Tiết Nhu, suy nghĩ trước khi nói được không?
Lúc này bên kia mới im bặt.
Anh thở dài ngao ngán, dù đã ba năm trôi qua, dù đã thay tên đổi họ, dù đã thay đổi mọi thứ nhưng cái tính nóng nảy, nói năng không suy nghĩ lúc nào cũng còn.
Không bao giờ bỏ được.
Thấy bên kia đã im thin thít anh liền nhẹ giọng:
- Không phải anh không muốn cho em về, mà là ông ngoại không yên tâm để em rời khỏi Mỹ.
Im lặng một lúc Giai Giai lại cất tiếng ủ rủ:
"Nhưng em nhớ con mà...!Đâu thể cứ bắt em ở đây suốt được ngày nào cũng ngồi trong phòng quay quanh với bốn bức tường.
Chẳng có ai nói chuyện cả, em sắp trầm cảm luôn rồi."
Nghe giọng điệu than thân khổ sở ấy, anh cũng thương lắm.
Nhưng biết làm sao, nếu cô về nước mà gặp tình huống xấu thì anh có mười cái mạng cũng không thể trả nổi cho ông ngoại cô.
Viễn Khang thở dài thườn thượt, anh nhẹ giọng an ủi:
- Ngoan ngoãn trị liệu đi, cuối tháng anh cho Nhân Nhân sang chơi với em, chịu không?
Giai Giai bên kia rên rỉ khóc lóc vẫn không hài lòng.
Anh thở dài, biết là cô nhớ con, nhưng anh đã hứa với Lệ Đổng đợi khi nào cô đi lại được mới đưa cô về nước.
Bây giờ mềm lòng đưa cô về nước chẳng khác nào đang đối đầu với ông ngoại cô?
Lệ Giai Giai bắt đầu nỉ non.
Cô không những muốn gặp con gái, mà cô còn muốn ở cạnh nó, cô không muốn gặp được vài ngày rồi lại xa nhau.
Bắt cô ở đây cả năm trời, mấy tháng trước cho cô gặp con gái cô, chưa được bao lâu lại đưa cô về Mỹ trị liệu mấy cái đau đớn này.
Ai hiểu được cái nỗi khổ sở của cô chứ, cô đúng là khổ quá mà.
Anh nghe tiếng nài nỉ, khóc than của cô, tuy đã mềm lòng rồi nhưng vẫn không cho cô về.
Một hồi lâu không có hồi đáp, Giai Giai đã bất lực không cam tâm:
"Cuối tháng anh đưa Nhân Nhân qua, anh cũng phải ở lại với em."
Viễn Khang nghe thấy giọng điệu nửa xin xỏ nửa ra lệnh của cô thì suy ngẫm một chút, đắn đo một hồi anh "ừm" một tiếng, Giai Giai liền tươi cười trở lại.
Anh bất giác xoa xoa mi tâm, sẽ có ngày anh chết với ẹm con nhà này.
- Tiết Nhu, anh bảo Minlia cho em ăn nhé?
Lần này cô không ương bướng nữa mà vâng một tiếng.
Khang nói vài câu dặn dò cô rồi tắt máy.
Anh thở dài, dạo gần đây anh thở dài nhiều quá, chắc sắp đi gặp ông bà luôn rồi.
Hết mẹ tới con, ương bướng chẳng ai bằng.
Ba năm trước, Tiết Nhu gặp tai nạn là thật, sinh non cũng là thật, chết...! Nói giả chết thì không đúng, nói chết cũng không phải.
Bác sĩ đã chứng nhận rằng sau khi lấy được Tiết Nhân ra, nhịp tim của Tiết Nhu đã bấng loạn và dường như đã ngừng đập ngay sau đó.
Nhưng chỉ trong vài giây sau, chỉ trong vài giây sau nhịp tim lại đập lại một cách kì lạ.
Đến y tá và bác sĩ cũng phải hoảng hốt.
Thật chẳng ai ngờ, cái mạng nhỏ của Tiết Nhu lại lớn như thế.
Ngay vào thời khắc tim cô đập lại, cấp trên bệnh viện báo xuống phải chuyển cô sang Mỹ gấp, còn bảo phải làm giả giấy báo tử và tìm một lý do nào đó không cho người nhà thấy mặt.
Bác sĩ và y tá đều hoang mang, bọn họ đồng loạt bị chuyển công tác chỉ vì cấp cứu cho người phụ nữ xấu số này.
Bọn họ theo cô sang Mỹ và được nhận làm bác sĩ riêng.
Khang lúc đi nhận xác kì thật không dám nhìn thẳng vào, cái thi thể bên trong đã nát bét đến mức khuông mătn đã biến dạng không còn gì để diễn tả.
Mỗi lần nhớ đến lòng anh lại đau tê tái.
Lúc Tiết Nhân được ba tháng tuổi, Lệ Uyên mẹ cô đã chủ động gọi cho anh, bảo anh sang Mỹ gấp, lúc đó anh còn chẳng biết gì mà giao bảo bối lại cho Giang Tuyết Nhan để sang Mỹ.
Qua bên đó rồi thấy Tiết Nhu nằm trên giường bệnh đang hôn mê anh như chôn chân tại chỗ.
Tiết Nhu lúc đó chẳng khác gì bảo bối lúc nằm lồng kính, cả cơ thể đều là máy móc thiết bị y tế.
Theo lời