Nhà họ Lâm là tứ đại đồng đường*, các chi đích tôn sẽ sống chung trong nhà tổ.
* Bốn thế hệ chung một nhà.
Hồi bé, Lâm Xuân Tư hơi bị chậm hiểu trong học tập nên cần nghe giảng nhiều lần.
Ban đầu các anh chị họ cũng vui vẻ kèm cho cậu, nhưng sau đó thấy cậu ngu như lợn thì liền bỏ mặc.
"Ngu như lợn!" - là lời nói nguyên văn.
Lâm Xuân Tư vẫn nhớ rõ tên anh họ đã mắng câu này, nhớ tới từng chi tiết trên nét mặt gã.
Gã ta còn thích lấy chuyện cậu học kém ra để kể cho đám trẻ con họ hàng xa nghe, rồi cười ầm lên.
Cậu vừa giận vừa tủi mà không làm gì được.
Đám anh em họ a dua không muốn chơi với cậu.
Cũng may là các chị họ thấy tội nghiệp nên bênh vực cậu.
Sau đó bác Cả nhìn thấy cậu chơi chung với các chị họ thì lại rầy bố: "Sao con trai chú không chơi với anh em nó mà cứ tụ tập với đám con gái? Coi chừng đấy!"
Bố hỏi cậu tại sao không chơi với các anh? Cậu khóc òa kể ra tất cả uất ức, nằng nặc muốn nghỉ chơi với đám anh họ.
Bố mẹ không muốn ép cậu làm việc cậu không thích nên sau đó hai người tìm bạn bè khác cho cậu trong đám con cái của nhóm người hầu lâu năm.
Đó là hai anh em nhà Lý Hảo.
Hồi xưa, gia cảnh của họ rất khó khăn.
Bố đột ngột mất, toàn bộ gánh nặng kinh tế đè lên vai bà mẹ.
Ông cụ Lâm thương tình cho gia đình họ thuê nhà kho đằng sau biệt thự để ở.
Vì thế, có thể nói anh em Lý Hảo là hàng xóm của Lâm Xuân Tư.
Từ cấp hai, Lý Hảo đã nhận làm gia sư cho cậu để trang trải học phí.
Lên năm tư đại học thì anh chuyển nhà rồi mất liên lạc, đến nay đã hơn mười năm.
Lý Hảo thấp hơn cậu nửa cái đầu, có lẽ mắt kính lệch độ nên phải hơi nheo mắt để quan sát: "Cậu chủ thay đổi nhiều quá, tôi suýt không nhận ra cậu."
Trái lại, dáng dấp hiện tại của Lý Hảo không khác mấy so với ấn tượng cuối cùng Lâm Xuân Tư còn nhớ.
Em trai của anh ta là Lý Dạng, da ngăm đen, hiếu động như con khỉ; còn Lý Hảo thì thanh tú trắng trẻo, tính tình kiên nhẫn và tỉ mỉ.
"Anh là bác sĩ riêng của ông cụ Phùng sao?"
"Ừ." Anh ta đẩy kính: "Tôi là phụ tá.
Bác sĩ Lưu mới phụ trách chính.
Cậu chủ quen biết với ngài Phùng à?"
"Ừm.
Anh đừng gọi tôi là cậu chủ nữa, tôi đã rời nhà họ Lâm mấy năm rồi."
Lý Hảo nhíu mày rồi quan tâm hỏi: "Các ông ấy có trả lại cậu bất động sản của chú Tư và tiền bồi thường không?"
Lâm Xuân Tư xoa gáy, đáp ánh mắt mơ hồ xuống đất.
Ngoài di sản còn dư của bố mẹ, cậu không lấy một đồng nào từ khoản tiền bồi thường sau vụ kiện.
Lâm Úc Triệt bảo đó là tiền báo hiếu của gia đình cậu với nhà họ.
Về ngôi nhà của bố mẹ cậu thì Lâm Úc Miễn thuyết phục cậu tốt nhất là bán đi rồi cầm tiền bắt đầu cuộc sống mới - ở thời điểm đó, cánh phóng viên đều biết chi tiết thông tin cá nhân của cậu nên cậu không thể về nhà cũ.
Cậu nghe lời, do không hiểu các thủ tục pháp lý nên đành nhờ cậy bác Cả xử lý.
Giấy tờ và khoản tiền bán nhà có minh bạch hay không cậu cũng chẳng biết.
Hồi đó cậu ngu thật.
Ngu như lợn ấy.
Cái gì cũng không hiểu, chỉ có thể để hai bác sắp đặt.
Tuy nhiên, nếu không nghe theo hai bác, chưa biết chừng cậu lại không thể rời khỏi nhà họ Lâm.
Trước đây Lâm Xuân Tư cảm thấy bác Cả nghiêm khắc nhưng tính tình cũng rất tốt.
