Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

58: Bao Tay


trước sau


Đảo mắt đã tới cuối tháng 10, lập tức sang tháng 11.

Vừa qua tháng 11 sẽ là tháng chạp, sau đó là trừ tịch, rồi tết Âm Lịch.

Bọn nhỏ trong thôn bắt đầu hưng phấn, trong lòng mong ngóng ngày tết đến nôn nóng!
Người già trong nhà sẽ cùng đám nhỏ vui tươi hớn hở hát một bài ca dao: “Củ cải đỏ, mật mật ngọt, sắp ăn tết, con trai muốn ăn thịt nhưng lão cha không có tiền!”
Bọn nhỏ nhanh chóng học xong và bắt đầu ríu rít như chim sẻ, tiếng hát vang từ thôn đông sang thôn tây.
Đào gia thôn không có giường đất sưởi ấm như phương bắc, ngoài mặc thật nhiều áo bông dày thì bọn họ cũng chỉ đốt chậu than sưởi ấm.

Đào Tam gia chuẩn bị cũng đủ củi đốt dùng cho sưởi ấm, trong nhà bếp có một loạt bình đen sì đựng than củi tự chế.

Đống than củi này là tích cóp được sau mỗi lần nấu cơm, lúc ấy họ sẽ dùng kẹp gắp than từ trong bếp ra bỏ vào bình.

Đừng coi khinh đống than củi này, đây chính là thứ cực tốt để sưởi ấm.
Lý thị chọn ra những con gà mái không còn đẻ trứng và đống gà trống để bán, chỉ để lại ba con ăn tết.

Đống gà để nuôi toàn là gà mái còn đẻ trứng và một con gà trống đuôi xanh đỏ.

Bọn họ dồn gà từ rừng trúc vào chuồng gà trong sân nuôi nhốt chung.
Ngoài ruộng không có việc gì, việc nhà cũng chỉ có giặt giũ, nấu nướng, cho heo, cho gà ăn.

Đám heo trong chuồng ngủ cả ngày, tỉnh lại ăn, xong lại ngủ, mắt thấy béo lên không ít.


Mùa đông cũng ít rau dưa nên bầy gà ngày nào cũng được thả ra ngoài tự tìm đồ ăn.
Lý thị đã quen buổi sáng bận việc nhà, sau cơm trưa bà sẽ đốt một chậu than, nếu trời sáng sủa thì đặt trong viện ngồi quây quần sưởi ấm.

Nếu trời âm u thì dọn vào trong phòng để mọi người vây quanh chậu than làm giày bông.
Vào một buổi sáng sớm không có sương mù Đào Tam gia trói chân gà buộc vào đòn gánh rồi cùng Trường Quý cõng trứng gà đi họp chợ.
Không có sương mù nhưng vẫn lạnh.
Chậu nước ở hậu viện tích một tầng băng mỏng, Đại Bảo cầm một thân cây lúa mạch ngắt đầu đuôi và thổi vào tầng băng kia.

Rất nhanh băng đã tan thành một lỗ nhỏ thế là hắn xuyên cọng rơm qua được một món đồ chơi.

Sau khi ăn xong Đại Bảo và Nhị Bảo mỗi đứa xách một khối băng vui vẻ chạy tới trường.
Đương nhiên Tam Bảo, Tứ Bảo và Nữu Nữu cũng có phần.

Đại Bảo cũng làm cho mỗi đứa một cái băng chùy, để có thể nhấc được khối băng nên bọn nhỏ đều bỏ bao tay ra.

Tay nhỏ đông lạnh đỏ bừng nắm sợi rơm trong tay và vung khối băng vào nhau chơi.

Ba đứa nhỏ xách khối băng chạy khắp sân trước, đứa nào cũng mặc áo bông thật dày, đội mũ len, khuôn mặt nhỏ lộ ra đỏ bừng vì lạnh, lông mày và lông mi cũng dính hạt tinh thể màu trắng.

Mũi đứa nào cũng đỏ, còn có nước mũi chảy xuống nhưng lại bị tụi nó dùng sức hít hít vài cái, miệng thì thở khói trắng.
Bọn nhỏ chạy quanh sân nên cũng không lạnh, khối băng vốn dĩ không dày lại bị quăng cho va vào nhau nên nhanh chóng vỡ vụn.


