Gà gáy sáng, mọi người cũng dậy sớm bắt đầu một ngày bận rộn.
Sương sớm nhàn nhạt tan đi dưới ánh mặt trời, Hoàng Hoàng thò đầu ra khỏi ổ, đôi mắt ướt dầm dề quan sát một lát mới vui sướng chạy vọt ra, vòng quanh sân trước.
Tam Bảo bưng một bát cháo loãng đổ vào bát cho Hoàng Hoàng, trong đó có nửa cánh bánh bột ngô.
Hoàng Hoàng chạy tới vui vẻ ăn, cái đuôi lắc qua lắc lại mừng hớn hở.
Tứ Bảo dắt tay Nữu Nữu tò mò đứng một bên nhìn, lát sau Nữu Nữu cười nói: “Gâu Gâu thật ngoan!”
Hiện tại đến phiên Tam Bảo và Tứ Bảo sửa đúng cho Nữu Nữu, “Là Hoàng Hoàng, không phải gâu gâu.”
Nữu Nữu làm lơ hai tên này mà chỉ lo hứng thú dạt dào nhìn con cún con ăn cơm.
Sau bữa sáng ba cha con Đào Tam gia vác cuốc ra đồng làm việc.
Đào Tam gia phụ trách dẫn người đi dọn lạch nước, Trường Phú và Trường Quý phụ trách xới đất trong ruộng, lại sửa sang bờ ruộng.
Lý thị cho gà và heo ăn, còn hai cô con dâu thì tưới nước cho rau.
Đại Bảo và Nhị Bảo đi học đường, Tam Bảo cùng Tứ Bảo trông Nữu Nữu và Hoàng Hoàng nên không chạy theo anh nữa.
Ba đứa nhỏ và một con chó con chạy đuổi vòng quanh sân, tiếng cười truyền thật xa.
Cùng thôn có hai đứa nhỏ theo tiếng mà tới, tụi nó đứng ngoài rào tre hâm mộ nhìn đám Tam Bảo.
“Đản Đản, Nha Nha, hai đứa đứng ngoài làm gì, mau vào đây chơi!” Lưu thị đứng trong mảnh đất trồng rau trước nhà thấy thế thì gọi.
“Trường Phú thẩm.” Hai đứa nhỏ lễ phép chào hỏi, thấy Lưu thị vẫy tay gọi thế là tụi nó vui vẻ vào trong sân.
Nữu Nữu rất vui khi thấy Đản Đản ca ca và Nha Nha tỷ tỷ tới chơi với bọn họ.
Tuy nàng mặc rất dày, cả người không quá linh hoạt (nương nói là mặc áo giáp cho quả đào) nhưng nàng vẫn cố gắng duỗi thẳng tay cầm lấy tay Nha Nha.
Tam Bảo và Tứ Bảo thì hơi không vui, nguyên nhân là vì lần trước hai đứa tới nhà Đản Đản chơi nhưng tên khốn này lại đuổi bọn hắn đi.
Kỳ thật không thể trách Đản Đản được, chủ yếu là lần trước hai tên nhóc thối này vừa tới đã ăn sạch khoai nướng nhà người ta, còn bẻ hết tay chân con búp bê bằng đất sét Đản Đản nặn.
“Đản Đản, ngươi tới làm gì?” Tam Bảo khó chịu hỏi.
Tứ Bảo cũng đứng ra nói: “Chúng ta sẽ không chơi với ngươi.”
Đản Đản cười vô tội và không nói lời nào.
Hắn rất thích con chó con này, dù Tam Bảo và Tứ Bảo lạnh lùng đứng một bên thì hắn vẫn đứng đó không nhúc nhích.
Tam Bảo và Tứ Bảo đứng trước mặt Đản Đản ngăn cản hắn nhìn Hoàng Hoàng.
Đản Đản dịch sang trái thì Tam Bảo dịch sang trái, nếu hắn dịch sáng phải thì Tứ Bảo sẽ dịch sang phải.
“Không được bắt nạt đệ đệ của ta!” Nha Nha cáu tiết thét lên, thậm chí còn bước tới định kéo Tứ Bảo ra.
“Chân thối, chân thối!” Tứ Bảo né tránh sau đó gào biệt danh hắn đặt cho Nha Nha.
Nha Nha càng tức hơn, con bé đuổi đánh Tứ Bảo vòng quanh, “Tứ Bảo khốn nạn, đồ bánh bao thối tha.”