Khi thấy các anh bắt nạt cậu, ông ấy sẽ quở trách họ.
Năm mới, nếu bác Cả chủ động lì xì cho cậu thì các họ hàng cũng không thể ngó lơ.
Sau này cậu mới hiểu ra Lâm Úc Miễn chẳng qua chỉ xem cậu như thằng ở, ông ấy muốn tốt với cậu thì sẽ tốt, muốn lơ cậu thì cũng không ai dám nói gì.
"Cậu chủ." Lý Hảo rút cây bút cài trên túi áo, mỉm cười: "Cho tôi xin số điện thoại của cậu.
Lúc nào rảnh, tôi và Lý Dạng sẽ mời cậu một bữa nhé?"
"Được." Bạn cũ lâu ngày gặp lại, Lâm Xuân Tư không có lý do gì để khước từ, đọc số cho anh ta ghi vào mép kẹp giấy.
"Tinh Tinh?"
Cậu quay lại, thấy Phó Yến đang đi lên cầu thang, mang ánh mắt nghi vấn nhìn Lý Hảo.
Cậu hơi chột dạ nói: "Anh Lý là gia sư hồi nhỏ của em ạ."
"Thế sao?" Anh mỉm cười: "Nghe nói những người học y đều rất thông minh, hồi ấy bác sĩ Lý học giỏi lắm nhỉ?"
Lý Hảo điềm đạm đáp: "Cậu Cả quá lời rồi, thành tích của tôi chẳng dám khoe.
Nỗ lực học tập của cậu Lâm mới đáng khen ngợi."
"Đúng vậy, Tinh Tinh của tôi luôn rất nỗ lực."
Lâm Xuân Tư dòm Phó Yến chằm chằm, nghe mùi chua chua đâu đây.
Anh nói tiếp: "Trước đây tôi cũng quen biết một người thành tích thường thường mà có bằng bác sĩ ưu tú nên cho rằng vào trường y thì sẽ thông minh hơn đấy."
"Không phải đâu, tất cả là nhờ nỗ lực." Lý Hảo hơi cúi đầu đẩy kính: "Tôi xin phép làm việc tiếp."
Lâm Xuân Tư lẽo đẽo như cô vợ nhỏ theo Phó Yến đi về.
Ngồi vào xe, anh liền hỏi: "Em học gia sư trong vòng bao lâu?"
Cậu xòe tay ra đếm: "Lớp bốn, lớp năm, lớp -..."
"Bỏ đi."
Lâm Xuân Tư mổ cái chóc lên khóe môi anh: "Sắp tới em lại phải viết báo cáo rồi, anh chữa bài cho em được không?"
Phó Yến nhéo cằm cậu, rốt cuộc cũng chịu cười.
Sau đó, Diệp Đình Châu nhận được tin nhắn từ ông Phật nhà mình, lúc mới thấy tên còn tưởng Phó Yến động lòng thương xót người cậu cô đơn này nên nhắn rủ chú đi chơi.
Ai ngờ nội dung tin nhắn là:
- Cậu bày vẽ lắm chuyện thế? Báo cáo dài hơn ba mươi trang là muốn bóc lột sức lao động của người nhà sao?
Cậu Út gửi qua meme anh da đen dấu chấm hỏi: Cháu uống lộn thuốc à?
Phó Yến: Tết năm sau cậu tăng tiền thưởng đi.
Diệp Đình Châu gửi qua rất nhiều dấu chấm hỏi.
- Cháu tính đầu quân cho cậu à? Thôi, thôi, thôi.
Cậu bụng dạ xấu xa, không chịu nổi ánh hào quang của cháu độ.
Phó Yến: Tăng tiền thưởng để cổ vũ cháu cậu cầu hôn.
Não bộ của Diệp Đình Châu stop working, IQ hạ xuống bằng một con khỉ biết dùng điện thoại, bấm sai chính tả: Cháu? Kết hồn?
Phó Yến rep ừ, điện thoại đổ chuông.
Cậu Út kích động: "Bố khỉ! Sao cậu chẳng nghe phong thanh được tin tức gì thế này? Quen từ khi nào? Con gái nhà ai? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì?"
Phó Yến trấn tĩnh trả lời: "Quen từ năm kia, nhạc sĩ kiêm ca sĩ, kém cháu mười tuổi, là đàn ông."
Dứt lời, anh ngắt cuộc gọi rồi tắt điện thoại.
Cậu Út chắc chắn sẽ xâu chuỗi các thông tin và tìm ra đó là Lâm Xuân Tư, anh khỏi cần nói.
Lúc mới nghe tin thì ai cũng sửng sốt, cảm thấy không được, cứ để từng người từ từ ngấm rồi nói chuyện nghiêm túc sau.