Lúc này Tam Bảo lấy tay áo lau tay cho em gái, lại giúp Nữu Nữu đeo bao tay vào.

Nói là bao tay nhưng kỳ thật chính là một mảnh vải lót bông được khâu tay, bọc tay trong ấy vừa dày vừa ấm.
Bọn nhỏ có hai đôi, vừa lúc có thể thay đổi, trong đó một đôi là Lý thị làm, một đôi là Lưu thị làm.
Lý thị làm bao tay cực kỳ dễ nhận ra.

Tất cả đều dùng vải xanh, của Nữu Nữu thì thêu một quả đào đỏ thẫm, phía trên có một đoạn cuống màu nâu và một cái lá màu xanh.

Nữu Nữu cực kỳ thích cái bao tay này, còn thường nhìn quả đào chảy nước miếng.

Bao tay cũng còn một tác dụng khác đó là lau nước miếng, vừa lúc.
Còn bao tay của Đại Bảo, Nhị Bảo, Tam Bảo và Tứ Bảo thì sẽ thêu thỏi vàng màu vàng tươi.

Thỏi vàng của Đại Bảo là to nhất và chỉ có một thỏi, Nhị Bảo có hai thỏi nhỏ hơn chút.

Tam Bảo có ba thỏi vàng và mỗi thỏi lại càng nhỏ hơn, tới Tứ Bảo thì thỏi vàng còn bé tí nhưng số lượng thì ăn đứt mấy thằng anh.
Lý thị cực kỳ vừa lòng với đống bao tay tự mình làm ra.

Còn với bọn nhỏ lại khác, trừ Nữu Nữu ra mấy cái bảo đều kháng nghị: “Bà nội, đừng thêu thỏi vàng nữa được không? Không thể đổi cái khác à?”
Lý thị cười nói: “Được! Sang năm bà nội sẽ đổi cái khác, đổi thành đồng tiền lớn nhé?!”
Đại Bảo méo miệng: “Thôi thỏi vàng cũng được!”

Lý thị gật đầu, “Đúng không, ta cũng cảm thấy thỏi vàng đẹp hơn đồng tiền! Ánh vàng rực rỡ, cực kỳ vui mừng!”
Đại Bảo là đứa nhỏ thông minh, thấy Lý thị bên này không ăn thua thế là hắn đi tìm mẹ mình.

Lưu thị vui tươi hớn hở đồng ý rồi tìm chút vải thừa màu xanh và thức đêm làm một bộ bao tay nữa cho đám nhỏ.
Mấy cái bảo

cầm bao tay thì thấy cực kỳ vừa lòng.

Trên đó thêu mai, lan, cúc, trúc, tứ quân tử, lại thêu bốn chữ phúc, lộc, thọ, hỉ.

Lưu thị không biết chữ nhưng mấy chữ thể hiện ý vui mừng này nàng ta vẫn làm được.
Trên bao tay của Nữu Nữu thêu một đóa hoa đào màu hồng nhạt, nhụy hoa màu vàng tươi, thêm một mảnh lá xanh biếc, đẹp tới nỗi đứa nhỏ cười không thấy mắt đâu.
Bao tay quả đào Nữu Nữu cũng muốn, bao tay hoa đào nàng cũng muốn, vậy dứt khoát mỗi tay một cái đi, vừa lúc đủ cả hai! Rốt cuộc Nữu Nữu không cần rối rắm xem đeo bộ nào nữa.

Hiện tại tay trái là bao tay quả đào màu hồng, tay phải là hoa đào, hoặc đổi ngược lại.

