoàn thiện.
Bờ hồ trong vườn có xây hàng hiên dài thật dài, bên vách núi xây một tiểu thất vuông vắn, một mặt đối với hàng hiên. Ta bày một bàn thức ăn trong tiểu thất, đặt một bầu hoa lộ, hàng hiên bên tiểu thất phái hai nữ đệ tử nhẹ đàn tiểu khúc Giang Nam, gió đêm thổi bên hồ, phản chiếu trăng sáng sao thưa, toàn bộ bầu trời vào đêm vừa lặng yên, lại vừa dịu dàng.
Sắc mặt cứng nhắc nguyên ngày của Yêu Nguyệt cũng trở nên nhu hòa, nàng ngồi nhìn ta rót cho nàng hoa lộ, mỉm cười nhận uống rồi chợt thở dài, đứng lên nhìn về phía ngọn núi đằng xa.
Ta đưa tay che mắt nàng lại, hỏi, "Tỷ tỷ đoán thử xem ta sẽ tặng tỷ món quà gì?"
Yêu Nguyệt đáp, "Chỉ cần là ngươi tặng thì ta sẽ luôn vui."
Ta cười cười, vẫn che mắt nàng, dẫn nàng bảy quèo tám quẹo tới một tiểu thất, sau đó cho bỏ tay.
Tính toán thời gian cũng vừa lắm.
Một chậu hoa quỳnh đang chậm rãi bung nở.
Ở thời đại này, hoa quỳnh vẫn còn hiếm lạ, ta phải bỏ bao nhiêu năm, bao nhiêu bạc mới mua được hai mươi mốt chậu. Trong hai mươi mốt chậu mới có bảy cháu sắp nở hoa, ta để hết ở đây, mong ít nhất cũng có một bông sẽ nở được, vận khí hôm nay cũng tốt, sau một chậy thì toàn bộ hoa quỳnh đồng loạt nở rộ.
Thời gian như đã ngừng trôi, cả thế giới chỉ còn lại ta và Yêu Nguyệt, thêm cả những bông hoa tươi đẹp kia nữa, nở rộ rực rỡ dưới ánh trăng.
Yêu Nguyệt không nhúc nhích, nàng đứng yên lâu lắm, ngay cả thở cũng nhẹ đi nhiều, đến khi toàn bộ chỗ hoa có vẻ như đã nở hết, nàng mới hỏi ta, "Tinh Nhi, đây là hoa gì?" Thanh âm cũng nhẹ nhàng như thể nàng sợ sẽ quấy rầy những bông hoa vậy.
Ta đáp, "Đây là hoa quỳnh, tỷ tỷ thích không?"
Yêu Nguyệt gật đầu, nụ cười trên mặt nàng nhàn nhạt ảo mộng, khi gật đầu còn không quên nhìn chằm chằm những bông hoa, vẻ mặt tựa thiếu nữ, ta ngắm mà ngây người, còn đang định ngâm tí thơ cho hợp cảnh hợp tình thì ai dè Yêu Nguyệt lại mỉm cười liếc xéo ta một cái rồi phi thân đoạt lấy cây đàn tranh của nữ đệ tử, khẽ nâng đầu ngón tay, gảy một khúc nhạc.
Nàng vừa gảy vừa hát, ta tập trung lắng nghe:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Người đâu nhan sắc rạng ngời ánh hoa.
Sầu vương ai gỡ cho ra,
Nỗi lòng khắc khoải bao giờ mới khuây.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Người đâu ngọc nói hoa cười trớ trêu.
Nỗi buồn càng dập càng khêu,
Tình thương nỗi nhớ trăm chiều vò tơ.
Trăng lên đã chiếu rạng ngời,
Đẹp xinh tươi sáng dáng người thanh tân.
Nỗi sầu sao được giải phân ?
Cho nên tấc dạ nhọc nhằn buồn đau.
- <Trăng ló - Khổng Tử - nguồn:thivien.net>
Mặc dù đã từng nhiều lần thấy Yêu Nguyệt thậm chí còn có thể ngây ngô hơn người bình thường, song một Yêu Nguyệt như vậy lại khiến ta cảm thấy mới lạ.
Tiếng hát của nàng ôm ấp thứ tình cảm của một thiếu nữ thanh xuân, trong ánh mắt lại ngập tràn niềm lưu luyến thuộc về một người phụ nữ thành thục dịu dàng, khi nàng hát đến đoạn lao tâm phiền muộn thì nhìn ta một cái, ánh nhìn này tựa như một dòng điện mạnh mẽ làm ta đứng như trời trồng, không thể động đậy, hát xong một khúc, ta vẫn còn ngẩn người, quên cả cách phát âm.
"Tinh Nhi, ta rất thích." Chẳng biết Yêu Nguyệt đã đến phía sau ta từ bao giờ, nàng nói nhỏ bên tai ta.
Ta đưa tay nắm lấy tay nàng, trong lòng, trong mắt chỉ tồn tại một câu: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, người đâu nhan sắc rạng ngời ánh hoa.
Trong trái tim ta, đương nhiên nàng là một mỹ nhân sáng tựa vầng trăng, còn bài thơ nàng ngâm xướng, liệu có phải bởi vì trong mắt nàng, ta cũng là một con người tốt đẹp dưới ánh trăng hay không?
Chiều này Yêu Nguyệt chủ động ôm ta, ta cũng mừng rỡ đáp lại nàng, nhưng ngoài những chuyện ấy ra, bọn ta không làm gì hết.
