Ngay sáng hôm sau ấy, thầy Lộc cùng mọi người tay bị tay nải leo lên thuyền từ sớm, tìm về con lạch cũ. Đi theo thầy chỉ có ông Mười với hai thanh niên nữa. Họ mang theo cuốc xẻng, vải bạt, ít đồ lễ. Từ sau vụ bẫy lần trước, đám thanh niên trong làng tởn đến già không dám đi thuyền khám phá mấy chỗ như vậy nữa.
Sau lưng thầy Lộc có một chiếc bọc dài quấn vải vắt chéo lưng, không biết là vật gì, cộng thêm túi bùa và đồ nghề đeo trước ngực. Thầy chẳng nói chẳng rằng, bước lên thuyền, cứ theo hướng cũ mà đi. Thầy đứng trước mũi thuyền, chiếc áo khoác to sụ bay phần phật, trông hướng nọ hướng kia dưới ánh nắng đầu ngày.
Tưởng tìm dễ mà cũng không hề dễ. Loanh quanh một hồi, đi lạc mấy lần, ông Mười vẫn không thể nhớ chính xác con lạch nằm ẩn ở khúc nào của sông. Có lẽ hôm đó trời đã xâm xẩm tối, cộng thêm nỗi hoảng sợ quá độ lúc chạy ra nên ông không còn nhớ rõ nổi nữa.
Thầy Lộc đành khẽ khàng ngồi xuống, rút trong túi ra lọ mực đỏ ông hay chấm viết bùa, lấy chiếc bút lông dậm đậm vào rồi khẽ khàng nhúng xuống nước khuấy 3 vòng. Màu mực đỏ loang ra thành hình đầu rồng, rồi khẽ uốn lượn theo dòng nước. Màu mực đỏ cứ thế lan, lan ra trước mũi thuyền gần 500m.
Thầy Lộc hất đầu: "Đi theo hướng đó đi anh Mười."
Một thanh niên ồ lên: "Kì lạ nhỉ!"
Thầy Lộc đáp: "Mực máu rồng bí truyền đấy. Đương nhiên không phải máu rồng thật nhưng thả nước hay đốt đều lên hình rồng, vẽ bùa rất thiêng, nhạy với âm khí và tử khí."
Chiếc thuyền bơi theo dòng mực chảy trên sông, đi tới một lùm cây um tùm.
"Hình như đúng là đây rồi thầy Lộc...Hôm đó thầy Vĩnh phải gạt đám cây này ra mới có lối đi..."
Thầy Lộc cũng dướn người xuống vén đám cây cỏ thì đúng thật hiện ra một lạch nước nhỏ sâu vào trong hun hút.
"Vào thôi!"
"Vâng..." giọng ông Mười run run. Thầy Lộc phá lên cười sảng khoái.
"Đừng lo! Giữa ban ngày ban mặt thế này không có gì đâu. Mới cả anh không nhớ lũ ma da độc địa bị chúng tôi bắt hôm qua rồi à? Ở đây cùng lắm chỉ có hồn ma bóng quế vật vờ, không làm gì được mình nữa đâu. Làm gì còn ai sai âm binh nữa...."
Nghe lời thầy Lộc nói thế, ông Mười với thanh niên kia mới mạnh dạn đẩy thuyền vào.
Con lạch nước này khá nhỏ, rải rác sỏi đá, âm u thu mình trong nhiều tán cây dày. Thầy Lộc vừa trôi vào không gian trong lạch nước đã thấy gai ốc nổi đầy mình.Trong này âm khí nhiều quá.
"Tìm ngôi nhà gì đó đi..Lần trước mọi người đã xem xét ngôi nhà đó chưa?"
"Chưa thầy ạ. Lần đó chưa kịp xem xét gì đã...mà thứ cần tìm cũng không có, chỉ mang theo cái thứ rợn người..."
Con thuyền lại tiến sâu thêm vào trong. Bên trái bờ, ngôi nhà bằng đá hiện ra xa xa.