Hê hê, Nữu Nữu thực là thông minh, được cả nhà khen ngợi.
Sau khi ăn cơm trưa Lý thị vẫn đốt một chậu than như cũ sau đó người một nhà ở trong sân sưởi ấm.
Đại Tần thị cười tủm tỉm mang theo hai cô con dâu đi sang, tới cửa đã nói, “Hiện tại mỗi ngày ta đều chờ tam tẩu nhóm lửa là ta qua có sẵn chỗ sưởi ấm.”
“Lần sau nhớ mang chút củi lửa tới, ngoài phòng chất củi của nhà ngươi toàn là đầu mẩu, đúng là nguyên liệu tốt để nhóm lửa!” Lý thị cười nói.
“Đống đầu mẩu đó ta để dành cho cháu nhà mình sưởi đó!” Đại Tần thị đỡ tiểu Tần thị ngồi xuống rồi mới lôi kéo con dâu Phùng thị ngồi gần mình.
Phùng thị là cô dâu mới, còn chưa qua cửa được một tháng nên vẫn e thẹn.

Đại Tần thị lôi kéo nàng đi dạo khắp nơi để quen thuộc mọi người và để nàng sớm thích ứng rồi trở nên thoải mái hơn.
“Đây là tam thẩm của con.” Đại Tần thị giới thiệu với Phùng thị: “Đây là con dâu cả của nhà họ, con gọi là Trường Phú tẩu, đây là con dâu thứ hai, con gọi là Trường Quý tẩu.

Ba mẹ con nhà này chính là người cần mẫn nhanh nhẹn có tiếng trong thôn đó.”
Phùng thị đỏ mặt gọi: “Tam thẩm, Trường Phú tẩu, Trường Quý tẩu.”

Lý thị và hai cô con dâu đều gật đầu chào hỏi.
“Nhìn vợ Trường Chính đúng là đẹp, Phùng lão tứ sinh con gái tốt thật, vừa đẹp lại có khả năng!” Lý thị khen ngợi.
Phùng thị ngượng ngùng cúi đầu, Đại Tần thị thì vỗ vỗ tay nàng ta nói: “Đúng là tốt, đại tẩu nàng có thai nên không tiện làm việc thế là nàng cả ngày bận trước sau giúp đỡ ta.

Lòng ta đúng là vui vẻ!”
Lý thị cũng gật đầu, “Đều nói vợ hiền thì nhà ấm êm, gia đình an ổn vạn sự hưng thịnh, một nhà các ngươi đều là người tốt lại thành thật.

Phùng lão tứ gả con gái tới cũng là vì muốn yên tâm!”
Bên này Đại Tần thị và Lý thị blah blah nói mãi, bên kia tiểu Tần thị ngồi ở ghế tay vịn chọc Nữu Nữu chơi.
Tiểu Tần thị vuốt hai cái bao tay không giống nhau của Nữu Nữu và cười hỏi: “Nữu Nữu, sao hai bao tay của cháu lại không giống nhau?”
Nữu Nữu cười ha ha ha, nàng làm động tác ăn với bao tay phải sau đó duỗi tay tới bên miệng tiểu Tần thị và ngọt ngào nói: “Thẩm, ngài cũng ăn quả đào đi!”
Tiểu Tần thị há mồm khoa trương cắn một miếng rồi cười nói với Nữu Nữu: “Ăn ngon thật!”
Nữu Nữu vừa lòng gật đầu, “Bà nội thêu quả đào, nương thêu hoa hoa, Nữu Nữu đều thích!”
Lưu thị cười và giải thích nguyên nhân Nữu Nữu đeo bao tay lệch cho tiểu Tần thị nghe.

Tiểu Tần thị cười nhéo nhéo mặt Nữu Nữu, Phùng thị cũng cười nhìn.

Nữu Nữu không thân với Phùng thị nên nàng thẹn thùng giấu mặt trong lòng mẹ.
Lưu thị chỉ vào Phùng thị và nói với Nữu Nữu: “Đây là vợ Trường Chính thúc, con phải gọi là Trường Chính thẩm!”
Nữu Nữu nhanh chóng ngẩng đầu nhìn thoáng qua Phùng thị rồi lại chôn mặt trong lòng mẹ và cất giọng nhỏ xíu: “Trường Chính thẩm!”
Phùng thị cười khen: “Nữu Nữu thật ngoan!”
Lưu thị vỗ Nữu Nữu và nói chuyện với tiểu Tần thị cùng Phùng thị.

Trương thị cũng gia nhập, mọi người cùng thế hệ nói chuyện với nhau vẫn thích hợp hơn..


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện