Băng bó xong xuôi y lại nói với Hiểu Phù:
- Cô nương yên trí nghỉ một lát, chỉ chút nữa thuốc tê hết công hiệu thì cô sẽ bị đau đớn lắm đấy.
Mặc dù cương quyết không chịu cứu những người tới nhờ mình, nhưng Hồ Thanh Ngưu vẫn ngầm ưng thuận cho Vô Kỵ đem hết tài ba, sở học thu thập được trong suốt hai năm y ở Hồ Ðiệp Cốc ra chữa trở cho tất cả những bệnh nhân lục tục đến xin được điều trở.
Năm sáu ngày sau, vết thương của mọi người đã bớt, riêng có nội thương của Hiểu Phù là chưa thấy thuyên giảm chút nào. Vì nàng bị kẻ thù chấn thương nội tạng xong, lại còn bắt nàng phải uống thuốc độc nữa.
Vô Kỵ đã tìm ra căn bệnh của nàng rồi liền dung sinh long, cốt tô mộc, thổ cầu, ngũ linh chi, thiên kim tử và cáp phấn cho nàng uống để hóa giải những chất độc trong tạng phủ. Nhờ vậy nội thương của nàng mới thuyên giảm dần.
Lúc ấy mọi người đều ở bên ngoài, dựng tạm một cái lều mà ở dưới lớp rạ.
Còn Hiểu Phù ở riêng trong một căn nhà lá nhỏ cách đó hơn trượng chung với con gái. Căn nhà lá này do Vô Kỵ bảo các bệnh nhân kia giúp sức cất cho nàng.
Tuy Vô Kỵ vất vả vô cùng nhưng y cũng thu được rất nhiều kinh nghiệm các cách cứu chữa vết thương kỳ dị nhờ hỏi ý kiến của Hồ Thanh Ngưu.
Hôm đó, y vừa thức dậy, thấy mặt Hiểu Phù có một làn hắc khí hiện ra giữa đôi lông mày, thì kinh ngạc vô cùng.
Y tưởng thương thế của nàng tái phát trở lại, vội nắm lấy tay nàng bắt mạch thử, rồi bảo nàng nhổ ít nước bọt, hòa vào bách hợp tán để khám xem.
Quả nhiên y thấy độc khí trong người nàng lại mạnh hơn trước nên thắc mắc vô cùng liền vào trong nhà để hỏi Thanh Ngưu.
Thanh Ngưu thở dài mấy tiếng, chỉ cách chữa cho Vô Kỵ. Nhờ đó bệnh của Hiểu Phù giảm hơn trước nhiều.
Còn Giản Tiệp thì đầu lại loét hơn trước nhiều, hôi thối vô cùng.
Cứ như vậy, qua được vài ngày, mười lăm người bị thương, lúc đỡ lúc nặng thêm, có người đã khỏi được bẩy tám phần, ngờ đâu chỉ qua một đêm, bệnh tình trở lại trầm trọng.
Vô Kỵ hoài nghi vô cùng, bèn đi hỏi Hồ Thanh Ngưu.
Nhưng Thanh Ngưu chỉ trả lời vắn tắt:
- Những người đó bị thương kỳ lạ lắm, nếu vừa chữa đã khỏi ngay thì hà tất họ phải tới Hồ Ðiệp Cốc này van lơn chúng ta, cầu chữa làm gì?
Tối hôm đó, Vô Kỵ nằm trên giường suy nghĩ mãi, không sao ngủ được.
Y nghĩ thầm:
- Vết thương lành rồi lại đau trở lại là sự thường, nhưng không có lý nào mười lăm người đều như thế cả? Huống hồ đau đi đau lại mấy lần như vậy mới thật là lạ!
Trong khi y đang suy nghĩ, bỗng nghe bên ngoài cửa sổ có tiếng chân người dẫm lên lá khô. Tuy người đó đi rất nhẹ nhưng y vẫn nghe rất rõ.
Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, y bèn đứng dậy, đi tới cạnh cửa sổ, khoét một cái lỗ ngó ra bên ngoài.
Vô Kỵ thấy một bóng người lẩn khuất đằng sau cây hòe, hình dáng giống hệt Hồ Thanh Ngưu.
Y ngạc nhiên vô cùng nghĩ thầm:
- Hồ tiên sinh đi ra ngoài làm gì? Bệnh đậu mùa của ông ta đã khỏi rồi chăng?
Nhưng hành động của Hồ Thanh Ngưu có vẻ lén lút và lão đang tiến về phía căn nhà lá nhỏ của mẹ con Kỷ Hiểu Phù.
