Mùng một hằng năm, Lâm Tranh thường đi chúc Tết bác.
Mấy năm nay Lâm Tư Nhu rất mâu thuẫn vì sự tồn tại của Phong Duật Minh.
Một mặt đúng là Phong Duật Minh chia sẻ rất nhiều công việc với cha bà, anh là một người không thể thiếu dù với người cha lớn tuổi hay tập đoàn Lâm thị.
Nhưng mặt khác, Lâm Tư Nhu lo lắng nếu Phong Duật Minh cứ tiếp tục nhúng tay vào thì sớm muộn gì Lâm thị cũng trở thành vật trong tay anh, tới lúc đó Lâm Tranh phải làm sao?
Tuy lão gia tử từng nhấn mạnh rằng Phong Duật Minh cũng là em trai bà nhưng chỉ là một người em trai cùng cha khác mẹ hơn nữa còn không quen biết nhau bao nhiêu năm thì làm sao bì được đứa cháu bà trông từ nhỏ tới lớn.
Trước kia Lâm Tư Nhu không lo lắm vì dù tin tưởng Phong Duật Minh cách mấy thì lão già vẫn phải nghĩ cho Lâm Tranh.
Nhưng từ khi lão gia tử nằm viện, Lâm Tư Nhu càng phát sầu vì lo cho tương lai Lâm thị.
Sau khi lấy chồng bà đã từ bỏ chức vụ ở tập đoàn, dốc sức gầy dựng sự nghiệp với chồng bao năm nay nên chỉ mang mỗi cái chức “cố vấn” suông và nắm trong tay ít cổ phần công ty chứ chẳng có quyền hạn gì.
Lâm Tư Nhu và Phong Duật Minh đã từng tiếp xúc với nhau trên cả chuyện công và việc riêng, theo bà thì thái độ ung dung bình thản của Phong Duật Minh khiến người ta phải lo lắng.
Không nhìn thấu nên sẽ khó tránh khỏi những nghi ngờ vô căn cứ.
Lâm Tư Nhu âm thầm cảnh giác là một chuyện, thái độ đối xử với Phong Duật Minh lại là chuyện khác.
Không ai ngốc tới nỗi viết hết sự đề phòng của mình lên mặt, huống chi với tình hình bây giờ quan hệ giữa bọn họ càng thân thiết thì càng tốt.
Lâm Tranh và Phong Duật Minh vừa vào cửa đã được tiếp đón nhiệt tình, dượng Ngô Thu Lập và hai đứa con trai vừa mới lập sòng xong nhìn Phong Duật Minh cười nói: “Ba thiếu một, chú tới vừa đúng lúc.”
Lâm Tư Nhu có ba đứa con trai, vừa sang năm mới là cả nhà lại tụ về.
Phong Duật Minh: “Triết Thanh không đánh hả?”
Ngô Triết Thanh và Lâm Tranh sóng vai đi đến phòng khách: “Không đánh đâu, mọi người chơi đi.”
Đó giờ Phong Duật Minh không biết chơi mạt chược, sau khi đến nhà họ Lâm, vì hai nhà Lâm Ngô qua lại thân thiết nên mỗi lần tụ tập là nhóm phụ nữ lại ngồi tán dóc còn cánh đàn ông sẽ đi chơi mạt chược.
Anh theo Ngô Thu Lập học mấy buổi là lên tay ngay.
Ngô Thu Lập là người ngay thẳng, tuy tính tình cả ba đứa con trai đều khác nhau nhưng vì được nuôi dạy trong gia đình gia giáo nên lễ nghĩa không chê vào đâu được.
Phong Duật Minh lại là người ít lời nên cả bốn người đàn ông ai cũng là những bộ não bày mưu tính kế, anh tới tôi đi không tốn quá nhiều sức nên khi đánh bài họ vẫn bình thản hài hòa bàn về mấy tin tức tài chính và kinh tế hay mấy hạng mục gần đây của công ty, không hề đặt sự chú ý vào việc đánh bài.
Giọng họ không to, động tác thong thả trông chẳng giống đánh bài mà cứ như đang ngồi quanh bàn tán chuyện.
Mấy ngày gần đây Ngô Triết Thanh phát hiện ra một trò chơi trên điện thoại khá vui nên dụ dỗ Lâm Tranh tạo tài khoản hai người cùng tổ đội chơi.
Gần tới giờ cơm trưa lại có hai vị khách ghé nhà.
Cả bốn người đàn ông nhà họ Ngô đứng dậy đón tiếp.
Ngô Thu Lập giới thiệu với Phong Duật Minh: “Đây là chủ tịch An Kính của An thị, anh em tốt của anh đấy.”
