Mười Bảy
Nói Khoa không thiết sống nữa không phải là nói ngoa.
Bởi vì xét toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện trưa nay giữa Khoa và nhỏ Trang trên đường về, những gì Khoa nói chẳng khác nào lời thổ lộ tâm tình.
Hôm trước Khoa đóng vai chàng phù thủy trẻ tuổi leo lên cây ổi gân cổ gầm rú Trên chiếc chổi bay này tôi nhớ em, chẳng qua chỉ là cách bày tỏ tình cảm mông lung, mơ hồ.
Trữ tình thì quá có trữ tình thật, nhưng có ma mới biết em trong câu hát chung chung đó là ai.
Em trong câu hát có thể là một cô gái, nhưng cũng có thể là một chiếc lá, một con chim hay một con cún.
Nhưng trưa nay thì khác.
Qua câu chuyện bức tranh Khoa cố tình bịa ra, chuyện Khoa thích nhỏ Trang đã quá rõ ràng.
Và cũng rõ ràng không kém là nhỏ Trang coi đó là chuyện hết sức lăng nhăng.
Lăng nhăng đến mức khi nhắc tới chuyện đó, nó đùng đùng bỏ đi một mạch, quên mất thắc mắc tại sao nhờ trông thấy bức tranh này mà thầy Tám biết Khoa thông minh.
Vậy là xong! Khoa đứng nhìn theo nhỏ Trang khi nhỏ quay gót, thở một hơi dài ảo não, cảm thấy cuộc đời bỗng chốc đen ngòm như cái hũ đậy nắp (và Khoa đang ở một mình bơ vơ dưới đáy hũ).
Đế quên đi nỗi buồn sâu thẳm, đế chôn cất cây ái tình chưa kịp ra hoa đã trụi hết lá (chưa kế thân cây còn bị mọt ăn và dưới gốc cây những con mối u sầu đã về làm tổ), và đế khỏa lấp những giờ khắc cô độc dài lê thê, chàng Khoa vừa bị tổn thương của chúng ta thất thếu lê bước về nhà, tìm gặp dì của mình để thông báo rằng chàng hoàn toàn đồng ý với lời đề nghị của thầy Tám hôm nào.
Dì Liên dì nhiên hết sức tán đồng với quyết định của Khoa, nồng nàn khen Khoa ham học, xuýt xoa lặp lại những lời tâng bốc của thầy Tám dành cho Khoa.
Nhìn dì Liên hào hứng huyên thuyên, một lần nữa Khoa thấy mình đang ngồi trên mây, ngạc nhiên tại sao dì dễ tin lời người khác đến vậy trong khi một sự thật sờ sờ là Khoa tự ý bỏ học ngang xương thì dì lại không hề đả động đến.
Thầy Tám tới ngay chiều hôm sau, vào lúc ba giờ chiều.
Bây giờ Khoa không còn sợ thầy nữa, thậm chí trong lòng còn nhú một chút cảm tình.
Sau tất cả những gì đã làm gần đây, thầy Tám đã tẩy xóa khỏi đầu óc Khoa hình ảnh một ông thầy hung dữ và trên cánh đồng đã được dọn dẹp sạch sẽ đó thầy gieo vào một hình ảnh khác, thân thiện, tốt bụng và đặc biệt rất tốt với Khoa.
Và qua những buổi được thầy kèm, Khoa càng củng cố ý nghĩ đẹp đẽ của mình về thầy.
Y như được một chiếc đũa thần chạm vào, thầy biến thành một ông thầy hội đủ mọi đức tính mà bất cứ học trò nào cũng ao ước: kiên nhẫn, dịu dàng, tận tình và vui vẻ.
Trong khi Khoa ngạc nhiên về thầy Tám bao nhiêu thì thầy Tám cũng sửng sốt vể Khoa bấy nhiêu.
Hôm trước thầy khen Khoa thông minh ai cũng biết là thầy bịa (thầy lại càng biết rõ điều đó).
Nhưng ngay buổi đầu tiên dạy kèm Khoa học, thầy ngỡ ngàng nhận ra những gì thầy bịa xét cho cùng cũng không xa thực tế là bao.
Khoa thông minh thật, thậm chí thầy dám quả quyềt đó là học trò thông minh nhất mà thầy từng gặp.
Thầy giảng tới đâu Khoa hiểu ngay tới đó.
Thầy giảng một Khoa hiểu mười.
Tất cả những đề toán thầy cho, Khoa đều giải dễ dàng và nhanh chóng.
Tới buổi dạy thứ ba, thầy Tám gật gù:
- Trò thật là sáng dạ.
Trò làm tôi bất ngờ đó, Khoa.
Khoa khiêm tốn:
- Dạ, có gì đâu thầy.
Thầy Tám tặc lưỡi tấm tắc:
- Phải nói là trò có một bộ óc siêu thông minh Dường như không một đề toán nào làm khó được trò.
Khoa giở giọng nịnh nọt:
- Nhờ thầy giảng dễ hiểu đó thầy.
Thầy Tám nhìn đứa học trò trước mặt bằng ánh mắt hài lòng:
- Trò không những thông minh mà còn khiêm tốn nữa.
Giọng thầy đột ngột chuyển qua tâm sự:
- Tôi thành thật xin lỗi trò về hành vi nóng nảy của tôi hôm nọ ở trên lớp.
Học trò nào mà chẳng
nghịch, lẽ ra tôi không nên nặng tay với trò như vậy.
Khoa không ngờ thầy Tám nhắc đến chuyện này.
Mặt Khoa hơi ửng lên; vì xấu hổ và vì cảm động.
Khoa tội trạng ngập đầu, thầy không méc với dì Liên là đã làm ơn làm phước cho Khoa lắm lắm rồi, thầy đâu có cần