Cậu cũng chỉ im lặng được một ngày.
Hôm sau tỉnh lại, Akaj nói mình muốn ăn xúc xích ngựa, quản gia cảm thấy khó xử.
Khwaja hỏi ý kiến bác sĩ, cuối cùng để cậu ăn ít thịt ngựa băm nhuyễn, nấu với canh bí đỏ cho cậu uống.
Quản gia bưng bữa tôi svafo, Akaj cuộn mình trong chăn y như con mèo, đầu tựa vào đùi Khwaja, mái tóc mềm mại bị gã làm rối tung lên, cậu dùng răng nhây thịt đùi Khwaja, để lại dấu răng đỏ, cậu thỏa mán ngậm nước miếng, hôn vào nó.
Quản gia cúi đầu không dám nhìn xuống.
Khwaja nhận bát và vỗ đầu cậu, “Được rồi, dậy ăn đi.” Akaj nằm thẳng mở miệng, chỉ vào cổ họng đen ngòm của mình, “Anh đút em ăn.”
Quản gia vội vàng đi ra ngoài.
Khwaja lấy tờ báo đến đệm cho cậu, đút cậu ăn từng miếng một.
Akaj chộp lấy tờ báo nghịch ngợm, nhưng sắc mặt không khỏe lắm, hơi buồn nôn, che miệng muốn nôn.
Khwaja đặt bát xuống, cầm khăn tay bảo cauaj nôn ra, chỉ nôn ra hai ngụm, đút vào rồi lại nôn ra, không ăn được thì nôn tới rơi nước mắt, vô cùng đáng thương chớp mắt nói, “Em đói.”
Khwaja sờ sờ bụng nhỏ của cậu, “Tôi gọi bác sĩ đến khám cho em.”
Bác sĩ đến khám, ghi lại tình hình, “Cậu vẫn còn rất yếu và có thể có phản ứng bài xích.
Nhưng phải ăn, nếu không ăn được thức ăn lỏng thì tạm thời hãy uống súng.
Hai ngày tới thì xem lại sau.”
Akaj ăn kiêng một khoảng thời gian cho ca phẫu thuật, duỗi chân đạp người “Tôi muốn ăn! Tôi không quan tâm!” Cậu làm ầm lên khiến mọi người bó tay, Khwaja đuổi người xuống dỗ cậu cả nửa ngày, sau đó bảo người nấu canh gạo đút cậu uống, sắc mặt mới tốt hơn chút.
“Em cảm thấy hình như anh đã thay đổi.” Akaj nhìn ánh mặt trời ngoài cửa sổ dần chìm xuống, chim hót lứu lo, trong phòng càng thêm tĩnh lãng.
Ánh mắt cậu trống rỗng, hơi thất thần, “Trước kia anh sẽ không đối xử tốt với em như vậy/”
Khwaja vuốt lưng cậu, “Vậy không tốt sao?”
Akaj không trả lời gã nữa.
Ánh mắt cậu dời về phía tờ báo, đọc lướt hai đoạn, sắc mặt biến đổi, “Ai viết cái này?”
Khwaja đưa tay ra, “Hoa Tulip đen.
Tác giả: Euler Kuvshnikov.”
“Không thể nào, cục cưng nhỏ của Oleg sao có thể viết thứ này?” Cậu dùng ngón tay nhấc tờ báo lên, đọc một câu cực kỳ buồn nôn, “Thắt lưng của nữ thần đã được nhuộm đỏ bởi máu của các liệt sĩ, đó là màu của sắc cờ tổ quốc.’ Cậu ta không biết đó là báo chân lý à? Không phải cậu ta toàn viết tiểu thuyết thôi sao?”
Khwaja thích thú đọc tiếp, ” Sự tàn khốc của chiến tranh không được thể hiện bằng số lượng lớn người chết, mà được thuật lại bằng sự kết thúc cuộc đời của mỗi người.
Tôi nhìn thấy Evpova nằm trên mặt đất cháy đen,, dưới thân cô ấy là một đống thỉ thể của những người lính.
Tôi chỉ có thể vuốt mắt cô ấy.
Hai mơi phút trước, cô ấy còn phàn nàn với tôi rằng mình không nên bị lừa tới đây.
Vậy mà những gì tôi thấy ở đây là sự sống và cái chết là vô cùng tùy tiện.”
“Đâu có được phép thảo luận chuyện này đâu? Ai to gan dám đăng một bài viết dài như vậy?” Akaj hỏi.
Khwaja lật tờ báo, cuốn hồi ký này được đăng lên trang đầu tiên của tờ báo tuyên truyền nội bộ Liên Xô, chiếm trọn một trang và dài hơn ba nghìn từ.
Ngày xuất bản là hôm nay.
“Em nên lo cho người viết bài báo này thì hơn, tôi nghĩ cậu ta đã bị lợi dụng rồi.” Khwaja bình tĩnh nói.
Nhưng Puli Khmuri không phải lời nơi tin tức linh hoạt, sự yên tĩnh của nó đến từ bên trong, đặc biệt là sau khi tuyết rôi, nó mang hương vị ẩn sĩ lạnh lùng tự kiêu.
” Đây là một trong những thị trấn đầu tiên bị người Liên Xô chiếm đóng sau năm 79, và hiện tại dân số thường trú chỉ khoảng 2.000 người hoặc hơn.
phụ nữ và người già chiếm phần lới, hầu như không nhìn thấy thanh niên.
Hầu hết họ sống dựa vào nghề thủ công truyền thống và kinh doanh xưởng nhỏ để kiếm sống.