An Kính nói sang sảng: “Năm nào cũng đến chúc Tết vào mùng hai, nhưng ngày mai tôi có chút việc phải về quê nên đến trước một ngày.”
Ngô Triết Thanh ghẹo cô bé đứng bên cạnh An Kính: “Gia Gia, sao năm nay em yên tĩnh thế?”
An Tĩnh Gia là con gái An Kính, tính cách cởi mở nên rất thân thiết với người nhà họ Ngô, chưa khách sáo bao giờ.
Đây là lần đầu tiên cô biểu hiện giống với tên mình, vào tới nhà chào hỏi xong là im như thóc.
An Kính đặt tay lên vai con gái, trong giọng nói phảng phất vẻ yêu thương: “Bệnh rồi, xế chiều hôm qua vừa đi bệnh viện truyền hai chai dịch.”
An Tĩnh Gia đi tới sô pha, Ngô Triết Thanh đang định giới thiệu Lâm Tranh với cô thì An Tĩnh Gia đã lên tiếng trước: “A, hình như tôi từng gặp cậu đấy.
Cậu là sinh viên của đại học Công đúng không?”
Lâm Tranh cười: “Đúng, cậu cũng vậy hả?”
An Tĩnh Gia híp mặt ngẫm lại, vài giây sau cô cười nói: “Tôi nhớ ra rồi, cậu bên ngành tài chính, chúng ta từng học cùng lớp mấy môn xã hội.”
Lâm Tranh bất ngờ nói: “Trí nhớ cậu tốt thật đấy.”
Lâm Tranh có gương mặt khôi ngô nên từ khi vào học đã được rất nhiều người để mắt.
An Tĩnh Gia không quan tâm tới mặt mũi người ta lắm nên lúc đi học nghe bạn mê trai bên cạnh nhắc tới cô chỉ liếc nhìn vài lần, để lại chút ấn tượng hời hợt.
Hôm nay gặp mặt thấy Lâm Tranh nói chuyện gần gũi, tính cách không kiêu căng như lời đồn nên cái máy phát trong cô được mở ngay tắp.
An Tĩnh Gia cởi mở thông minh, miệng lưỡi liếng thoắng, tính cách ngay thẳng nên rất được lòng người.
An Kính thấy hai người trò chuyện rất được nên cười nói với Lâm Tư Nhu: “Đúng là bạn cùng lứa nên nhiều chuyện để nói.
Mấy ngày nay Gia Gia bị bệnh nên không vừa mắt vợ chồng tôi, lâu rồi con bé không nói với tôi câu nào.”
Ngô Triết Thanh thẳng tính nhanh miệng: “Lâm Tranh cũng có khác gì đâu? Thấy cháu chỉ biết ngồi đó chơi game, gặp bạn học cái là chăm chăm tám chuyện.”
Lâm Tranh khoanh tay gối đầu dựa vào sô pha cãi lại anh họ: “Nói ba câu không rời nổi game, em chưa trách anh làm hư em thì thôi.”
Ngô Triết Thanh ném một quả quýt sang: “Đồ ranh con.”
An Kính tới thì sòng bài tập tức tan rã, đám đàn ông ngồi cùng nhau bàn chuyện làm ăn.
Lâm Tư Nhu gọi mọi người vào ăn cơm, Lâm Tranh và An Tĩnh Gia ngồi cạnh nhau người này nối tiếp người kia phỉ nhổ bài thi cuối kỳ của môn xã hội quá khó.
Buộc lòng phải nghi ngờ thầy cô cố tình làm khó sinh viên vì bọn họ thường ngó lơ môn xã hội đến lúc thi xã hội còn khó hơn chuyên ngành.
Ngô Triết Thanh nhìn chằm chằm bàn ăn trước mặt nói: “Hâm mộ mấy đứa nhỏ được đến trường quá.”
Lâm Tư Nhu hừ bảo: “Với cái tính đó thì dù có cho con đi học cũng chẳng lấy được chút kiến thức nào mà chỉ tổ phí thời gian thôi.”
Ngô Triết Thanh biết mẹ mình là một người ăn nói chua ngoa, cãi nhau với bà chẳng có kết quả gì hay ho nên khôn khéo lảng sang chuyện khác: “Mẹ, hôm nay mẹ lấy bản lĩnh giữ nhà ra nha, làm cả Phật Khiêu Tường* này.”
An Tĩnh Gia rướn cổ lên: “Thật hả.
Cháu thích dì Lâm làm món này lắm ấy, mỗi lần ở trường nghĩ tới là chảy hết nước miếng.
Lâm Tư Nhu lấy cái chén nhỏ trên bàn vừa múc cho mọi người vừa nói: “Dì dậy hầm từ năm giờ đó.
Duật Minh chú chưa ăn món này bao giờ,