Hữu Lượng tiến lên một bước cúi mình vái chào:
- Thưa bang chủ, chú em họ Tống này rất có công với bổn bang, nếu bang chủ cho phép thì chú ấy xin gia nhập bổn bang liền. Với thân phận và địa vị của chú ấy, sau này thế nào cũng lập được công lớn cho bổn bang.
Thanh Thư vội đỡ lời:
- Việc này hình như không...
Chàng vừa nói tới chữ không thì Hữu Lượng đã liếc mắt nhìn chàng. Thấy sắc mặt của Hữu Lượng hung ác như vậy, Thanh Thư vội cúi đầu xuống không nói nữa.
Hỏa Long liền đáp:
- Việc này hay lắm. Tống Thanh Thư gia nhập bổn bang hãy tạm ở địa vị đệ tử sáu túi và do Trưởng lão tám túi Trần Hữu Lượng thống lãnh. Vậy Thanh Thư phải tuân theo bang qui của bổn bang và hết sức làm việc cho bổn bang. Nếu sau này có công sẽ được thăng thưởng và có tội sẽ bị phạt ngay.
Thanh Thư nghe nói mặt có vẻ tức giận nhưng lại đè nén ngay.
Rồi chàng tiến lên quỳ lạy Hỏa Long và nói:
- Ðệ tử Tống Thanh Thư xin bái chào bang chủ, cám ơn bang chủ đã ra ơn cho đệ tử giữ địa vị sáu túi.
Nói xong y lại bái kiến các Trưởng lão, các Long đầu.
Chấp Pháp Trưởng lão liền bảo chàng rằng:
- Chú em họ Tống, chú đã ra nhập bổn bang, thì phải chịu đui luật của bổn Bang, sau này dù chú có làm đến người chưởng môn của phái Võ Ðang cũng vẫn phải tuân lệnh của bổn bang này như thường. Chắc chú em cũng biết rõ điều này chứ?
Thanh Thư đáp:
- Vâng!
Chấp Pháp Trưởng lão với giọng nghiêm nghị nói tiếp:
- Bổn bang với phái Võ Ðang tuy cùng là hiệp nghĩa đạo, nhưng dù sao hai bên tôn chỉ vẫn khác nhau. Ngôi chưởng môn của phái Võ Ðang sau này thế nào cũng lọt vào tay của chú. Vậy tại sao chú lại can tâm gia nhập bổn bang, chú phải nói rõ cho chúng tôi hay mới được.
Thanh Thư đưa mặt nhìn Hữu Lượng một cái và đáp:
- Trần Trưởng lão có ơn nghĩa rất lớn với đệ tử, đệ tử rất kính mộ Trần Trưởng lão nên mới đi theo như vậy.
Hữu Lượng vừa nói vừa đỡ lời:
- Nơi đây không có người ngoài chú cứ nói thẳng ra, không sao mà. Người chưởng môn của phái Nga Mi là Diệt Sư thái tạ thế rồi, người chương rmôn mới lại là một thiếu phụ xin đẹp họ Chu tên Chỉ Nhược. Nàng quen biết chú em họ Tồng từ hồi còn nhỏ, hai người lại có hôn với nhau từ trước. Ngờ đâu, nang lại bị đại Ma đầu Trương Vô Kỵ của Ma Giáo bắt mất đem đi hải ngoại. Chú em họ Tống tức giận vô cùng liền vấn kế tôi, chỗ anh em với nhau tôi vỗ ngực nhận lời thề giúp chú ấy cướp lại nàng nọ.
Vô Kỵ càng nghe càng tức giận và nghĩ thầm:
- Người này ăn nói bậy bạ, làm gì có chuyện như thế chứ?
Chàng không sao nín được định tung mình nhảy vào trong điện, trách mắng Hữu Lượng, nhưng rút cuộc chàng phải cố nén lửa giận để nghe tiếp.
Hỏa Long ha hả cười, rồi nói tiếp:
- Từ xưa đến nay anh hùng khó mà qua được quan ải mỹ nhân, như vậy khó trách được chú ấy. Một người là chưởng môn của phái Võ Ðang, một người là chưởng môn của phái Nga Mi, không những môn đăng hộ đối mà lại còn nam tài nữ sắc thật là xứng đôi vừa lứa lắm.