"Đậu gần đó đi anh..."
Chiếc thuyền đậu gần ngôi nhà, ghế lên một mỏm đá. Mọi người xuống thuyền. Cả thảy 4 con người lên bờ, rón rén lại gần ngôi nhà được xếp rất khéo léo kỳ quan, những hòn đá méo xẹo cũng chồng lên nhau tài tình.
Thầy Lộc lẩm bẩm: "Cầm gia..trong cái bài thơ đó...có lẽ là ngôi nhà giam cầm họ ở đây...Ngôi nhà đá này bị ấn, không phải tự dưng mà dựng được thành hình như thế mà có ấn kết nối với nhau...Giờ tôi phải giải ấn..."
Ông Mười không nghe rõ mới hỏi lại: "Gì cơ thầy?"
"Lùi lại..."
Nói rồi một mình thầy Lộc tiến lên phía trước. Thầy rút thứ nằm trong bọc sau lưng ra. Đó chính là một thanh đoản kiếm cán trông đã rất cũ. Thầy Lộc cẩn thận tháo viên ngọc ấn chủa Thiên Mụ ra khỏi cổ, trước khi Vĩnh được đưa vào viện anh đã nhẹ nhàng cất đi. Bây giờ thầy Lộc mới khẽ khàng cuốn chặt ngọc ấn vào cán kiếm. Xong việc đó, thầy rút 5 lá bùa có 5 màu khác nhau, đã được họa sẵn ra rồi xiên nhẹ vào cán kiếm, mỗi lá bùa cách nhau 2 đốt ngón tay.
Nói xong thầy từ từ lại gần ngôi nhà bằng đá. Thầy Vĩnh chọc khẽ mũi kiếm thăm dò, thế nhưng ngôi nhà có vẻ chắc chắn một cách khó hiểu. Giờ mới quan sát kĩ bên trong ngôi nhà có một hình nhân gỗ khắc dán bùa Trấn.
Bằng một động tác dứt khoát, thầy Lộc lấy mũi kiếm đâm thẳng vào hình nhân. Tay thầy run lên như có 1 lực đẩy mãnh liệt. Hình nhân đó dần bốc khói, nóng đỏ rồi vỡ ra. Khói bay ngút lên trên mảnh trời, mùi hăng hắc.
Thầy Lộc lại vung thanh đoản kiếm, vuốt 1 lá bùa ra bằng 2 ngón tay, máu ứa ra. Thầy nhẩm chú trong miệng, phạt bay lá bùa về phía trước. Kì lạ thay những viên đá kia chắc chắn đến vậy giờ lại vỡ vụn ra.
Thầy Lộc cứ phạt từng lá bùa như thế, máu chảy ròng ròng trước ánh mắt kinh ngạc của 3 người còn lại. Gió từ đâu thổi đến từng cơn, những tán cây xào xạc trong gió như một bài ca cầu hồn.
Lá bùa cuối cùng bay về phía đống tàn tích từng là ngôi nhà đá giữa rừng. Thầy Lộc đốt lên một lá bùa đỏ như lửa thiêng rồi ném vào đó. Tất cả bốc cháy ngùn ngụt, thế nhưng chỉ 1 phút sau, trên mặt đất chỉ còn lại tro tàn. Thật kì lạ!
Thầy Lộc lấy băng gạc băng bàn tay đang chảy máu của mình lại rồi nhờ ông Mười và hai cậu thanh niên cứ thế mà đào xuống dưới lớp tro. Đó là một thuật ếm cổ, tạo một cổng khóa không cho ai thâm nhập vào.
Ông Mười và hai thanh niên hì hục đào sâu xuống dưới. Họ đào được 1 chiếc quan tài lớn bằng gỗ đã mục. Họ cạy nắp quan tài lên.
Ở bên trong là 2 thân hình người được bọc kín trong vải trắng, quấn xung quanh là chỉ đỏ. Ở nơi chỗ đáng ra là 4 con mắt của con người thì là 4 chiếc kim nhọn trông như gỗ cắm vào.
