Chương 39:
Học kì mới, giáo trình mới, khuôn mặt cũ.
Thứ duy nhất không giống là: Lịch học càng dày, bài tập càng nhiều, áp lực càng lớn.
Nếu học kì trước, thái độ các vị giáo sư với đám học trò chỉ là thả trâu ăn cỏ, đến kì này chính là ép trâu ăn cỏ, và có lẽ rất nhanh nữa sẽ phát triển đến giai đoạn hận không thể nhét đầy cỏ vào bụng đám sinh viên. Rất nhiều sinh viên còn chưa thoát khỏi không khí "thả lỏng", nên có thể cảm nhận rõ rệt cảm giác không khí trong lồng ngực bị rút cạn. Giáo sư Trịnh có một câu có thể hình dung đầy đủ tình trạng hiện tại: Chèo thuyền ngược dòng, không phải người chết thì là ta vong. Chắc chắn là tôi không chết được, nên tôi chờ xem trong các em ai sẽ chết. Sinh viên lớp Khảo cổ tuy sớm đã quen với sự cay nghiệt của cô Trịnh, nhưng quen không đại diện cho việc không có cảm giác. Đám sinh viên u sầu ủ dột như thể thấy được tương lai đen tối không có ngày đêm, những cảnh tượng đẹp đẽ "nhẹ nhàng, vui vẻ, yêu đương, tốt nghiệp" trong mộng đột nhiên vỡ vụn, không sót lại mảnh nào. Khảo cổ, không chỉ nghiên cứu đồ cổ, mà còn nghiên cứu ý chí tinh thần của con người, độ khốc liệt không kém cướp đồ ăn trong miệng hổ là bao – đây là nguyên văn lời của các giáo sư. Mục đích và ý chí của các giáo sư chỉ có: Cố gắng lên, thiếu niên. Đương nhiên, đây là lí giải của sinh viên, thật ra ý các giáo sư có thể là: Các trò cướp không nổi đồ ăn của hổ thì chỉ có thể trở thành đồ ăn của hổ. Lý giải như thế khiến tâm trạng bọn họ thoải mái hơn một chút. Lại giả vờ một chút, giáo sư của bọn họ thật ra vẫn còn chút tình người, thật ra lòng dạ không phải sắt đá như thế.
Giả vờ!
Sinh viên học bộ môn này, thành quả lớn nhất có thể không phải là kiến thức mà là một tâm lí kiên cường, dựa theo cách nói của đám sinh viên chính là: Được dạy dỗ dưới bàn tay của các giáo sư, không kiên cường thì không theo kịp. Có sinh viên phỉ nhổ: Các giáo sư đều là kẻ biến thái, chúng ta dù mạnh đến đâu cũng chỉ có thể ngoan ngoãn nghe lời, huống hồ không đủ mạnh nên chỉ thể thể ngoan ngoãn chịu đòn roi. Sắp xếp lại nào! Khiến bản thân trở thành người có năng lực thích ứng được áp lực. Vì lí tưởng và mục tiêu của bản thân mà nỗ lực tiến bước!
Các giáo sư rất hài lòng với sự chuyển biến của sinh viên, tuy bên ngoài không nói gì nhưng ngầm nhận định: Có lẽ khóa này số sinh viên có thể theo học đến cuối cùng nhiều hơn rất nhiều so với dự đoán. Sinh viên mà các giáo sư mong đợi nhất không phải là Chu Sa mà là người không xem trọng học tập Chu Tú Mẫn. Chu Sa không phải là kiểu người cần người khác lo lắng, bất kể lúc nào cô cũng ưu tú hơn người, vĩnh viễn đi đúng đường. Nhưng Chu Tú Mẫn không giống như vậy, cô ấy thông minh, người thông minh thường dễ đi sai đường, hơn nữa, tính tình bộp chộp của cô ấy quả thật không phù hợp với chuyên ngành cần tính ổn định này. Nhưng những chuyển biến gần đây của cô ấy khiến người ta mong chờ, đặc biệt là sự mong chờ tới từ các giáo sư: Có lẽ thật sự đã thay đổi, bọn họ không muốn bỏ qua một mần non tốt như thế.
Chu Tú Mẫn cũng không biết cách nhìn của các giáo sư về mình, cô ấy chỉ cảm thấy, cô ấy cần nỗ lực, nỗ lực hơn nữa. Kì trước không bất ngờ khi cô ấy giành được hạng hai, nhưng hạng hai này chỉ kém hạng nhất Chu Sa hơn 30 điểm. Thực tế này khiến người ta khó lòng chấp nhận, hoặc ít nhất là bản thân Chu Tú Mẫn không lòng chấp nhận. Cô ấy biết bản thân kém hơn Chu Sa, sự chăm chỉ cần mẫn của Chu Sa mang theo sự kiên trì và yêu thích không chút do sự với khảo cổ, là điều dù cô ấy có cố gắng hơn nữa cũng không đuổi kịp. Nhưng không đuổi kịp và khoảng cách là hai chuyện khác nhau. Chu Tú Mẫn cảm thấy nếu bản thân không tiếp tục cố gắng, ngay lập tức sẽ bị Chu Sa bỏ lại rất xa. Trước tiên không cần nhắc tới tình huống cô ấy không mong muốn sẽ xảy đến, chỉ đơn giản là tính cách kiêu ngạo tự tôn cùng sự hiếu thắng của cô ấy cũng không nhẫn nhịn được.
Vậy nên cô ấy phải cô gắng, cố gắng hơn nữa.
Có lẽ Chu Tú Mẫn không phát hiện ra nhưng trong lòng cô ấy quả thật có một loại cảm giác: Tôi muốn dựa sát vào cậu, tôi muốn được ở gần cậu.
Chu Sa thì sao? Chu Tú Mẫn muốn cùng cô cố gắng, ai thắng đều vui vẻ. Mức độ thân thiết của hai người đã như hình với bóng, nếu không phải vì Chu Tú Mẫn không ở kí túc xá, hai người có lẽ đã trở thành "thân liền thân". Lâm Bội Linh vì "sở thích" của bản thân, nên rất nghi ngờ quan hệ của hai người, thầm tranh luận với Phương Tranh mấy bận. Phương Tranh không nghĩ như vậy, cô nàng cảm thấy Chu Sa quá trì độn, khẳng định