Chấp Pháp Trưởng lão lại lên tiếng hỏi:
- Chú em họ Tống sao không đi cầu Trương Tam Phong Chân nhân với Tống Ðại Hiệp can thiệp cho?
Hữu Lượng đỡ lời:
- Tống Thanh Thư có cho tôi hay gần đây phái Võ Ðang đã có ý bắt tay với Ma giáo, nên Trương Tam Phong với Tống Ðại hiệp không muốn gây với Ma giáo. Bây giờ trong võ lâm Trung Nguyên chỉ có bổn bang mới ngang tài và đối địch nổi với Ma giáo thôi.
Chấp Pháp Trưởng lão gật đầu xen lời nói:
- Phải đấy, muốn diệt được Ma giáo thì phải giết tiểu tử Vô Kỵ trước. Như vậy, chú em họ Tống thế nào chả toại nguyện.
Vô Kỵ ẩn núp trên cây nghĩ lại, năm năm nọ ở trong bãi sa mạc miền Tây Vực, và ở trên Quang Minh Ðỉnh, thái độ của Thanh Thư đối xử với Chỉ Nhược khác lạ như thế nào. Bây giờ chàng đem những chuyện dó ra dẫn chứng mới hay Thanh Thư đã có lòng yêu Chỉ Nhược từ lâu rồi.
Chàng liền nghĩ thầm:
- Vì một thiếu nữ mà y dám phản bạn sự môn, bất hiếu với cha như vậy, thật không ngờ nhân phẩm của y lại tồi bại đến thế. Huống hồ Chỉ Nhược một lòng yêu ta như vậy, Thanh Thư dù có được Cái Bang giúp đỡ, cũng không thể nào ép buộc được nàng thuận lòng được. Thanh Thư đã có tiếng tăm trên giang hồ từ lâu rồi và được người ngoài ta khen ngợi là mầm non của phái Võ Ðang sau này rất có tương lai. Có ngờ đâu y lại ngu xuẩn đến thế .
Chàng đang nghĩ ngợi và thở than, lại nghe thấy Hữu Lượng lên tiếng nói tiếp:
- Thưa Bang chủ, đệ ở gần đại đô, bắt được một nhân vật trọng yếu của Ma giáo, tên đó rất có liên quan đến sự nghiệp lớn của bổn bang. Vậy xin bang chủ định đoạt cho.
Hỏa Long mừng rỡ nói:
- Mau đưa y ra đây.
Hữu Lượng vỗ tay ba cái rồi nói vọng vào bên trong:
- Dẫn Ma đầu nọ vào đây.
Vô Kỵ nghe thấy có nhân vật trọng yếu của bổn giáo bị Hữu Lượng bắt giữ, trong lòng rất quan tâm, đang lúc ấy chàng lại thấy phía sau điện có bốn tên đệ tử của Cái Bang tay cầm khí giới áp giải một người bị trói buớc ra.
Chàng nhìn kỹ thấy người đó là một thanh nhiên tuổi trạc hai mươi, mặt mũi rất quen thuộc. Chàng chợt nghĩ ra thanh niên này đã có lần gặp mình trong đại hội Minh Giáo ở Hồ Ðiệp Cốc, nhưng chàng không biết tên họ của y.
Thanh niên nọ vẻ mặt hậm hực khi đi qua cạnh Hữu Lượng đột nhiên y nhổ luôn một đống đờm vào mặt tên nọ.
Hữu Lượng vội né mình tránh rồi giơ tay lên tát luôn chàng kia một cái. Mặt chàng nọ sưng vù ngay.
Mấy tên đệ tử của Cái Bang liền đẩy lưng chàng ra một cái và quát mắng.
- Mau quỳ xuống vái lạy Bang chủ đi!
Người nọ lại nhổ luôn một đống nước bọt vào mặt Hỏa Long. Vì chàng đứng gần Hỏa Long và lần này chàng lại nhổ rất mạnh, nên dù Hỏa Long cúi đầu tránh né, vẫn không tránh kịp, chàng nhổ trúng luôn vào trán kêu đến "bộp" một tiếng.
