Đào Tam gia cực kỳ vừa lòng, miệng ngoác ra hớn hở nói: “Đã quyết định gặp mặt lúc nào chưa?”
“Cũng chưa, cháu nghĩ lúc này đang ngày mùa, có khi phải qua ngày mùa mới được, nhưng cháu cũng lo sợ đêm dài lắm mộng!” Vương Thuận nói.
Đào Tam gia nghĩ nghĩ rồi nói: “Không cần chờ xong ngày mùa đâu, trong nhà thiếu hai đứa chúng nó cũng chẳng sao hết.
Ngày mai ta sẽ bảo tụi nó sắp xếp thu thập đồ rồi ngày kia ta sẽ mang tụi nó lên trấn trên.”
“Vậy thì tốt, để cháu trở về hẹn thời gian gặp Hồ lang trung và Phan chưởng quầy.” Vương Thuận đứng dậy muốn đi.
“Cháu định đi đâu?” Đào Tam gia giữ chặt lấy Vương Thuận.
“Tam thúc, cháu còn muốn vội về, vợ cháu còn đang chờ cháu về cùng ăn tết Đoan Ngọ đó!” Vương Thuận cười nói.
“Ăn cơm trưa rồi hẵng đi, ta biết cháu cưỡi lừa tới vì thế ăn xong về cũng không quá muộn!” Đào Tam gia vẫn cố giữ người.
“Tấm lòng của thúc cháu xin nhận nhưng trước khi ra cửa vợ cháu đã dặn là phải về nhà ăn cơm trưa.
Chúng ta còn nhiều thời gian, tốt nhất chờ chuyện hai đứa nhỏ xong xuôi chúng ta lại tụ tập một phen!”
Vương Thuận kiên trì phải đi thế là Đào Tam gia cũng chỉ có thể tiễn hắn ra cửa.
Lý thị vội vàng đi tới đưa cho hắn 30 cái bánh bao bí đỏ thịt khô, “Đây là bánh bao bí đỏ nhà làm, cháu mang một ít về cho bọn nhỏ nếm thử!”
Vương Thuận cũng không khách khí mà đón lấy rồi cảm tạ: “Vậy đa tạ tam thẩm! Ngày khác cháu lại tới thăm mọi người, giờ cháu phải về đã!”
“Ừ, trên đường phải cẩn thận một chút!” Đào Tam gia dặn dò.
Đào Tam gia và Lý thị nhìn theo Vương Thuận cưỡi con lừa rời đi, mãi tới khi hắn ra khỏi thôn hai người mới quay về phòng.
“Lão thái bà, còn sớm thế mà đã chưng xong bánh bao rồi à?” Đào Tam gia hỏi.
Lý thị lườm chồng một cái: “Ông chỉ biết ngồi trong phòng nói chuyện, những cái khác không thèm để ý một cái nào.
Vương Thuận vừa tới ta đã biết là để nói chuyện của Đại Bảo và Nhị Bảo, nói xong hắn nhất định còn phải vội về ăn tết vì thế ta đã nhanh chóng làm xong một khay bánh bao rồi hấp chín.
Người ta đi thật xa tới lại để khách không được miếng cơm nào đã đi về thì còn mặt mũi nào nữa!”
Đào Tam gia lập tức khen vợ: “Vẫn là bà nghĩ chu đáo!”
Lý thị vô cùng đắc ý: “Đương nhiên!” Nói xong bà cười tủm tỉm đi tới nhà bếp tiếp tục làm cơm trưa.
Đại Bảo và Nhị Bảo lắc lư một vòng ngoài đồng mới về, vừa tới ngoài rào tre đã thấy Nữu Nữu đi từ một con đường nhỏ khác tới, vừa thở hổn hển vừa nói: “Đại ca, nhị ca, các huynh đi đâu mà muội tìm khắp cũng không thấy!”
Đại Bảo hỏi: “Chuyện gì thế? Sao lại gấp gáp như vậy?”
Nữu Nữu nói: “Thuận thúc tới, ông nội bảo muội đi tìm các huynh, cũng chẳng biết là việc gì.”
Đại Bảo cười nói: “Khẳng định là ông nội muốn nói chuyện với Thuận thúc nên mới tìm cớ bảo muội ra ngoài đó!”
Nữu Nữu nghi hoặc: “Phải không?”
Đại Bảo cười: “Muội thấy sao?”
Nữu Nữu im luôn.
Nhị Bảo lắc lắc giỏ tre sau lưng và cười hỏi: “Nữu Nữu, xem chúng ta hái được cái gì này?”
Nữu Nữu vui vẻ lục sọt thì thấy ngải thảo màu xanh xám, lá hoa tiêu màu xanh thẫm, liễu án màu xanh xám và một bó hương long thảo xanh mượt.
“Oa! Hương long thảo! Một bó lớn thế này mà phơi khô lên thì uống được lâu lắm!” Nữu Nữu ôm hương long thảo ngửi một hơi, “Thơm quá!”
Nhị Bảo cười nói: “Hương long thảo là cách gọi của chúng ta thôi, còn trong sách y nó có tên khác.
Vào Tết Đoan Ngọ chúng ta dùng nó để trị đau đầu, đau bụng, nôn mửa do nắng nóng!”
“Nhị ca, cái này mùi thơm, có thể dùng để tắm rửa không?” Nữu Nữu ôm hương long thảo không bỏ.
“Có thể, nước hương long thảo nấu ra có thể dùng để tắm rửa cũng rất tốt, có thể trị rổm sảy.” Nhị Bảo nói.
“Oa, nhị ca biết nhiều thật đó!” Nữu Nữu khen.
Đại Bảo gật đầu, “Từ nhỏ Nhị Bảo đã thích mấy cây cỏ với hoa lá này, về sau hắn học y thì muội không cần lo bị bệnh nữa.”
Nữu Nữu càng thêm vui vẻ ôm hương long thảo đi vào sân sau đó nàng giúp đỡ Nhị Bảo bó ngải thảo thành bó nhỏ treo trước mỗi cánh cửa.
Hương long thảo thì treo dưới mái hiên cho nó chậm rãi khô.
Nhị Bảo bỏ liễu án riêng một bên sau đó bó chỗ ngải thảo, lá hoa tiêu và hương long thảo còn lại cùng với nhau.
(Hãy đọc truyện này tại trang Rừng Hổ Phách) Vừa lúc Lý thị đi vào sân thấy Đại Bảo và Nhị Bảo đã hoàn thành nhiệm vụ mình giao thì cực kỳ vừa lòng.
Nhị Bảo giao cái sọt cho bà và nói: “Bà nội, ba loại cây trong này có thể nấu nước lau người tắm rửa giúp đuổi côn trùng, ngăn rôm sảy.
Còn liễu án này thì đừng dùng sẽ tốt hơn, trong sách y không thấy nói tới nó.”
“Phải không?” Lý thị nửa tin nửa ngờ nói: “Nhưng người trong thôn chúng ta vẫn luôn dùng nó để nấu nước mà.”
“Bà nội, tạm thời đừng dùng nữa, ngải thảo, lá hoa tiêu và hương long thảo đều được ghi lại trong y thư, còn liễu án này thì đợi về sau cháu học được nhiều hơn, biết nó có hiệu quả thế nào chúng ta