Biệt thự nhà họ Phùng quanh năm thường rất vắng vẻ vì các con cháu lớn khôn cưới vợ gả chồng, có công việc riêng nên không thể tụ tập ở một chỗ như tứ đại đồng đường của nhà tổ Lâm.
Phùng Mậu nằm dưỡng bệnh buồn quá, lại kêu Phó Yến đưa Lâm Xuân Tư đến hàn huyên với ông.
Cậu vừa đánh cờ tướng với ông cụ vừa nghe kể chuyện.
Ông kể cái sở thích ghi lại chuyện làm người khác xấu hổ của Phó Yến khởi đầu từ một lần cả nhà đi nghỉ mát.
Lúc đó cậu Hai - Phùng Nghiêu trèo cây hái dừa mà không may trượt tay ngã xuống làm rách đôi đáy quần.
Phó Yến đang quay cảnh biển thì trùng hợp tóm được thước phim hắn ta ngã.
Sau đó, anh lấy thước phim này đi dỗ mấy đứa em họ đang khóc lóc cãi nhau mà bị Phùng Nghiêu bắt gặp.
Lâm Xuân Tư phì cười: "Ác thật đấy ông ạ."
Phùng Mậu lắc ngón tay: "Nó còn chưa đủ ác đâu.
Thiếu niên mười lăm tuổi làm sao chịu nổi cú nhục này.
Phùng Nghiêu tức đỏ cả mắt chạy đi tìm ta phân xử, ta thấy nó chọc em trai quá đáng, nghiêm túc hỏi tội.
Biết Gia Yến trả lời sao không?"
Phó Yến tỉnh bơ nói: "Lý do cháu không xóa video là do thấy anh em người ta thường hay tâm sự bí mật với nhau nên cháu cũng nghĩ rằng anh em nhà mình cùng chia sẻ bí mật thì sẽ thân thiết hơn." - Làm ông cụ cứng họng.
Lâm Xuân Tư cười rộ, yêu ai yêu cả đường đi, thấy sự ngang ngược của anh cũng đáng yêu.
Ông cụ Phùng chiếu tướng cậu, thình lình hỏi: "Cháu với Gia Yến, ai tìm người kia trước?"
Lâm Xuân Tư suýt hạ cờ sai, đáp: "Là cháu."
"Tại sao vậy? Cháu nhất thời xúc động?"
Câu này nói trúng tim đen, cậu có đâu nói đấy: "Đúng là vậy.
Cháu uống say, giữa đêm chạy đến nhà anh ấy."
Phùng Mậu vân vê quân cờ.
"Tuy nhiên cháu làm vậy không phải để trút bỏ cảm xúc ngay lúc đó mà vì cháu nghĩ: anh ấy thuộc về mình.
Phó Yến là của cháu, tại sao cháu chỉ có thể nhìn mà không thể chạm? Tại sao cháu không thể ôm hôn anh mà chỉ có thể lén lút giải phóng ham muốn trong giấc mơ? Lần lữa, thèm khát như vậy chẳng khác nào một thằng hèn cả."
"Cẩn thận cái miệng của cậu."
"Cháu dám nói." Lâm Xuân Tư vững vàng hạ cờ, tư thế thẳng tắp như tùng: "Chuyện gì với anh ấy cháu cũng làm hết rồi.
Sao lại không dám nói giữa ban ngày ban mặt? Không dám nói tức là không dám chịu trách nhiệm."
Phùng Mậu cầm quân cờ trên tay, ánh mắt lia qua lia lại giữa hai vị trí, cân nhắc rồi hạ xuống.
Lâm Xuân Tư thầm thở ra.
Ông cụ không chiếu tướng cậu.
Thế cờ thư hoãn, hương trầm chảy ngược vấn vít.
"Nếu như cháu hỏi suy nghĩ của ta về một mối quan hệ giữa hai người đàn ông thì ở thời đại của ta, trong tư tưởng của ta, đó là việc không thể chấp nhận được.
Ta đã sống đến ngần này tuổi, không ai có thể thay đổi quan niệm của ta.
Phùng Mậu đang dạy cậu đánh cờ, chốc thì nói chuyện chính đoạn lại chuyển chủ đề: "Nhưng nếu cháu hỏi ta về cảm xúc của Gia Yến thì ta lại phải cân nhắc."
"Cháu nghe nói ông là người đã xét nghiệm DNA của ông bà nội anh ấy." Cậu ướm lời, đặt chiếu tướng.
Ánh mắt toát lên đau thương, ông cụ thở dài não nề: "Ta cứ nghĩ mình đã làm một việc tốt.
Nhưng sau đó ta nhận ra bản thân vốn không nên xen vào chuyện của người khác."
Thấy ông cụ