Vô Kỵ nghĩ tiếp:
- Hồ tiên sinh định đi hiếp Kỷ cô nương chăng? Tuy ta địch không nổi y nhưng mà mắt ta đã thấy, thế nào ta cũng phải can thiệp.
Ðoạn y liền vượt cửa sổ ra ngoài, rón rén đi theo Hồ Thanh Ngưu thì thấy y tiên lén vào căn nhà lá.
Căn nhà đó cất qua loa để ở tạm, nên không có tường và không có cửa. muốn ra vào lối nào cũng được.
Vô Kỵ lo ngại vô cùng, vội chạy đến phía sau nhà, nằm phục xuống đất, ngó vào bên trong thì thấy mẹ con Hiểu Phù đang nằm ôm nhau ngủ say.
Trong lúc ấy Hồ Thanh Ngưu móc túi lấy ra một viên thuốc bỏ vào bát thuốc để bên cạnh bàn rồi quay mình đi ra.
Vô Kỵ thấy mặt Hồ Thanh Ngưu vẫn che bằng một tấm vải xanh nên y không biết bệnh đậu mùa của y tiên đã khỏi hẳn chưa.
Chỉ trong thoáng cái, Vô Kỵ đã đoán ra được là Hồ tiên sinh nửa đêm lẻn ra ngoài để bỏ thuốc độc cho bệnh nhân uống. Thảo nào những đó đỡ rồi lại bị ốm lại.
Sau đó Hồ Thanh Ngưu lại đi đến chổ ngủ của bọn Giản Tiệp và Công Viễn.
Chờ mãi, y không thấy Hồ Thanh Ngưu ra, lại đoán chắc là một lúc đầu độc mười bốn người hẳn Hồ Thanh Ngưu phải tốn rất nhiều thời giờ Vô Kỵ bèn lẳng lặng đi tới căn lều của Hiểu Phù, cầm bát thuốc lên ngửi.
Bát thuốc đó nguyên là bát tiên thang, thuốc bổ để cho Hiểu Phù sáng hôm sau thức dậy uống liền. Nhưng y ngửi thấy bát thuốc đó có một mùi lạ xông lên.
Ðang nghĩ ngợi xem đó là thuốc gì thì bỗng nghe tiếng chân người đi rất nhẹ lướt qua, đoán là Hồ Thanh Ngưu đã đầu độc xong mười bốn người kia và trở về phòng ngủ.
Vô Kỵ đặt bát thuốc xuống, chui ra ngoài rồi mới lên tiếng khẽ gọi:
- Kỷ cô nương! Kỷ cô nương!
Hiểu Phù là người học võ, đáng lẽ tai mắt phải rất tinh, tuy ngủ say đến đâu, chỉ một tiếng động rất nhỏ là nàng cũng phải thức dậy liền.
Nhưng không hiểu tại sao Vô Kỵ gọi luôn mấy tiếng mà nàng vẫn không tỉnh lại.
Vô Kỵ đành phải chui vào trong lều, để tay lên vai nàng khẽ lấy gọi bẩy tám cái.
Hiểu Phù thức tỉnh, kinh hãi hỏi:
- Ai thế?
Vô Kỵ khẽ đáp:
- Cháu đây mà! Mời cô nương ra ngoài này, cháu có chút chuyện muốn nói!
Hiểu Phù thấy đêm khuya mà Vô Kỵ tới gọi mình và giọng nói có vẻ khẩn cấp thì biết là có việc quan trông nên nàng khẽ đặt Bất Hối xuống rồi ra ngoài lều.
Vô Kỵ liền nói:
- Bát thuốc của cô đã có người bỏ thuốc độc, vậy cô đem ra ngoài suối mà đổ đi. Nhưng cô nương đừng để cho ai thấy, còn nguyên nhân thì để đến ngày mai cháu sẽ thưa sau.
Hiểu Phù gật đầu, Vô Kỵ sợ người khác biết vội trở về phòng ngủ và cũng vào bằng cửa sổ.
Sáng hôm sau, mọi người ăn uống xong, Vô Kỵ và Bất Hối đang đuổi bướm, càng đuổi càng đi xa.
Hiểu Phù biết dụng ý của Vô Kỵ liền đi theo sau.
Ba người đi được hơn một dặm, đến một sườn núi, Vô Kỵ liền ngồi xuống đám cỏ. Hiểu Phù liền bảo Bất Hối:
- Bất nhi, con đừng đuổi bướm nữa! Con hãy đi hái một tí hoa dại, kết thành ba cái hoa cầu để cho mỗi người chúng ta đcó một cái .
Bất Hối nghe mẹ bảo, mừng rỡ vô cùng liền chạy đi.
Vô Kỵ chờ cho con nhỏ đi xa rồi mới lên tiếng hỏi:
- Thưa Kỷ cô nương, chẳng hay Hồ tiên sinh với Kỷ cô nương có thâm thù, đại oán gì chăng mà y định đầu độc cô như vậy?
Hiểu Phù ngẩn người giây lát đáp:
- Tôi với Hồ tiên sinh có quen biết nhau bap giờ đâu? Cho đến ngày hôm nay tôi cũng chưa được biết mặt ông ta ra sao cả. Như vậy tôi với ông ta làm sao có thù oán gì với nhau?
Nàng ngẫm nghĩ giây lát, nói tiếp:
- Cha tôi với sư phụ tôi có nói về Hồ tiên sinh, vẫn khen y thuật của ông ta như thần là một đệ nhất cao thủ đương thời. Nhưng cha tôi và sư phụ tôi cũng không quen biết ông ta bao giờ, như vậy tại sao ông ta lại đầu độc tôi?
Vô Kỵ bèn đem chuyện đêm qua kể cho nàng nghe rồi kết luận:
- Ðêm qua cháu ngửi thấy bát tiên thang của cô nương có mùi thiết tuyến thảo và thấu cốt khân xông lên. Hai vị thuốc đó cũng là thuốc chữa thương đó nhưng tính chất rất độc, nên khi dùng tới hai vị đó chỉ dùng rất ít thôi. Nhưng hai vị đó không thể nào uống lẫn với bát tiên thang đại bổ được. Tuy uống phải không đến nổi toi mạng nhưng có thể làm cho vết thương càng nặng và càng khó chữa.
Hiểu Phù nghĩ ngợi giây lát rồi hỏi:
- Theo lời cậu thì cả mười bốn người kia cũng bị tiên sinh đầu độc sao? Việc này lạ lùng thật? Dù cha tôi hay phái Nga Mi chúng tôi ngẫu nhiên có điều gì thất lễ với Hồ tiên sinh đi chăng nữa thì ông ta chỉ hại một mình tôi thôi, tại sao ông ta lại hại cả mười bốn người kia làm gì?
- Thưa Kỷ cô nương, Hồ Ðiệp Cốc này là một nơi rất hẻo lánh, tại sao cô nương lại biết mà tới đây? Còn chủ nhân của bông kim hoa đã ra tay đả thương cô nương, chẳng hay là ai thế?
Những việc này không liên quan gì đến cháu, đáng lẽ cháu không nên hỏi, nhưng cháu cảm thấy việc trước mắt rất kỳ dị nên mới dám tò mò như thế.
Hiểu Phù mặt đỏ bừng, suy nghĩ giây lát rồi đáp:
- Cậu đã cứu tôi thoát chết, tôi đâu dám giấu cậu điều gì. Tuy tuổi cậu tuy nhỏ, nhưng cậu đối với con Bất Hối của tôi rất tử tế. Tôi có tâm sự đau khổ, nên ngoài cậu ra, trên đời này tôi không bao giờ thổ lộ cho người thứ hai nào rõ đâu.
Nói tới đó, hai hàng nước mắt của nàng nhỏ ròng xuống má.
Nàng lấy khăn tay ra, lau sạch những giọt lệ đó rồi mới nói tiếp:
- Hơn hai năm trước đây, vì gây hấn với một vị sư tỷ, tôi không dám về núi Nga Mi gặp sư phụ và cũng không dám về nhà.
Vô Kỵ liền chặn lời:
- Hừ con Ðộc Thủ Vô Diệm Ðinh Mẫn Quân vô liêm sĩ, cô nương đừng sợ nó!
Hiểu Phù ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, sao cậu biết tên sư tỷ tôi?
Vô Kỵ bèn đem chuyện đêm hôm ẩn trong rừng, cùng Ngộ Xuân thấy Kỷ cô nương cứu Bành hòa thượng nói cho Hiểu Phù nghe.
Hiểu Phù chờ Vô Kỵ kể xong, khẽ thở dài một tiếng đáp:
- Cổ nhân dậy không sai chút nào, muốn người không biết chuyện thì đừng có làm, tai mắt thiên hạ rất tinh, không thể nào giấu được.
Vô Kỵ lai hỏi:
- Thưa cô nương, Hân lục thúc của cháu tuy là người rất tốt, nhưng cô nương không thích chú ấy thì khỏi phải làm vợ chú ấy, có sao đâu? Lần sau, cháu có gặp lục thúc, cháu bảo chú ấy đừng ép cô nương nữa.
Hiểu Phù nghe Vô Kỵ nói một cách ngây thơ như vậy, không sao nhịn được cười, mặc dù đang buồn rầu. Nàng nói:
- Không phải thế đâu! Không phải tôi không ưa lục sư thúc của cậu và cũng không phải tôi cố ý làm chuyện không nên không phải với anh ấy đâu.
Nói tới đó, nàng thấy vẻ mặt của Vô Kỵ rất ngây thơ liền nghĩ thầm:
- Tâm trí thằng nhỏ này như một tờ giấy trắng, ta không nên đem những chuyện yêu đương ra kể lể cho nó nghe làm gì? Huống hồ việc của ta không liên can gì đến việc trước mắt cả.
Ðoạn nàng kể tiếp:
- Tôi với Ðinh sư tỷ cãi nhau xong, tôi không trở về núi Nga Mi nữa, liền đem con Bất Hối tới núi Thuấn Canh ở cách đây ba trăm dặm để ẩn náu. Hơn hai năm qua, suốt ngày tôi chỉ làm bạn với những người nông dân cầy cấy và mót củi ở đó. Ðời sống của tôi cũng được yên ổn. Không ngờ nửa tháng trước đây, tôi dẫn con Bất Hối lên thở trấn mua vải thì thấy trên tường có vẽ một cái vòng thuật quan và một thanh kiếm nhỏ.
Ðó là tín hiệu của phái Nga Mi dùng để triệu tập các đồng môn.
Tôi ngạc nhiên và hoảng sợ vô cùng liền suy nghĩ:
- Tuy tôi với Ðinh sư tỷ bất hòa, nhưng không phải lỗi tại tôi. Ngày nay thấy ám hiệu đó, tôi chắc là có đồng môn nào đó đang ngộ nạn nên tôi không thể nào không ra tay cứu viện ...
Nghĩ tới đó, tôi liền đi thẳng tới thành Phục Dương. Ðến trong thành Phục Dương, tôi lại thấy nhiều ám hiệu nữa hẹn đến tụ họp ở Lâm Hoài Cát tửu lầu. Tôi liền đánh liều, dắt con Bất Hối tới đó.
Khi tới nơi, tôi đã thấy có bẩy tám người trong võ lâm đang chờ. Có cả Giản Tiệp cảu phái Không Ðộng và mấy anh em Tiết Công Viễn đã quen biết nhau từ lâu.
Tôi liền đánh bạo lên tiếng hỏi xem họ đợi chờ ai? Thì ra họ cũng như tôi, thấy ám hiệu cầu cứu của đồng môn gọi nên họ mới cùng nhau tới đây.
Họ chỉ biết có thế thôi.
Tôi và mấy người nọ đợi mấy ngày liền, không có đồng môn của mình tới, sau đó lại có mấy người nữa lần lượt đến.
Những người đó cũng là đồng môn của Thần Quyền Môn và phái Nam Thiếu Lâm.
Họ cũng bảo là thấy ám hiệu cầu cứu của đồng môn nên tới đây phó ước.
Ngày hôm sau, lại có mấy người nữa tới, chúng tôi bàn tán một hồi, ai nấy đều hoài nghi vô cùng, chắc là bị kẻ địch đùa cợt cũng nên?
Lúc bấy giờ chúng tôi có tất cả mười lăm người thuộc chín môn phái. Nếu quả thật có kẻ địch ngấm ngầm mưu hại thì kẻ địch đó làm sao lại biết được ám hiệu của cả chín môn phái? Tôi có dắt theo con Bất Hối, nên rất sợ gặp phải việc hung hiểm, hơn nữa tôi cũng không muốn gặp các bạn đồng môn của tôi nên khi thấy không phải là là đồng môn ngộ nạn cầu cứu, tôi liền dắt con Bất Hối xuống lầu đi về nhà.
Tôi đang xuống lầu bỗng nghe phía dưới lầu có tiếng kêu lốc cốc, tựa như có người cầm gậy gõ vào bậc thang, tiếp theo đó lại có tiếng ho, rồi tôi thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng gù, từ từ đi lên lầu.
Bà ta đi mấy bước lại ho một tiếng, trông rất tội nghiệp.
Một cô bé độ mười hai mười ba tuổi đỡ bà ta đi.
Tôi thấy bà cụ đau nặng như vậy liền tránh sang bên, nhường đường cho bà ta liền.
Còn cô bé rất đẹp, thân thanh cốt tú, dễ mến.
Bà cụ đó tay phải chống một cây gậy gỗ, ăn mặc rất mộc mạc, có vẻ là một bà cụ nghèo nàn. Nhưng tay trái bà ta lại cầm một chuỗi hạt vàng chói lọi.
Tôi ngừng chân lại, nhìn chuỗi hạt đó, hạt nào cũng có hình hoa mai.
Vô Kỵ nghe nói tới đó, liền xen lời hỏi:
- Bà cụ ấy có phải là chủ nhân của bông mai vàng không?
Hiểu Phù gật đầu mấy cái, móc túi lấy ra một bông mai vàng đưa cho Vô Kỵ xem. Bông mai đó cũng như bông của người hộc móc tươi đã đưa cho Hồ Thanh Ngưu.
Vô Kỵ không ngờ chủ nhân của bông mai vàng lại là một bà cụ ốm yếu nặng như vậy chứ không như y đã tưởng tượng là một người rất hung ác nên y ngạc nhiên vô cùng. Hiểu Phù lại nói tiếp:
- Bà cụ đó vừa lên tới trên lầu lại ho luôn mồm một hồi.
Cô bé nói:
- Bà hãy uống một viên thuốc nhé!
Bà cụ gật đầu, cô bé liền lấy một cái lọ sứ, đổ ra một viên thuốc đưa cho bà cụ nuốt. Bà ta uống xong viên thuốc đó liền lẩm bẩm nói:
- A di đà Phật!A di đà Phật!
Hai mắt bà ta lim dim, mồm vẫn lẩm bẩm tiếp:
- Chỉ có mười người lăm người thôi à? Cháu thử hỏi xem sao người của phái Côn Luân và phái Võ Ðang không thấy tới?
Lúc bà cụ lên tới lầu, không ai để ý tới, tưởng là mình nghe lầm.
Cô bé kia thấy mọi người làm thinh bèn hỏi:
- Này, các người kia, bà tôi hỏi các người tại sao phái Côn Luân và phái Võ Ðang không có người nào tới cả?
Mọi người đều ngơ ngác nhìn nhau, không một ai trả lời được câu hỏi đó.
Một lát sau, Giản Tiệp mới lên tiếng:
- Cô bé nói gì thế?
Cô bé đó trả lời:
- Bà tôi hỏi tại sao không thấy người nào của phái Võ Ðang và phái Côn Luân tới đây?
-Chẳng hay cô với bà cụ là nhân vật thế nào?
Bà cụ lại ho một hồi nữa rồi ra tay thật nhanh như một cái bóng, lướt sang Ðông đánh một quyền, chạy sang Tây đánh một quyền.
Chỉ trong chốc lát mười bốn người kia và tôi đã bị đánh ngã hết.
Bà ta ra tay một cách đột ngột, thân pháp lại nhanh, sức lực rất mạnh.
Không những tôi chưa hề thấy mà cả mấy người kia cũng vậy, không một ai có thể chống đỡ được nên tất cả đều bị bà ta điểm huyệt hay bị bở thương.
Tiếp theo đó, bà cụ ấy giơ tay trái lên, tung một cái, mười lăm bông mai vàng ở trong chuỗi hạt của bà ta bay ra, bắn vào cánh tay của mười lăm người chúng tôi, nhưng không làm ai bị tổn thương chút nào .
Sau đó bà ta quay lại, vởn vào vai cô bé kia và nói: "A di đà Phật!"
Ðoạn bà ta ngất ngưởng đi xuống lầu. Một lát sau, mọi người chỉ còn nghe tiếng gậy chống kêu lốc cốc và tiếng ho của bà ta ở đằng xa vông lại.
Hiểu Phù nói tới đó, Bất Hối đã kết xong ba cái vòng hoa, vừa cười vừa chạy tới nói :
- Mẹ, để con đcó vòng hoa này cho mẹ nhé!
Nói xong, cô bé liền quàng vòng hoa lên cổ mẹ. Hiểu Phù vừa cười vừa nói tiếp:
- Lúc ấy trên tửu lầu, mười lăm người đều nằm ngổn ngang, không sao cử động được ...
Bất Hối liền xen lời nói:
- Mẹ đang kể chuyện về bà cụ độc ác ấy phải không? Thôi mẹ ạ, đừng kể nữa, con sợ lắm!