Hữu Lượng đưa chân ra đá té chàng nọ, rồi đứng ở trước mặt Hỏa Long ngăn cản , chỉ tay vào mặt chàng nọ và quát hỏi:
- Người táo gan thật, chẳng lẽ ngươi không sợ chết hay sao?
Chàng nọ mắng chửi lại:
- Lão gia đã bị các ngươi bắt, lão gia quyết tâm không muốn sống nổi.
Trong khi Hữu Lượng che chở thì Hỏa Long đã dùng tay áo lau đống nước bọt trên trán. Nhờ vậy, y mới khỏi mất sỹ diện trước các thuộc hạ.
Hữu Lượng lùi lại hai bước nói với Hỏa Long rằng:
- Thưa Bang chủ, tiểu tử này là cao thủ hạng nhất trong Ma Giáo, võ công của y còn cao siêu hơn cả Tứ Ðại Hộ Giáo Pháp Vương nữa. Chúng ta không nên coi thường y.
Vô Kỵ nghe thấy Hữu Lượng nói như vậy, thoạt tiên chàng rất ngạc nhiên, nhưng chàng liền hiểu ngay sở dĩ Hữu Lượng có ý khoe khoang võ công của chàng nọ như vậy là muốn che xấu cho Bang chủ. Nhưng Hỏa Long là Bang chủ của Cái Bang mà tránh không khỏi đống nước bọt đó, kể cũng vô lý thật. Ðồng thời y bị nhục như vậy, mặ không lộ vẻ tức giận chút nào, trái lại còn kinh hoảng và cuống quýt là khác hình như lo sợ người ta phát hiện một bí mật trọng đại gì đó. Vô Kỵ đoán chắc bên trong thế nào cũng có ẩn tình gì đây.
Chấp Pháp Trưởng lão lên tiếng:
- Chú em họ Trần, người này là ai thế?
Hữu Lượng đáp:
- Người này họ Hàn, tên là Lâm Nhi, con trai của Sơn Ðồng.
Vô Kỵ gật đầu nghĩ thầm:
- Phải rồi, khi y tới dự đại hội ở Hồ Ðiệp Cốc, lúc nào cũng đứng cạnh cha y, nhưng y không nói chuyện với ta, nên ta mới không nhớ ra tên họ y?
Chấp Pháp Trưởng lão mừng rỡ nói tiếp:
- Ủa, y là con trai của Lâm Ðồng đấy à? Chú em họ Trần phen này công lao của chú lớn lắm. Thưa Bang chủ, mấy năm gần đây Hàn Sơn Ðồng đánh bại quân Nguyên mấy trận liến, nên tiếng tăm của chúng rất lừng lẫy, đại tướng thủ hạ của y như Chu nguyên Chương, Từ Ðạt, Thường Xuân các người đều là những nhân vật lợi hại của Minh giáo. Chúng ta bắt được thằng nhỏ làm con tin không sợ Hàn Sơn Ðồng không nghe lệnh của bổn Bang nữa.
Hàn Lâm Nhi lớn tiếng chửi:
- Các người đừng có nằm mơ nữa, cha ta là người anh hùng hào kiệt khi nào chịu những kẻ vô sỉ như các người uy hiếp? Cha ta chỉ nghe lệnh của một mình Trưởng giáo chủ thôi. Cái bang các người đừng mơ ước tranh bá hùng với Minh giáo chúng ta. Các ngươi không tự lượng chút nào. Bang Chủ của Cái Bang các ngươi không đáng xách dép cho Giáo chủ ta.
Hữu Lượng cười khúc khích đáp:
- Chú em họ Hàn, chú khen Trương Giáo chủ của quý giáo anh hùng lắm phải không? Tất cả anh em chúng tôi ở đây cũng ngưỡng mộ lắm, muốn gặp mặt cụ ấy một phen chẳng hay chú em có vui lòng giới thiệu ta với quý Giáo chủ không?
Hàn Lâm Nhi là người thực thà nhân hậu. Y không biết Hữu Lượng dụng kế lừa y để dò hỏi sự tình cho nên y liền đáp:
- Trương Giáo chủ phụ trách việc lớn của bổn giáo, anh em trong bổn giáo ít khi được gặp cụ ta. Như vậy làm sao mà có thì giờ tới đây gặp các ngươi được chứ?
Hữu Lượng vừa cười vừa nói tiếp:
- Theo những người trên giang hồ nói thì Vô Kỵ đã bị bắt và bị xử trảm ở Ðại Ðô rồi, vậy chú em ở đây nói dóc như thế làm chi nữa?
Hàn Lâm Nhi cả giận quát lớn:
- Ngươi không được nói bậy như vậy, khi nào quân Mông Cổ bắt nổi Trương Giáo Chủ của ta, dù thiên binh vạn mã vây chặt, Giáo chủ ta cũng ra vào như thường. Trương Giáo chủ đi Ðại Ðô là để cứu sáu nhân vật của sáu đại môn phái chứ có bị xử trảm gì đâu, ngươi chớ có nói bậy.
Hữu Lượng không tức giận gì cả, khúc khích cười như thường và trả lời tiếp:
- Nhưng người trên giang hồ đều nói như thế, chính tôi đây cũng không tin. Nhưng tại sao nửa năm nay chỉ nghe thấy trong Minh Giáo có Hàn Sơn Ðông, Từ Thọ Huy, Chu Nguyên Chương, Lưu Phúc, Thông, Bành, Danh, hòa v. v.. chứ không nghe thấy ai nói tới Trương Vô Kỵ hết. Như vậy đủ thấy y đã chết rồi chứ không sai.
Hàn Lâm Nhi mặt đỏ bừng, gân xanh nổi đầy trán, lớn tiếng quát tháo:
- Cha ta với Từ Thọ Huy các người đều thừa lệnh Giáo Chủ hành sự, vậy cha ta với các người so sánh với Trương Giáo Chủ sao được? Thế nào cũng có một ngày Trương Giáo Chủ ở hải ngoại về và cho các ngươi biết võ công lợi hại của cụ như thế nào?
Hữu Lượng gật đầu nói tiếp:
- À, thế ra Trương Giáo Chủ đi hải ngoại đấy, có lẽ Trương Giáo Chủ đi đón nghĩa phụ của y là Kim Mao Sư vương phải không?
Lâm Nhi nghe nói, biết ngay là lỡ lời, mồm cứ há hốc, không sao ngậm lại và cũng không sao nói nên lời.
Hữu Lượng lại ung dung nói tiếp:
- Võ công của Trương Vô Kỵ kể cũng khá đấy, nhưng bộ mặt của y trông rất non yếu, có người đã coi tướng cho y rồi, bảo y không thể sống tới đầu năm nay...
Y vừa nói tới đó thì cây Cổ Bách ở ngoài sân liền khẽ rung động một cái, nhưng người trong điện không ai biết gì cả.
Vô Kỵ chợt nghe thấy sau cành cây rung động đó có mấy tiếng thở rất nhẹ, nhưng người ấy lại nín lại được ngay, chàng liền nghĩ thầm:
- Thế ra trên cây Cổ Bách này cũng có người đang núp, người này còn tới trước ta nhiều. Vậy tại sao ta không hay biết gì cả, đủ thấy võ công của người này cao minh lắm .
Chàng vừa nghĩ vừa đưa mắt qua những cành lá, thấy áo của người nọ màu xanh, mới hay người đó ẩn núp rất khéo và màu áo lại cùng màu với thân cây, nếu mắt chàng không sắc thì không sao phát giác được.
Hàn Lâm Nhi lại giận dữ nói tiếp:
- Trương Giáo chủ là người nhân đức, ông trời thế nào cũng phù hộ cho ông ta sống đến trăm tuổi.
Hữu Lượng thở dài một tiếng rồi trả lời:
- Nhưng lòng người ở trên đời khó mà đo lường lắm. Nghe nói y ở hải ngoại bị kẻ gian, dùng kế bắt trói trao cho chiều đình xử trảm. Sự thực câu chuyện như thế nào cũng chẳng có gì là lạ hết, vì ai đã gặp mặt Vô Kỵ rồi cũng đều bảo y không thể sống tới hai mươi bốn tuổi.
Y đang thao thao bất tuyệt thì bỗng trên cây Cổ Bách có ánh sáng lấp lánh, và có một người phi thân xuống đất, mồm quát lớn:
- Trương Vô Kỵ ở đây, ai dám bảo ta chết non chết yểu thế nào?
Người đó chưa nói dứt đã nhảy vào trong điện.
Trưởng lão đang đứng ở trước cửa điện liền giơ hai tay ra định chộp cổ người đó, nhưng người đó lẹ làng vô cùng, chỉ né mình một cái đã tránh được liền.
Vô Kỵ nhận ra người đó mặc xanh, đầu đội khăn vuông trông rất tao nhã, mặt trắng như ngọc, hai mắt trong suốt, chính là Triệu Minh, ăn mặc giả trai chứ không phải là ai xa lạ.
Vô Kỵ đột nhiên thấy Triệu Minh hiện ra giật mình khing hãi, trong lòng vừa tức giận vừa ngạc nhiên, vừa yêu lại vừa mừng. Chàng không sao trấn tĩnh được ủa một tiếng, nhưng may lúc ấy tất cả những người trong cái bang đang chăm chú nhìn Triệu Minh, nên không ai nghe thấy, Hữu Lượng gặp Vô kỵ một lần từ hồi còn nhỏ, nhưng từ đó tới giờ, thời gian cách biệt đã quá lâu, nên y không sao nhớ được mặt mũi của chàng.
Sau đó ở trên Linh Xà Ðảo, y có gặp Vô Kỵ và Triệu Minh lần thứ hai nhưng lúc ấy Vô Kỵ và Triệu Minh dán râu giả cải trang làm người của Cự Kim Bang, vì thế mặt thật của chàng như thế nào y không thể nhớ ra được.
Còn Sử Hỏa Long và các người khác chưa gặp chàng bao giờ thì làm sao biết mặt chàng ra sao? Chúng chỉ nghe nói Giáo chủ của Minh giáo là một thiếu niên tuổi trạc hai mươi, võ côngông rất cao.
Vừa rồi chúng thấy Triệu Minh tránh được thế chộp của Trưởng lão, thân pháp rất lanh lẹ, quả thật là cao thủ nhất hạng nên chúng đã tin đến bốn thành rồi.
Nhưng Hữu Lượng thấy mặt nàng đẹp quá, tuổi quá trẻ, giọng nói lại lanh lảnh, khác hẳn giáng điệu của Vô Kỵ mà người trên giang hồ đồn đại, nên y mới hoài nghi liền quát hỏi:
- Trương Vô Kỵ chết từ lâu kia rồi, sao lại có tên giả mạo này ra đây vậy?
Triệu Minh giận dữ đáp:
- Vô Kỵ còn sống sót hẳn hoi sao ngươi chửi rủa hoài như thế. Trương Vô Kỵ hồng phúc tề thiên, sống lâu muôn tuổi, khi các ngươi chết tận chết tuyệt, ông ta vẫn còn sống tám mươi năm nữa.
Vô Kỵ nghe thấy giọng của nàng rất bi đát, hình như là nàng bị lương tâm cắn rứt vì đã bỏ mình ở trên hoang đảo, nhưng chàng lại nghĩ lại:
- Con người thâm độc và nhẫn tâm như nàng thì còn lương tâm đâu nữa mà cắn rứt! Vô Kỵ ơi sao ngươi vẫn vòn luyến tiếc nàng mãi như thế làm chi?
Hữu Lượng lại hỏi tiếp:
- Ngươi là ai thế?
Triệu Minh đáp:
- Ta là Trương Vô Kỵ, giáo chủ của Minh Giáo, sao ngươi lại dám bắt anh em thủ hạ của ta? Có mau tha cho y không, có việc gì thì cứ nói với ta đây.
Bỗng nghe thấy một người bên cạnh nói:
- Triệu Minh, người khác thì không biết cô nương chứ Thanh Thư này thì biết rõ cô lắm, người khác không biết Vô Kỵ chứ Thanh Thư này thì biết rõ lắm. Thưa Bang chủ, thiếu nữ này chính là Minh Minh Quận chúa, con gái của Nhữ Dương Vương, thủ hạ của nàng có rất nhiều cao thủ, chúng ta nên đề phòng mới được.
Chấp pháp Trưởng lão liền huýt còi miệng một cái, mồm thì quát lớn:
Mau dẫn các anh em ra ngoài miếu nghênh chiến, đề phòng kẻ địch tấn công vào trong này.