Nếu như nếu có thể tiến triển, thì ta vẫn hy vọng là bởi nàng thích ta, nàng muốn ta chứ không phải ta khiến nàng cảm động hay nàng muốn ta cảm động.
Yêu Nguyệt ưu ái lấy một tiểu điện bỏ trống trở thành điện U Đàm để dành nuôi những chậu hoa quỳnh kia, vốn dĩ nàng muốn sửa lại vườn hoa nhưng bị ta khuyên cản. Gần đây nàng bận đi dò hỏi việc liên minh chính nghĩa, chuyện kế toán tại cung Di Hoa giao lại cho ta, lúc ấy ta mới phát hiện ra vì sửa sang cái vườn trên núi mà cung Di Hoa đã tiêu tốn gần bốn triệu lượng bạc trắng, ôi chao cái đứa con phá gia được chiều quen Yêu Nguyệt lại tiêu tiền như nước rồi, từ hồi quyết định xây vườn thì toàn chỉ chọn những thứ đắt đỏ, không hề có ý thức tiết kiệm , lại còn mặc xác những người dưới trướng, bị kẻ khác ăn tham ô cũng không biết, vụ tách ra ngoài còn tiêu tiền mua cửa tiệm với nhà cửa cho ta, tiêu tiền đúng như nước, bắt đầu từ năm ngoái đã liên tiếp gặp phải tai nạn, chúng ta không thu được tiền của môn phái nhỏ nữa, kế toán cũng bảo tình huống giờ khá khó khăn.
Ta bèn dùng tiền tiết kiệm của mình tầm khoảng một triệu (không sai, đó là toàn bộ ngân phiếu tùy thân của ta!), chuẩn bị khống chế việc sửa sang vườn tược trong mức năm triệu, tiền còn lại thì dùng để tiêu xài mấy việc thường ngày. Ta còn phái mấy đệ tử đi dò xét sản nghiệp của cung Di Hoa ở khắp nơi, phần lớn các nữ đệ tử ở cung Di Hoa đều khá nhỏ, ta sợ họ bị lừa bịp bèn bảo họ ghé qua Kim Lăng trước, tìm mấy nữ đệ tử tương đối già dặn để cùng đi, sau đó lại tiếp tục xem xét các khoản mục của cung Di Hoa, đột nhiên cảm thấy không phải ta đích thân đi sẽ tốt hơn sao?
Dù sao dạo này Yêu Nguyệt khá rảnh rỗi, lại buồn chán, dẫn nàng ra ngoài ngắm nghía tí xíu, coi như là du lịch, còn có thể dạy nàng cách đối nhân xử thế, không phải sao? (cô chắc chắn chứ?!)
Nghĩ là làm, ta nói cho Yêu Nguyệt biết kế hoạch của ta, Yêu Nguyệt không chịu để cho ta dẫn Vô Khuyết theo, còn đòi ghé qua hang Kẻ Xấu để xem Tiểu Ngư Nhi đã tiến bộ thế nào rồi, ta thấy có vẻ nàng vẫn chưa hoàn toàn buông xuống chấp niệm thì chỉ đành nhượng bộ, cũng nói luôn điều kiện: toàn bộ hành trình lần này đều phải nghe lời ta, hơn nữa không được phép tùy tiện giết người. Yêu Nguyệt miễn cưỡng đồng ý.
Lần xuất phát này, việc đóng gói chuẩn bị mất đúng bốn ngày.
Không giống những kiểu đi ra ngoài trước đó (Tử Kinh: những chuyến trước đó không phải chúng ta cũng phải bỏ túi cho mấy người ít nhất hai ngày hay sao!), lần này ta muốn an nhàn tận hưởng, tranh thủ xem xem rốt cuộc giang hồ nghĩ về chúng ta tồi tệ tới mức nào, vì vậy cơ hồ đã chuẩn bị hành trang dùng cho nửa năm, chọn hơn ba mươi đệ tử, còn gọi thêm cả mấy nam tiểu tư ta mua ở Kim Lăng.
Yêu Nguyệt vốn rất phản đối với việc sắp xếp lần này, nhưng ta chỉ cần lạnh lùng nói một câu 'Ta đã bị tỷ đuổi ra khỏi môn phái' thì nàng liền nghẹn họng, đi ra góc tường ngồi vẽ vòng vòng, hiệp này - ta thắng!
Cuối cùng khi chúng ta bước ra đến cửa thì trời đã man mát, ta quay đầu lại (để sai người) giả bộ gói đồ thu đông rồi bắt đầu.
Mấy hôm đầu tiên chúng ta xếp hàng ngũ phô trương như mọi khi, một đội thiếu nữ áo trắng mở đường, một đội thiếu nữ áo trắng khiêng cỗ xe, kết quả là nhà nhà đóng cửa, đường đường vắng ngắt, thỉnh thoảng còn gặp một vài thiếu niên đầy nhiệt huyết xông ra hành thích, cực kỳ phiền nhiễu. Thế là chúng ta họp bàn với mấy người làm nam, thay đổi trang phục, thu hồi hàng ngũ phô trương lại.
Ta và Yêu Nguyệt đổi nam trang, toàn thân ta cơ bản kiểu vũ lực, Yêu Nguyệt lại là một bộ áo cẩm tú đầy hoa lệ giàu sang, nàng giải thích rằng vóc dáng nàng tương đối đầy đặn, phải mặc rộng rộng tí mới không lộ (ta cảm nhận sự ác ý ngập tràn!)
Tử Kinh, Tử Hi dẫn bốn nữ đệ tử làm thị nữ, Liễu Đông Thăng làm quản gia, mang theo bốn tiểu