Hiểu Phù liền bảo:
- Con ngoan, hãy đi kiếm hoa và kết thành vài vòng cho anh Vô Kỵ đi!
Bất Hối nhìn Vô Kỵ hỏi:
- Anh thích hoa mầu gì?
Vô Kỵ đáp:
- Anh thích màu hồng, nhưng cũng phải có màu trắng và vòng càng to anh càng thích.
Bất Hối giang hai tay ra và hỏi:
- To chừng này phải không?
Vô Kỵ gật đầu , Bất Hối vui vẻ chạy đi.
Hiểu Phù lại nói tiếp:
- Trong lúc tôi mơ mơ màng màng liền thấy có mấy người đi tới. Những người đó đều là phổ kỵ, đầu bếp...của tửu lầu đó. Chúng khiêng chúng tôi vào trong bếp, lúc ấy con Bất Hối cứ khóc thét lên và bám sát bên cạnh tôi. Tên trưởng quầy, tay cầm một tờ giấy, mồm dặn bảo những tên phổ kỵ còn tay kia chỉ Giản Tiệp nói: "Bôi vào đầu tên này một ít thuốc cao!"
Một tên phổ kỵ đứng cạnh đó cầm sẵn hộp thuốc cao liền bôi lên trên đỉnh đầu Giản Tiệp. Tên trưởng quầy lại xem tờ giấy chỉ một người khác và nói: "Chặt tay phải lắp sang tay trái, chặt tay trái lắp vào tay phải cho y!" Hai tên đầu bếp liền lấy hai con đao thật bén, thi hành theo lời tên trưởng quầy ngay.
Cũng may là tôi không bị khổ hình kỳ quái gì cả. Y chỉ bắt tôi uống một bát thuốc thật ngọt. Nhưng lúc ấy tôi không còn hơi sức đâu mà chống cự lại. Mười lăm người bị bọn đó hành hạ xong, tên trưởng quầy lại nói: "Mỗi người trong các vị đã bị một vết thương không thể cứu chữa được và chỉ có thể sống sót được mười ngày hay nửa tháng mà thôi. Nhưng chủ nhân của kim hoa đã nói là bà ta thương hại các người nên chỉ cho một con đường sống. Vậy các người hãy mau mau đến Hồ Ðiệp Cốc, van lơn Hồ Thanh Ngưu, một lang y có biệt hiệu là Ðiệp Cốc Y Tiên, cứu chữa cho. Nếu y chịu ra tay thì các ngươi mới mong sống được. Nhưng y có cái tật là thấy chết không cứu nên nếu các người không van xin tới cùng thì không bao giờ y chịu chữa cho đâu. Các người cứ việc nói rõ cho Hồ Thanh Ngưu biết là chủ nhân của kim hoa không bao lâu sẽ tới kiếm y. Bảo y sớm lo hậu sự đi."
Tên trưởng quầy nói xong, liền thuê xe cho chúng tôi đi tới đây.
Vô Kỵ càng nghe càng ngạc nhiên vô cùng liền hỏi:
- Theo như cô nương vừa nói thì tên trưởng quầy và bọn đầu bếp, phổ kỵ đều là thủ hạ của bà già độc ác ấy?
Hiểu Phù đáp:
- Tất nhiên chúng là thủ hạ của bà ta rồi, nhưng không hiểu tại sao bà ta lại đối xử với chúng tôi như vậy? Nếu bảo bà ta có thù với chúng tôi, thì bà ta giết chết chúng tôi dễ như trở bàn tay, tại sao bà ta lại chỉ cho chúng tôi đến đây cầu y tiên chữa cho? Hơn nữa bà ta lại nói là bà ta cũng sẽ tới đây kiếm Hồ tiên sinh trả thù? Chẳng lẽ bà ta làm cho chúng tôi bị thương kỳ lạ như vậy là vì muốn thử xem tài của Hồ tiên sinh có đúng như biệt hiệu của ông ta không?
Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:
- Cháu nghe Thường đại ca nói rằng Hồ tiên sinh có một kẻ thù và người đó sắp tới đây tìm ông ta để báo thù. Người đó tất nhiên là bà cụ này rồi, vậy lẽ ra Hồ tiên sinh phải mau mau chữa khỏi cho các người, để đồng tâm hiệp lực chống đỡ kẻ thù chung chứ? Nhưng tại sao ông ta lại bảo không chữa rồi lại ngấm ngầm dạy cháu những phương pháp cứu chữa như thế? Rồi tại sao, nửa đêm ông ta lại lén ra đầu độc các vị? Cốt để cho các sinh vị dở chết, dở sống, cứ dở dở dang dang như vậy? Bên trong thể nào cũng có sự bí ẩn gì đây?
Hai người bàn tán một hồi lâu, vẫn không nghĩ ra được nguyên do.
Lúc ấy Bất Hối đã làm được một cái vòng hoa lớn đem tới đeo vào cổ Vô Kỵ.
Vô Kỵ liền dặn Hiểu Phù:
- Từ giờ trở đi, nếu bát thuốc nào không phải do tay cháu bưng tới thì cô nương đừng uống nhé! Ðêm khuya , lúc ngủ cô nên để khí giới bên cạnh, phòng khi đối phó với những kẻ đến hãm hại. Bây giờ cô không nên bỏ đi vội, hãy chờ cháu bốc thêm vài thang thuốc cho cô uống, chữa nội thương lành hẳn rồi hãy đem em Bất Hối lén trốn đi cũng chưa muộn.
Hiểu Phù gật đầu rồi dặn lại Vô Kỵ:
- Người họ Hồ này độc ác, cậu ở với y cũng nguy hiểm lắm, chi bằng cậu cùng bỏ đi với chúng tôi, có phải hơn không?
Vô Kỵ trầm ngâm không trả lời...
Ðêm hôm đó, Vô Kỵ không ngủ, chờ đến canh ba quả nhiên lại thấy Hồ Thanh Ngưu từ trong phòng lén ra và xuống dưới căn nhà tranh của Hiểu Phù đầu độc như đêm trước .
Ba ngày liền, Hiểu Phù vì không uống thuốc độc của Hồ Thanh Ngưu nên vết thương lành rất nhanh.
Còn bọn Giản Tiệp, Công Viễn và mấy người kia thì lúc khỏi lúc đau lại nên đã có người nổi giận mà thốt ra những lời oán trách.
Họ đổ lỗi tại y thuật của Vô Kỵ quá kém.
Vô Kỵ không thèm để ý tới những lời oán trách đó trong bụng nghĩ thầm:
- Qua được đêm nay ta có thể cùng mẹ con Kỷ cô nương lén trốn đi xa được rồi. Bệnh của ta không khỏi được thì ta cũng không trở về núi Võ Ðang nữa, để khỏi làm đau lòng Thái sư phụ và các sư bá sư thúc. Ta sẽ kiếm một nơi rất lẩn khuất, ẩn náu để từ từ đợi chết.
Nghĩ tới đó, Vô Kỵ rầu rĩ vô cùng, liền đi tới trước cửa phòng y tiên hỏi thăm vài câu.
Y lại nghĩ tới ác bà kim hoa sớm muộn cũng sẽ tới đây tầm thù. Không biết y tiên sẽ đối phó ra sao, nên y lên tiếng hỏi:
- Hồ tiên sinh ở Hồ Ðiệp Cốc này bấy nhiêu lâu, chẳng lẽ không thấy buồn phiền hay sao? Sao tiên sinh không đi nơi khác du ngoạn một phen cho đỡ buồn?
Hồ Thanh Ngưu ngạc nhiên vô cùng liền đáp:
- Tôi đang mắc bệnh đi sao được?
Vô Kỵ lại nói:
- Tiên sinh cứ mướn một chiếc xe lừa, lấy vải bịt hết cửa xe lại, không cho gió lọt vào thì không còn lo sợ gì nữa!
Hồ Thanh Ngưu thở dài một tiếng rồi đáp:
- Cậu có lòng tốt đối với tôi như vậy, nhưng thiên hạ rộng lớn, đi tới đâu cũng thế cậu ạ. Mấy ngày hôm nay ngực cậu có thấy đau không? Hơi độc ở đan điền có xông lên không làm nguy không?
Vô Kỵ trả lời:
- Hàn độc đó càng ngày càng mạnh hơn trước nhiều, dù sao cũng không có thuốc gì chữa rồi nên cháu cũng mặc cho nó hoành hành.
Hồ Thanh Ngưu ngẫm nghĩ giây lát rồi lại nói:
- Bây giờ tôi đọc cho cậu một cái toa, cậu cho tiểu đồng đi bốc và sắc ngay. Toa đó là Ðương Quy, Viễn Chí, Sinh Ðịa, Ðộc Hoạt, Phòng Phong, canh hai khi uống thì cần Xuyên Sơn Giác làm dẫn, nghe chưa! Và phải uống một cách thật mau chóng đấy nhé!
Vô Kỵ ngạc nhiên vô cùng vì biết rằng năm vị thuốc đó không những không phải là thuốc chữa bệnh cho mình mà còn có một hai vị xung khắc với căn bệnh của mình nữa. Ðồng thời dùng Xuyên Sơn Giác làm dẫn thì càng vô lý nên y hỏi lại:
- Thưa tiên sinh, mỗi vị thuốc đó cân lạng bao nhiêu?
Hồ Thanh Ngưu nổi giận đáp:
- Ta đã nói rồi, có mau bước đi không?
Vô Kỵ thấy Hồ Thanh Ngưu nổi giận, càng ngạc nhiên vì từ khi tới Hồ Ðiệp Cốc đến giờ, hàng ngày y với Hồ Thanh Ngưu đàm luận y lý, dược tính thì Hồ Thanh Ngưu coi y nửa như đồ đệ, nửa như bằng hữu.
Lúc nào Hồ Thanh Ngưu đối với y cũng tử tế, không bao giờ quát mắng và hò hét.
Vô Kỵ tức giận vô cùng, trở về phòng ngủ, nghĩ thầm:
- Ta có lòng tốt khuyên y đi xa để lánh nạn, không ngờ lại bị y mắng và còn khai bừa một toa thuốc lừa cho ta uống.
Khi nào ta lại mắc mưu y?
Nghĩ tới đó, Vô Kỵ nằm trên giường trằn trọc mãi, không sao ngủ được.
Sau y sực nghĩ lại:
- Ðương quy, Viễn Chí ... có tên thuốc mà không có cân lượng! Cổ kim không có toa thuốc nào giống như thế cả. Hay là y muốn ngầm bảo ta ...Ðương Quy nghĩa là nên đi về chăng? Viễn Chí là bảo ta nên để chí vào phương xa, tức là cao chạy xa bay. Còn Sinh Ðịa và Ðộc Hoạt lại càng rõ ràng hơn nữa, nghĩa là y tiên bảo ta chỉ có cách đó mới có thể sống sót. Còn Phòng Phong có nghĩa là gì? Phải rồi, y bảo ta đề phòng, đừng tiết lộ ra phong thanh. Ông ta lại nói, canh hai dùng Xuyên Sơn Giác làm dẫn, mau uống ...tức là y bảo ta xuyên qua núi mà chạy nhanh đừng có đi theo con đường cái quan, và canh hai này phải đi ngay!
Nghĩ đoạn, Vô Kỵ hiểu rõ hảo ý của Hồ Thanh Ngưu vội ngồi dậy mặc quần áo định đi ngay, nhưng y sực nghĩ lại:
- Chắc Hồ tiên sinh biết thế nào đại họa cũng sẽ tới, nên mới bảo ta cao bay xa chạy. Nhưng lúc này kẻ địch chưa tới tại sao ông ta không nói rõ cho ta biết mà lại phải nói úp úp mở mở như vậy? Nếu ta ngu xuẩn mà không đoán ra được có phải là lỡ mất đại sự không? Lúc này đã qua canh hai, ta cần phải hành động mau mới được.
Vô Kỵ tuy nhỏ tuổi nhưng lòng hiệp nghĩa rất cao nên y lại nghĩ tiếp:
- Chắc thế nào Hồ tiên sinh cũng có ẩn tình chi đây nên không nói được, vì thế bấy lâu ông ta vẫn chưa chịu đào tẩu, hoặc ông ta ngấm ngầm xếp đặt một kế hoạch rất khéo để đề phòng kẻ địch rồi chăng? Còn ta, ta đâu bỏ được mẹ con Kỷ cô nương mà đi một mình?
Y liền lẻn ra ngoài phòng, đi tới lều tranh của Hiểu Phù, khẽ vỗ vai nàng một cái và kề tai nói nhỏ:
- Kỷ cô nương, mau thức dậy!
Hiểu Phù vội ngồi dậy hỏi:
- Có phải cậu Vô Kỵ đấy không?
Vô Kỵ chưa kịp trả lời thì đã cảm thấy sau lưng có tiếng gió, định quay lại chống đỡ nhưng y đã thấy trên vai và lưng tê tái. Thì ra y đã bị kẻ địch điểm huyệt, ngã xuống đất. Kẻ địch ra tay rất nhanh, điểm huyệt xong lại gạt thế chưởng của Hiểu Phù sang một bên và thuận tay điểm nốt