Chương 19:
Khảo cổ là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, lấy thực tiễn làm chủ. Trừ lần "đào mảnh gốm" ra – sau đó bị đày đọa bởi môn Hội họa từ cô Trịnh nửa tháng – đám sinh viên lớp Khảo cổ cuối cùng cũng chào đón lần thực tiễn đầu tiên từ khi bước chân vào ngành Khảo cổ: Tham quan Bảo tàng Văn hóa huyện.
Nghe ra cũng chẳng có gì thú vị, nhưng cũng không ngăn được hiệu ứng "đi lính nửa năm, lợn mẹ cũng hóa Điêu Thuyền", lớp Khảo cổ vẫn vô cùng hồ hởi, chủ yếu là việc "không cần lên lớp" đem đến một tâm lí khoan khoái nồng đậm. Đằng ấy nói xem, có đáng không?
Không sướng thì trốn tiết là được, đại học có ai chưa từng trốn tiết? Chưa từng trốn tiết thì là thánh nhân. Không sai, đằng ấy có thể trốn tiết, nhưng điều kiện tiên quyết là, đằng ấy có thể đảm đương được tiết sau, thậm chí giáo viên sẽ gọi điện thoại đến hỏi đằng ấy, "Này em, tại sao tiết trước (hoặc tiết hôm nay) em không đến lớp? Bị bệnh sao? Được, quy định cũ, mang giấy khám bệnh đến. Không có? Được lắm, ghi vào thành tích kiểm tra thường ngày. Giả bệnh, cô Ngô Tịnh phụ trách phòng y tế xinh đẹp như hoa sẽ sờ sờ đầu đằng ấy, không sốt, đo nhiệt độ cơ thể đằng ấy, bình thường, một chân đạp thẳng cẳng đằng ấy khỏi phòng y tế. Đương nhiên, đằng ấy hừ hừ ha ha nói đau đầu cũng có thể chứ, khoa học hiện đại tiến bộ hơn nhiều nhưng cũng không có cách nào đoán được đằng ấy đau thật hay đau giả. Lúc này cô Ngô sẽ viết một bức "Thư Kiến Nghị" gửi cho giáo vụ khoa, cái này cũng được liệt vào thành tích kiểm tra thường ngày, giáo vụ khoa tổng hợp các phương diện, cuối kì đưa ra đánh giá về đằng ấy. Nếu trường học cảm thấy đằng ấy không thích hợp học môn này, tuy không khuyên rút khuyên đổi hay cưỡng chế đằng ấy thôi học, nhưng nếu đã làm đến bước này, đằng ấy cũng còn mặt mũi ở lại không?
Còn về nguyên nhân, vẫn là vì: Khoa Khảo cổ quá ít sinh viên, lại thường phải đi khảo cổ vất vả ở những nơi hoang vu, rất nhiều người không chịu được khổ mà thôi học hoặc đổi sang khoa khác. Cho nên giáo viên khoa Khảo cổ nhất trí cho rằng, ngay từ lúc vào học đã phải bồi dưỡng tác phong mộc mạc chịu gian khổ, khoa Khảo cổ không cần những kẻ được nuông chiều mà lớn lên. Chất lượng bù số lượng. Những quy định văn minh này đều đã viết trên thông báo tuyển sinh, học sinh đăng kí thi phải đồng ý với những điều kiện trên, đó cũng là lí do vì sao sinh viên run rẩy sợ hãi cũng không tình nguyện và không dám trốn tiết.
Tuy những điều này nhìn có vẻ hà khắc, không thấu hiểu lòng người, nhưng quả thực có công lớn trong việc đảm bảo chất lượng khoa Khảo cổ, cũng là nguyên nhân tại sao khoa Khảo cổ của Đại học Tây Hoa nức tiếng xa gần. Bởi vì những người còn trụ lại đến sau cùng đều là những nhân tài ưu tú, mang theo lòng nhiệt thành và quyết tâm đối với Khảo cổ, người như vậy há có thể không có thành tựu? Quý cô Trần Tử Quất, người phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc ghi danh ở toà nhà tưởng niệm giới Khảo cổ, quý cô Mao Thu Anh với những cống hiến xuất chúng về Văn hóa Hang Mạc Cao Đông Hoàng, giáo sư Trương Tử Kiện cùng giáo sư Hồng Thiên Ba được mệnh danh là người tiên phong trong ngành Khảo cổ của Trung Quốc, được cả thế giới ca ngợi hay giáo sư Chu Đức Tính và ngài Trương Kỉnh Mẫn vì khai quật và bảo vệ thành công Hoàng lăng Định Xuyên số 3 mà danh tiếng bay xa, những vị đó đều xuất thân từ đại học Tây Hoa, là những tấm gương và niềm kiêu hãnh của những thế hệ tiếp bước.
Vậy nên, toàn bộ lớp Khảo cổ đều "chèo thuyền ngược dòng", quyết không phạm nguyên tắc "lui". Ban đầu đằng ấy có thể chậm chạp lười nhác, sau đó đằng ấy ắt phải siết chặt dây quần trong...
Sinh viên lớp Khảo cổ một bên mang tâm trạng buồn rầu, "Tôi thật càng sống càng đơn giản, một chuyến tham quan cũng khiến tôi hưng phấn thế này... ôi", một bên giống như những đứa trẻ được ra ngoài chơi mà nhảy nhót đi chuẩn bị đồ ăn vặt. Nội tâm tồn tại đồng thời hai loại cảm giác vui mừng phấn chấn cùng chút bẽn lẽn pha xấu hổ. Một bạn học cảm khái: Sống trong cái khổ quen rồi, một hạt đường cũng có thể khiến chúng ta ngọt ngào. Chuyện này rốt cuộc là xấu hay tốt?
Cuối cùng một câu nói của quý cô Trịnh Quảng Quảng đã hủy hoại đi câu chuyện về sự biến đổi lớn trong đời này: Cái này mà khổ sao? Ăn no rửng mỡ! Lần sau đưa mấy đứa về vùng nông thôn, cho mấy đứa nếm thử mùi vị của muỗi và nhà xí.
Cả tập thể lớp im bặt. Đám sinh viên âm thầm nhớ Chu Mỹ Đích, ông thầy tuy có nguy hiểm nhưng may thay bình thường vẫn rất đứng đắn, không giống cô Trịnh đây, luôn... hu hu...luôn muốn hủy diệt loài người.
Chu Tú Mẫn ngồi cạnh Chu Sa, khẽ hỏi: "Muỗi dưới quê ghê gớm lắm hả?"
"Ghê gớm! Nốt muỗi đốt sẽ biến thành mụn nước. Mấy đứa trẻ dưới quê thường không mặc quần, trên tay trên chân đều là mụn, dày đặc luôn..."
"Được rồi. Đừng nói nữa. Tôi buồn nôn!" Chu Tú Mẫn có hội chứng sợ lỗ – cứ nghĩ đến những thứ mụn to mụn nhỏ dày đặc trên chân tay gây ngứa ngáy kia – da gà da vịt đều nổi hết lên. "Vậy tại sao cậu không có?" Cô ấy nhìn cánh tay trắng bóc không có vết tích của Chu Sa, càng cảm thấy sự tồn tại của cô rất không khoa học.
Chu Sa cười cười, "Nhà mình có một loại thuốc, xoa lên, muỗi sẽ không dám đến gần."
"Thế còn không? Khi nào phải về mấy vùng nông thôn thì cho tôi đấy nhé. Tôi đặt trước đấy."
"Ừ!"
Xe còn chưa đến nơi, nghe nói quãng đường còn chừng hai mươi phút ngồi xe. Chu Sa lấy sách ra đọc, Chu Tú Mẫn nhắn tin cho bạn, rồi liếc mắt nhìn cô, "Đừng đọc nữa, đọc sách lúc đi xe bị say đấy. Cậu ngắm cảnh bên đường đi."