Tam Bảo trợn mắt với Đản Đản nhưng tên kia vẫn cười vô tội sau đó ngồi xổm xuống bóp lỗ tai Hoàng Hoàng.
Hoàng Hoàng nghiêng đầu cắn cái tay nhỏ đang sờ tai mình, cái lưỡi ẩm ướt nóng nóng cùng bốn cái răng nanh non nớt có cắn cũng chẳng đau.
Đản Đản cười ngây ngốc, Tam Bảo thấy hay cũng thử cho tay vào miệng Hoàng Hoàng.
Quả nhiên không đau! Thế là hai tên hâm nhìn nhau cười.
Quả là một nụ cười hóa giải hận thù, chút rối rắm trong lòng Tam Bảo lập tức tan thành mây khói.
Nữu Nữu sùng bái nhìn Tam Bảo và Đản Đản, nàng không dám bỏ tay vào miệng chó nên chỉ nắm lấy đuôi Hoàng Hoàng.
Tứ Bảo bị Nha Nha đuổi ra khỏi sân, chạy dọc con đường đất trong thôn nhưng mãi không cắt được cái đuôi phía sau.
Đáng thương cho Tứ Bảo chạy không nổi nữa thế là đành dừng lại chống tay lên đầu gối thở dốc.
Tiếng bước chân phía sau ngày một gần.
“Bánh bao thối, sao không chạy nữa?!” Nha Nha cũng thở phì phò nhưng so với Tứ Bảo thì nàng lớn hơn và dĩ nhiên thể lực cũng tốt hơn.
“Hê hê! Chân thơm! Tha cho ta đi!” Tứ Bảo lấy lòng cười nói.
“Ngươi mới là cái đồ chân thơm ấy!” Nha Nha vẫn không vui, chỉ cần nói đến chân thì dù thơm hay thối nàng đều không vui.
Suy nghĩ của Tứ Bảo lung lay và hắn lập tức sửa miệng gọi “Nha Nha tỷ tỷ”.
Lúc này Nha Nha mới vừa lòng và không ghi hận hắn nữa.
Hai đứa nắm tay nhau đi về theo đường cũ.
Đào Tam gia mang theo mấy người trong thôn dọn dẹp mương máng.
Đào gia thôn có hai cái mương, một cái dẫn nước từ sông nhỏ vào Yển Đường, một cái khác nối Yển Đường với ruộng lúa.
Từ năm trước thu hoạch lúa xong đống mương máng này không hề được dùng tới, vẫn để khô cong nên rất nhiều lá cây và cỏ khô đều tích ở đó.
Đặc biệt là khúc gần ruộng lúa có nhiều chỗ bị rơm rạ và nước bùn đọng lại gây tắc nghẽn.
(Hãy đọc truyện này tại Rừng Hổ Phách) Đào Tam gia phân công xong thì có một nhóm người dùng cái cuốc đào bùn và rơm rạ bỏ vào giỏ tre mang đi đổ.
Những người khác chịu trách nhiệm dẫn nước, ngăn nước.
Một khi con mương dẫn nước được làm sạch thì nước từ Yển Đường sẽ lập tức được dẫn chảy vào trong ruộng lúa mạch.
Ruộng lúa nước bên này của Đào gia thôn đều tập trung ở một chỗ, trải qua mùa đông ruộng lúa đã không còn một giọt nước nào.
Hoa dại, cỏ dại và gốc lúa màu nâu đen trải khắp cánh đồng lúa.
Đất lúc này ướt nhưng không mềm, chân dẫm lên cũng không lún xuống, quả thực thích hợp cày xới.
Các thôn dân cũng tranh thủ sửa sang lại ruộng lúa và bờ ruộng.
Bờ ruộng có lỗ hổng thì phải dùng bùn đất xây lại, nếu có hang chuột thì phải dùng hòn đá lấp kín sau đó lại dùng bùn đất lấp lên.
Những việc này thực vất vả nhưng nông dân đã quen.
Các nam nhân vừa trò chuyện vừa làm, thời gian một buổi sáng cứ thế qua đi.
Cơm trưa là do Đào Đại nãi nãi Vương thị cùng mấy người con dâu làm.
Vì trong tộc cung cấp thức ăn nên một bữa này cũng coi như phong phú.
Có màn thầu, rau hẹ xào đậu phụ khô, măng tây với thịt khô, củ cải muối chua và ớt băm, cuối cùng là cannh trứng gà với hành thái.
Các nam nhân làm việc cả buổi sáng lúc này lục