Chương 22:
Buổi chiều khoảng ba giờ, vị giáo sư này có lịch hẹn đến bệnh viện tái khám, nên bọn họ phải tranh thủ, ngoài thời gian đi đường, thời gian còn lại cho hai người cũng không nhiều. Chu Tú Mẫn và Chu Sa bối rối, vội vội vàng vàng chạy ra sân trường, vội vội vàng vàng lên chuyến xe buýt khi cánh cửa xe đang dần khép lại, sau đó tới trung tâm thành phố, đổi tuyến xe đi tiếp. Chu Tú Mẫn tương đối hiểu biết nhân tình thế thái, cảm thấy lần đầu thăm hỏi lại hai tay trống trơn mà đến rất không lễ phép, thế là kéo Chu Sa đi mua một túi hoa quả lớn. Chu Sa cảm thấy nếu đã đi cùng nhau, không lí nào lại để Chu Tú Mẫn trả tiền một mình, rút ra một nửa trả cô ấy, Chu Tú Mẫn cũng không tranh chấp với cô, vui vẻ nhận lấy. Hai người còn mua một ít bánh mì lên xe ăn lót dạ, đến nơi hẹn, còn một đoạn đường nữa. Nhà của vị giáo sư đó nằm ở một khu biệt thự xung quanh vô cùng yên tĩnh, đoạn đường đi đến có thể nghe tiếng chim muông véo von, hoa bay bướm lượn, vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt có một căn biệt thự màu đỏ trồng đầy hoa tường vi đỏ. Những nhánh cây chìa ra ngoài, hoa nở rất nhiều, rụng đầy dưới đất tạo thành một mảng đỏ rực, đẹp như tranh phong cảnh, khiến người ta khó rời mắt, nếu không phải đang vội, thật sự muốn chậm bước chân ngắm cho kĩ. Chu Tú Mẫn nói: Đợi lát nữa về chúng ta cùng đi ngắm, tôi chụp ảnh cho cậu. Chu Sa nói, được.
Bọn họ tìm được nhà vị giáo sư kia, ấn chuông cửa, vợ giáo sư ra mở cửa, nhìn thấy hai cô nữ sinh xinh đẹp, còn mang theo quà cáp, vô cùng ngại ngùng nói, khách sáo quá. Bà gọi to, "Ông già, khách của ông đến rồi này" rồi bảo cả hai vào nhà. Vị giáo sư vui vẻ khà khà bước ra trò chuyện cùng bọn họ, ông ăn mặc đơn giản, thái độ hiền hòa: một chiếc "quần đùi" ngắn, một chiếc áo ba lỗ của người già, trễ đến nửa ngực hở cả lưng, chân đi dép lê, tay cầm quạt ba tiêu lắc qua lắc lại, hình tượng giống như mấy ông lão đầu đường cuối phố mà không phải nhà nghiên cứu phong tục dân gian nổi tiếng. Vợ ông mang cho bọn họ một ấm trà mới pha cùng một đĩa hoa quả, bảo bọn họ nói chuyện tránh chậm trễ thời gian. Vị giáo sư già học thức uyên thâm, rất thích nói chuyện, từ "rửa xương táng" của tộc Ha Thứ, tộc Miêu, đến "đốt hồn táng" của tộc Bồ Mã ở Chương Châu, "thụ táng" (treo trên cây) của người cổ Khiết Đan, "thủy táng" (dìm xuống nước) của tộc Độc Long Tây Nam, tục treo quan tài của người Ba, đến thiêng táng, làm mộ trên vách núi của tộc người Tạng, vân vân, ông mải miết kể. Thậm chí kể cho hai người về những cách chôn cất mà người hiện tại không có cách nào tưởng tượng ra, cảm giác chỉ có thể xảy ra ở các bộ lạc nguyên thủy nào đó ở vùng châu Phi, vẫn tồn tại ở Trung Quốc như "thực thi táng" (ăn xác chết), và cả "minh hôn" (đám cưới ma) đã bị người hiện đại "thần hóa" lên nhiều. Ông nói, nào có thần bí như thế, chỉ là những nhà giàu có ở quê, bỏ tiền ra mua vợ hoặc chồng cho con trai con gái đã chết của họ mà thôi, muốn biểu thị bọn họ cũng có chủ, không phải linh hồn cô đơn, tránh bị 'người' khác bắt nạt. Vị giáo sư già nói, hồi còn trẻ về quê thăm thú, trùng hợp được tham dự "minh hôn", khi đó thời tiết nóng nực, thi thể thối rữa rất nhanh, người chết là con gái của địa chủ, thi thể đã để ở đó hai ngày, tỏa ra mùi thối rõ ràng, nhưng không mua được tân lang. Giọng điệu của ông rất cảm khái, nhìn Chu Tú Mẫn và Chu Sa ăn mặc gọn gàng xinh đẹp, "Hai trò không có cơ hội trải qua khoảng thời gian đó, khi đó thật khổ, không có đồ ăn, đất cũng phải cạp ra mà ăn." Vợ ông bước ra đổi ấm trà khác, trách móc ông, "Cái ông già này, những ngày khốn khó đã qua cứ nhớ mãi không thôi, hôm qua không phải còn nói với tôi phải nhìn về phía trước, hôm nay lại nhắc đến là sao hả. Thật là!" Rồi ngại ngùng nới với Chu Tú Mẫn và Chu Sa, "Ông già thích lải nhải, hai em đừng để ý." Chu Sa và Chu Tú Mẫn vội vàng nói, không đâu, không đâu, cô đừng khách sáo. Vợ giáo sư ra lệnh cho ông, "Kể chuyện cho tốt, không cho phép lấp lửng" rồi về phòng, hiển nhiên là bà ở trong phòng luôn dỏng tai lắng nghe.
Giáo sư phe phẩy quạt ba tiêu, uống chén trà, rồi bảo Chu Sa, Chu Tú Mẫn uống trà ăn hoa quả, tiếp tục nói, "Vị địa chủ đó cũng là người có năng lực, lại rất thương yêu con gái, muốn cho nàng một thân phận mới chôn cất, sau đó không biết dùng thủ đoạn gì mua về được một cậu thiếu niên, tuổi tác tương đương tân nương đã chết kia, bát tự hợp nhau, ngay tối đó liền bái đường thành thân, vị tân nương được trang điểm xanh đỏ, mặc một chiếc áo rộng, treo lên giá trúc, mặt trắng bệch, lại gần là có thể ngửi thấy được mùi người chết. Vị tân lang đó bị dọa sợ, chân tay run rẩy, không ngừng dùng ánh mắt cầu cứu mọi người, nhưng không ai dám lên tiếng. Ta cũng sợ có chuyện, tuy không yên tâm, nhưng vẫn tránh đi ánh mắt của cậu thiếu niên đó..." Giọng điệu ông cảm khái vô cùng, "Còn may lúc đó ta tránh đi nhưng cuối cùng cũng không phát sinh vấn đề nghiêm trọng nào, nếu không cắn dứt lương tâm cả đời, hôm nay cũng không có cách nào bình thản ngồi đây kể cho các trò nghe."
Chu Tú Mẫn nghe tới căng thẳng, giáo sư đột nhiên chuyển thành độc thoại nội tâm, như cố kìm nén, người nghe vô thức căng thẳng hỏi: "Đã xảy ra chuyện gì ạ?"
Giáo sư lại uống một ngụm trà, "Ta vốn muốn ở lại mấy ngày, sau đó càng nghĩ càng bất an, liền quyết định rời đi trong đêm. Đồ đạc của ta không có gì nhiều, nhét cả vào ba-lô rồi rời đi. Vừa đến nửa đường nhìn thấy bóng người thần thần bí bí, ta bèn hỏi là ai, hỏi ra mới biết người đó cũng muốn rời đi như ta, nhưng trước khi đi muốn cứu tân lang ra, nếu không cậu thiếu niên đó chết chắc. Người đó nói rất có sức thuyết phục, ta vốn không an tâm, nhưng người ấy vừa nói, ta lại quên cả sợ hãi, hai người phân công hợp tác, đánh ngất người gác cửa, cứu tân lang ra ngoài. Chạy được một đoạn không xa thì bị người ta phát hiện, mấy mươi người cầm đuốc đuổi bắt chúng ta khắp núi, thiếu chút nữa là mất mạng, cuối cùng may mắn chạy thoát." Giáo sư khi nói câu này, dường như quay về cảnh tượng ngày ấy, giọng điệu có chút căng thẳng, nói xong vẫn chưa thở phào, "Người đó họ Lâm, sau này ta mới biết người đó là cậu ba nhà họ Lâm có tiếng ở Thượng Hải, cậu thiếu niên đó nói có một người bà con thân thích ở Thượng Hải, liền cùng cậu ba Lâm đến Thượng Hải. Nghe nói sau này mở một công xưởng ví da, cuộc sống cũng rất tốt."
Chu Tú Mẫn lẩm bẩm một câu, "Sẽ không mơ thấy ác mộng chứ?"
Giáo sư già hiền lành cười cười, "Người sống ai chẳng có nỗi khổ, còn sống là tốt rồi." Giáo sư uống một chén trà làm ướt họng rồi lại nói, "Minh hôn có nguồn gốc từ rất sớm, nhưng khi đó chưa được gọi là 'minh hôn'. Trước đây ở vùng hẻo lánh Tây Nam người ta gọi là 'Quỷ mượn tân lang, tân nương', nói, người chết rồi, ở dưới đó cô đơn, người ở trên không yên lòng, tìm một người vợ người chồng gả cho họ, để bọn họ thành đôi thành cặp, khi đó còn lạc hậu, đều trực tiếp chôn sống, sau này mới biến chuyển tốt một chút, cho bái đường, không cần chôn theo. Ở Lũng Bắc thì gọi lả 'quỷ kết hôn', 'vợ chồng quỷ', ở Khánh Man thì gọi 'kết quỷ thân', cách gọi các nhau nhưng cách thức tương đồng. Nghe nói 'Đàm Thi' thời Hậu Tấn là khởi nguồn của loại nghi thức này, nhưng không tìm được tư liệu chứng minh. Đúng rồi, mấy đứa biết cái gì được gọi là "Đàm Thi" không? Nói trắng ra là "người có năng lực kháng độc mạnh", có điểm giống như 'người thuốc' trong mấy cuốn tiểu thuyết võ hiệp mà mấy đứa hay đọc đó, nghe nói trăm loại độc không thể xâm nhập, vô cùng lợi hại, Hoàng đế nuôi dưỡng bên mình để cứu mạng. Tại sao à? Bởi vì thời Hậu Tấn, trình độ dùng độc rất lợi hại, Hoàng đế sợ chết, liền nuôi dưỡng ra một đám người để phòng ngộ nhỡ."
"Giáo sư quả là bác học!" Chu Sa chân thành nói, "Cái gì cũng biết."
"Nào có!" Vị giáo sư già lắc chiếc quạt ba tiêu khiêm tốn cười cười, "Nói đến bác học, cậu ba Lâm ở Thượng Hải mới đích thị là bác học, ông ấy chuyên nghiên cứu "phong tục kì lạ", tài nghệ đàn ca, thi họa, đồ cổ không gì không thông, thậm chí văn hóa lịch sử, địa lí phong thủy cũng rất giỏi, thật là một kì nhân. Sau này ta gặp lại ông ấy một lần, ông ấy nói với ta đang thiết kế vài tấm địa hình mộ cổ, nhưng những thứ quý giá đó nghe nói đến nay vẫn chưa được phát hiện. Chỉ là sau này phát sinh biến cố, chúng ta cũng mất liên lạc, đợi tình hình bình thường trở lại, người vật đã sớm không còn. Những bảo bối đó, sợ là