Không chỉ Puli Khmuri, tất cả các ngôi làng gần đó cũng giống vậy, hai phần ba dân số đã biến mất trong hai năm từ năm 80 đến 82.”
Người đăng ký duy nhất trong trấn tên là Abramovich, ông là một người rất thấp, vàng và gầy, trên người nổi mề đay dày đặc, khuôn mặt của ông khô và nứt nẻ, lỗ chân lông to, cằm được bao quanh bởi một bộ râu mỏng và xoăn, mọc như gai cháy ở rìa của một vũng khô cạn, và miệng của ông, như cái ao vậy, cũng gần khô nứt ra.
Vậy mà khi ông vừa mở miệng, ai ai cũng tin lời ông, thay vì nó đây là sức hút cá nhân, thì không bằng nói giọng của ông trời sinh mang theo sự thân thiết và kiên định.
Ông lôi một bọc sách từ trên bàn làm việc của mình, vộ vàng cầm bút theo, “Xin lỗi, tôi có lớp dạy cho mấy đứa trẻ.” Ông xoa mũi, cười xấu hổ, “Tôi cũng chỉ mới có trình độ trung học thôi, nhưng ở đây không ai dạy cả, hồi thâp niên 60 còn có cơ sở giáo dục hoàn chỉnh.
Sau này trình độ học vấn của thế hệ này không bằng thế hệ kia, người già mới là người hiểu biết nhất.
Nhưng họ đã đi rất nhiều thời gian để tìm một người sẽ dạy.
Họ đã cố gắng tìm người sẵn sàng dạy học.
Tôi thì khá rảnh mà cũng thích trẻ con nữa.”
Tuyên truyền viên mới cầm sách giúp ông, “Lớp học ở đâu vậy?”
“Ồ, không xa, nó ở trong sân của bác sĩ Blick.
Tôi có thể tự đi được.” Bọn họ băng qua sân nhỏ của tòa nhà thư ký, nhìn thấy quân đội mới đóng từ xa, “Đây là quân đội của các anh à?”
“Đúng vậy.”
Abramovich gật gật đầu, ông chợt nhớ vài chuyện, “Tài liệu khẩn cấp sẽ được gửi qua fax, nhớ kiểm tra máy fax mỗi ngày, thứ đó cũng cũ như tôi vậy.
Nếu cậu không tới thăm nó mỗi ngày thì nó sẽ đình công đấy.
Mỗi tuần đến bưu điện một lần, thư bưu kiện báo chí có sẵn, đến phòng truyền thông lấy là được.”
Tuyên truyền viên ghi lại, “Được.
Tôi hiểu rồi.”
Một tuần sau, Euler nhận được tờ báo.
Segrei nói cậu rằng bài báo đã được xuất bản.
Tiêu đề là “Phản ánh về cuộc bạo loạn của người tị nạn ở Kabul”, và “Hoa Tulip đen”, in trên giấy là bài báo mà cậu viết trước khi biết đến âm mưu của Viktor.
Hơn nữa, đó là một bản nháp chưa hoàn thành, ba trăm chữ cuối cùng với những câu bình luận là do ban tuyên truyên bắt chước ngữ điệu của cậu thêm vào.
Điều này cấu thành tội trộm cắp, và nếu ở Moscow, Euler hoàn toàn có thể bắt người đàn ông này giao cho cảnh sát, sau đó kết tội hắn vì tội đạo văn.
Cậu cầm tờ báo đi tìm Sergei, khuôn mặt Segrei biến sắc ngay, lập tức xin lỗi cậu, “Xin lỗi Euler, tôi gửi nhầm bản nào.
Thật sự tôi không cố ý đâu, lúc tôi sửa lại thì nó quá lộn xộn, nên không viết rõ ra.
Tôi không ngờ họ sẽ cho xuất bản nó.”
“Nhưng nửa sau là bọn họ viết thêm vào, thậm chí còn không hỏi ý tôi! Chẳng lẽ tự ý sửa bài viết của người khác không cần hói ý của tác giả à?” Euler không hề dao động, cậu cảm thấy mình bị lừa, “Tôi xem cậu như bạn nên mới đưa bản thảo cho cậu.
Tôi rất thất vọng, Sergei.”
Sự việc này đã khiến tình bạn của họ rạn nứt.
Oleg lại không kịp hả hê khi người gặp họa, trong lòng hắn sinh ra lo lắng giống như Khwaja, “Hắn đang lợi dụng em, Euler.
Em lại bị lừa rồi.”
“Cậu ta bảo cậu ta không cố ý, “
“Đương nhiện cậu ta nói mình không cố ý rồi!” Oleg ném tờ báo trước mặt cậu và chỉ vào bài báo, “Vậy đây là gì? Họ sẽ không nhgi ngờ về một bản thảo chưa hoàn thành à? Ai lại gửi một bài viết chưa hoàn thành cho một tờ báo được? Em có làm thế không? Hắn ta không cố ý à? Hắn đang lợi dụng em, dùng ngòi bút và giọng văn của em để quảng bá.
Mẹ kiếp, mấy người này không bao giờ thay đổi cách làm việc hèn hạ của mình.”
“Nhưng tại sao?”
“Không biết,” Oleg hít sâu một hơi, “Có thể vfi một số người nghĩ rằng đánh không nổi, cũng có thể chỉ dùng tới báo chí tác động.
Anh nói cho em hay, nếu chuyện này trong nước biết tới, thì tòa soạn của các em sẽ bị hủy trong tay em đấy.
Anh không muốn dọa em sợ, nhưng nó rất nghiêm trọng.
Em nên cầu nguyện hắn không phải gián điêp đi, nếu không