Phan chưởng quầy nhìn Đại Bảo đỏ mặt thì cười nói: “Phượng nhi, một vị cô nương như con sao không biết lễ nghĩa gì thế? Mẹ con dạy con thế nào?”
Phan Phượng Vân đắc ý cười nói: “Chính mẹ để cho con tới mà.”
Phan chưởng quầy cười đáp: “Thì cũng không được gọi Vĩnh Kỳ là tên ngốc, đứa nhỏ này không ngốc đâu!”
Phan Phượng Vân khẽ hừ một tiếng rồi kéo ống tay áo Phan chưởng quầy làm nũng: “Hắn là tên ngốc chứ gì, mỗi lần thấy con mặt hắn lại đỏ ửng lên rồi chuồn mất, nói cũng không dám nói câu nào.
Con mới không thèm gả cho hắn đâu!”
Phan chưởng quầy vỗ vỗ tay con gái và nói: “Mẹ con đúng là không giữ được miệng.
Chuyện này còn chưa ra đâu vào đâu bà ấy đã nói linh tinh!” Nói xong ông ta nhìn con gái và nói: “Ta và mẹ con chỉ có tính toán ấy, Vĩnh Kỳ cũng chưa biết.
Nếu con không muốn gả thì cha sẽ không theo đuổi chuyện này nữa và tìm cho con một người tốt, còn thấy sao?”
Phan Phượng Vân tức quá ném tay Phan chưởng quầy ra rồi bỏ lại một câu: “Tùy cha, dù sao cha có tìm ai con cũng không chịu gả đâu!” Nói xong nàng ta chạy ra ngoài.
Phan chưởng quầy nhìn hai đứa nhỏ này thì cười lắc đầu sau đó cũng ra ngoài tiệm.
Lúc này Đại Bảo đỏ mặt đi tới sảnh, Quý Bình nhìn thấy thì vội hỏi: “Vĩnh Kỳ, mặt ngươi làm sao mà đỏ thế, sốt à? Để ta đi gọi nhị đệ của ngươi tới xem nhé!”
Đại Bảo lắc đầu nói: “Không có việc gì, ta trộm uống mấy ngụm rượu nên hơi đỏ mặt, ngươi đừng nói với mấy người khác nhé! Ta tới quầy, bên này nhờ ngươi để ý!” Đại Bảo nói xong thì vội vàng trốn sau quầy.
Quý Bình vắt khăn lên vai lẩm bẩm: “Kỳ quái, sao không ngửi thấy mùi rượu nhỉ?”
Vừa lúc hôm nay Vương trướng phòng về nhà nên ở quầy chỉ có mình Đại Bảo.
Hắn uống cạn một chén trà, hít sâu vài lần mới chậm rãi bình tĩnh lại, mặt cũng bớt đỏ hơn.
Trong lòng hắn thầm nghĩ: Sao con gái Phan chưởng quầy lại giống con ong mật thế, vừa đốt người ta một cái là tim đã đập thình thịch.
Đại Bảo nghĩ đến ngây người, Phan chưởng quầy tới gần lúc nào hắn cũng không biết.
Chờ hắn hoàn hồn đã thấy ông ta cười tủm tỉm nhìn mình thế là hắn sợ tới mức nhanh chóng đứng dậy lắp bắp, “Chưởng, chưởng quầy tới lúc nào vậy?”
Phan chưởng quầy nói: “Vừa tới, vừa tới, ta thấy ngươi chăm chú xem sổ sách thì không muốn quấy rầy!” Phan chưởng quầy âm thầm vui vẻ.
Đây mới là bộ dạng nên có của người trẻ tuổi chứ! Ừ, năm sau Vĩnh Kỳ vừa tròn 20 tuổi là ông ta sẽ gả con gái cho hắn luôn!
“À, cháu không xem sổ sách, cháu hơi thất thần một chút!” Đại Bảo là đứa nhỏ thành thật, hắn cũng không dám nói dối với Phan chưởng quầy.
Phan chưởng quầy càng thêm vừa lòng gật đầu nói: “Không có việc gì, ngươi làm việc đi!” Nói xong ông đứng dậy đi ra ngoài, đúng lúc gặp người quen tới ăn cơm thế là ông hớn hở đón tiếp, tâm tình cực kỳ tốt.
Tháng sáu Tam Bảo đi theo Lý chưởng quầy đi tới Thục Châu một chuyến, lúc quay lại đã là hơn nửa tháng sau, cả đoàn người đều bình an.
Đại Bảo và Nhị Bảo cũng an tâm.
Lý chưởng quầy thì kiếm được một món lớn, mang về không ít dược liệu tốt nên hứng thú bừng bừng đưa tới Hồ thị y quán để Hồ lang trung kiểm nghiệm.
Tam Bảo cũng đi theo, bộ dạng cà lơ phất phơ khiến Nhị Bảo vừa nhìn thấy đã kéo hắn tới phòng mình nói: “Tam Bảo, mới đi châu phủ một chuyến đệ đã xoắn hết cả lên rồi phải không? Nhìn mặt đệ xem, chỉ còn thiếu chưa viết hai chữ châu phủ trên đó nữa thôi!”
“Nhị ca, huynh không nhìn ra à? Hê hê, đệ giả vờ cho huynh xem thôi mà!” Tam Bảo cười nói.
“Có phải đệ cũng định qua chỗ đại ca và bày ra vẻ mặt này hay không?” Nhị Bảo véo hắn.
“Hê hê, huynh đoán được rồi à?” Tam Bảo đã quen nên tùy ý để Nhị Bảo véo eo cũng không thèm trốn tránh.
“Thằng nhóc này eo cũng rắn chắc đó! Ta véo đau cả tay! Đi một chuyến tới châu phủ có thu hoạch được gì không?” Nhị Bảo cười hỏi.
Tên kia lập tức giả vờ mình kiến thức uyên bác: “Trấn nhỏ của chúng ta so với châu phủ thì chỉ là cái lông trên người phượng hoàng thôi, không cần so đâu!”
“Đệ đã từng thấy phượng hoàng rồi à?” Nhị Bảo hỏi.
“Chưa.” Tam Bảo đáp.
“Thục Châu mà đã là phượng hoàng thì đế đô sẽ là cái gì?” Nhị Bảo hỏi.
“Thì mẹ phượng hoàng?” Tam Bảo không chắc chắn lắm.
“Cút ngay, nói bậy gì đó.
Nói nghiêm túc một chút, phải kể hết tình hình trên đường đi cho ta.” Nhị Bảo uy hiếp.
“Có gì mà nói đâu, ra khỏi huyện thành lên quan đạo, trời tối ở trọ, hừng đông lại lên đường.
Ngoài việc phải đi nhiều thì mọi thứ khác đều bình thường!” Tam Bảo kể.
Nhị Bảo gật đầu nói: “Lý chưởng quầy là người quanh năm chạy chỗ nọ chỗ kia để làm ăn vì thế kinh nghiệm rất phong phú.
Đệ phải chịu khó học, kinh nghiệm trên đường cũng nhiều thứ cần chú ý lắm đó! Ta nghe sư phụ nói đi đường nhanh hay chậm, ở trọ dài hay ngắn và ở khách điếm nào cũng đều cần nghiêm túc suy ngẫm.”
“Nhị ca, đệ đã biết, đệ sẽ học thật tốt!” Tam Bảo gật đầu đáp.
“Lát