Thầy Lộc khẽ xuýt xoa: "Ghê quá, yểm đấy...Cắm kim vào mắt để không thấy đường đi, không gọi người đến cứu được. Hồn kẹt ở đâu thì vẫn mãi ở đấy thôi...Đúng là thăng thiên tại trời, thành sự tại nhân, có khi đến lúc được siêu thoát vẫn không siêu thoát được vì bị yểm ở đây, phải có người cứu may ra..."
Thầy Lộc bắt đầu khấn vái làm lễ sang cát. Buổi lễ này cũng kì lạ hơn bao nhiêu nhưng buổi lễ quật mộ khác vì nó diễn ra ban ngày, giữa âm u cây rừng, thời gian gấp rút rồi nên không thề lần khân mãi. Ông Mười rửa xương bằng nước thánh và nước lạch rất trong. Hai bộ xương khô được xếp lại, bọc kín.
Lúc xong xuôi mọi việc cũng là quá trưa. Ông Mười cùng hai thanh niên trẻ lại chèo thuyền về. Ánh nắng tràn khắp mặt sông. Xác của hai con người thiên cổ ấy cũng rời khỏi lạch nước mà được giải thoát.
Chiều hôm ấy, đợi giờ đẹp, không muốn nghỉ ngơi một chút nào, thầy Lộc làm đàn lễ cúng siêu thoát cho vong hồn của hai con ma da cùng mấy trăm người chết oan nơi con sông này bao nhiêu năm về trước. Buổi lễ cúng 3 ngày trời bên bờ sông, khói bốc lên mịt mù từ những giá nến lớn, bao nhiêu vàng mã đồ cúng chúng sinh đều được bày biện ra hết kín hàng chục mâm. Nhiều người dân hiếu kỳ còn kéo đến xem chật kín cả cây cầu. Tối 3 ngày đó, những ngọn hoa đăng đủ màu sắc được người dân thả xuống cầu nguyện cho những linh hồn dưới sông.
Ngày cuối cùng, thầy Lộc đeo lên mắt 1 dải băng vàng, mở chiếc xô cá ra. Không nhìn thấy gì thế nhưng thầy vẫn nhanh nhẹn dùng tay bắt từng con cá và dùng chiếc kiếm hôm trước chặt đôi từng con cá. Miệng thầy nói: "Hóa kiếp..."
Máu đen phun ra từ thân hình những chú cá, thầy quăng chúng vào ngọn lửa ngùn ngụt phía trước mặt. Tất cả đã hóa thành cát bụi.
Ấy vậy mà cảnh tượng sau đấy còn gây kinh hãi khắp cả nước.
Từ dòng sông chảy rì rầm với màu nước xanh rêu ấy, xác người từ đâu nổi lên kín sông. Đó không phải là những xác người mới chết trôi gần đây mà là những người mất tích từ lâu lắm rồi. Xác họ trắng như thạch cao, không có dấu hiệu phân hủy, chỉ như mới rơi xuống sông ngày hôm qua. Bao nhiêu gia đình kéo đến nhận xác, nhốn nháo cả hai bên bờ. Thu..hay em trai của Hiệp cũng được tìm thấy. Ông Lãng cũng tìm thấy xác con trai mình, mau chóng đưa về quê nhà an táng. Vậy là sau bao ngày tháng thê lương, cơn ác mộng của hòn đảo này cũng được xóa bỏ, những người sống đã có cơ hội khóc thương trước thân xác những người thân đã mất của họ. Điều đáng buồn là người thì không thể sống lại được. Thầy Lộc nói rằng, hồn những con quỷ nước đã được tiễn về trời nên dòng sông trả lại xác người đã mất. Chúng giấu xác những người bị kéo chết, giờ xác mới nổi lên. Những xác người không ai nhận cũng được an táng êm đẹp. Hai cái xác tìm được