Chu Sa nhìn nhìn ngoài cửa sổ, người, nhà, có gì đáng nhìn chứ? Chu Tú Mẫn cũng cho rằng không có gì đáng nhìn, nhìn nhiều còn hoa mắt, nên khi nhìn thấy ánh mắt tra hỏi của Chu Sa, cô ấy nhún nhún vai, cô ấy bèn nói, tùy tiện nói thôi. Cô ấy gửi tin nhắn xong, lấy ngón trỏ gẩy bìa sách Chu Sa đang đọc, kinh ngạc, "Cậu đọc cái này làm gì?"
Chu Sa gấp quyển sách "Sơ Lược Hình Ảnh Thảo Dược Dân Gian" lại, nhìn xuống bìa, lại nhìn Chu Tú Mẫn, "Cảm thấy có ích liền đọc."
"..." Được rồi!
Chu Tú Mẫn thở dài, "Ngoài việc đọc sách học hành, rốt cuộc cậu còn hứng thú gì khác không?"
Chu Sa nghĩ nghĩ, "Khảo cổ... có tính không?"
Chu Tú Mẫn lặng lẽ trợn mắt, tiếp tục nghịch điện thoại của cô ấy. Chu Tú Mẫn đột nhiên nói: "Cậu cút sang một bên cho tôi!" Chu Sa bị dọa giật mình, ngẩng đầu lên mới phát hiện thì ra Chu Tú Mẫn đang gửi tin nhắn thoại trên Wechat*. Cô lại cúi đầu đọc sách.
Yên tĩnh một đường đến bảo tàng huyện. Chuyến du lịch này liên kết với lớp Lịch sử, lớp Lịch sử đã vào trước. Cô Trịnh cho cả lớp thời gian hai tiếng rưỡi để tham quan, sau đó tập hợp ở ngoài cửa. Sinh viên lớp Khảo cổ nghe lệnh, tràn vào như lũ lụt, tản ra tứ phía.
Chu Tú Mẫn đi cùng Chu Sa. Hai người đứng ngoài hành lang cửa ra vào xem bảng chỉ dẫn bảo tàng, Chu Tú Mẫn hỏi Chu Sa, "Chúng ta cùng đi chứ?" Chu Sa nói được, Chu Tú Mẫn lại hỏi, "Xem phòng triển lãm nào trước?"
Chu Sa chỉ lên bức ảnh "Phòng trưng bày cổ vật khai quật tại Tân Cương", "Mình muốn xem cái này."
"Được rồi. Vậy chúng ta xem cái này trước."
Bảo tàng có hai tầng, được thiết kế vòng tròn, phần trung tâm cao vút chạy thẳng lên trần, trần nhà được làm bằng thủy tinh, ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua, thiết kế vô cùng thời thượng, hai bên có thang máy, tổng cộng có mười hai phòng triển lãm, ngoại trừ hai phòng triển lãm đang đóng cửa bảo trì, mười phòng còn lại đều mở cửa. Phòng triển lãm cổ vật khai quật tại Tân Cương nằm ở tầng hai, hai người đi thang máy lên tầng rồi tìm lối vào, ngoài cửa lối vào có nhân viên bảo tàng nhắc nhở mọi người vào bên trong không được phép chụp ảnh, xin nghiêm túc tuân thủ và nhỏ tiếng trao đổi, tránh ảnh hưởng đến những người đang thưởng thức cổ vật. Bởi vì không phải cuối tuần, du khách không nhiều, chỉ có đoàn sinh viên bọn họ là chủ yếu. Hơn thế, những bạn học khác còn đang chìm đắm ở phòng triển lãm dưới tầng một, lớp Lịch sử đến trước cũng tham quan xong, nên bên trong phòng triển lãm cổ vật khai quật tại Tân Cương có rất ít người. Chu Sa vừa bước vào liền chìm đắm, Chu Tú Mẫn mỗi lần nói chuyện với cô, rất lâu sau cô mới phản ứng lại, nếu không là bày ra bộ mặt mù mờ chưa tỉnh lại, Chu Tú Mẫn ủ rũ, dứt khoát đá