Trưởng lão vâng lời đi luôn.
Chỉ trong nháy mắt, Ðông, Tây, Nam, Bắc bốn phương đều có tiếng hò hét của đệ tử Cái Bang. Triệu Minh thấy thanh thế của chúng hùng hậu như vậy, mặt cũng phải biến sắc, liền vỗ tay một cai có hai người ở đầu tường nhảy xuống tức thì.
Hai người đó chính là Huyền Minh nhị lão Lộc Trượng Khách và Hạt Bút ông.
Chấp pháp trưởng lão liền quát lớn:
- Mau bắt lấy mấy tên này.
Y vừa nói dứt lời, có bốn tên đệ tử bảy túi, chia nhau xông lại vây đánh Lộc, Hạt nhị lão. Huyền Minh song lão, võ công rất kỳ lạ, chỉ đấu có ba thế đã đánh cho bốn tên đệ tử kia bị thương liền.
Truyền Công trưởng lão râu tóc bạc phơ, liền đứng dậy múa chưởng xông đến tấn công Hạt Bút Ông.
Chưởng đó của y rất mạnh, phát những tiếng gió kêu vù vù. Vô Kỵ ở trên cây trông thấy rõ, nhận ngay ra thế chưởng của Truyền Công trưởng lão là thế Kiến Long tại điền trong pho Giáng Long thập bát chưởng.
Năm xưa, Tạ Tốn truyền thụ chàng ở trên Băng Hỏa đảo mấy thế chưởng cũng có một giống thế chưởng này. Nhưng vì chàng chưa biết rõ ý nghĩa của chưởng pháp nên lúc xử dụng không được giống lắm. Chàng không ngờ lão ăn mày già này lại biết thế chưởng tuyệt kỹ của Cửu Chỉ Thần Cái Hồng Thất Công như thế.
Hạt Bút Ông biết chưởng pháp của địch rất lợi hại, liền giở hết công lực của mình ra, dùng thế Huyền Minh thần chưởng thuộc về chí âm chí như.
Cả hai đều học tập mấy chục năm võ công, đều đã luyện tới mức chín thành công lực, nên cả hai đều ngang tài nhau.
Truyền Công trưởng lão liền thấy có một hơi lạnh truyền vào gan bàn tay, cứ truyền theo cánh tay, mà chảy lên đầu.
Còn Hạt Bút Ông cũng thấy huyết khí trong người đảo lên, liền kinh hãi thầm và trợn trừng mắt lên nhìn đối phương, y thấy Truyền Công trưởng lão mặt tỏ vẻ đau đớn, hai mắt đỏ ngầu như máu, và đang vận công chống đỡ lại hơi lạnh vừa bị truyền vào người. Y mừng rỡ nghĩ thầm:
- Ta còn tưởng ngày hôm nay gặp một kình địch, thì ra tài ba của y còn kém ta nửa mức.
Vì vậy y không đợi chờ đối phương vận công xưa đuổi được hơi âm độc ra ngoài, đã tiến lên một bước, giơ chưởng lên tấn côngông thêm một thế nữa. Chưởng lực của y đi tới đâu là hơi lạnh bao trùm tới đó và phạm vi bao trùm đó rất lớn rộng, nên đối phương chỉ còn một cách là giơ tay lên chống đỡ chớ không sao tránh né được. Bất đắc dĩ Truyền Công trưởng lão phải giở thế Giáng Long thập bát chưởng ra để chống đỡ tiếp. Chưởng lực của hai người tuy có phân biệt cương như, nhưng công lực thì ngang nhau, chưởng pháp của Truyền Công chưởng lão do Hồng Thất Công truyền thụ cho, thuộc về võ học thuần quang minh chính đại, còn Huyền Minh thần chưởng thì bên trong nó bao hàm một luồng âm độc hàn khí.
Truyền Công trưởng lão đối chưởng với Hạt Bút Ông, vì ngang sức nhau nên không thua thiệt gì hết, những mỗi khi đối chưởng xong, y phải vận công xưa đuổi chất hàn độc ra ngoài. Y phải làm như thế, hao công lực rất nhiều cho nên đấu chưởng xong thế thứ ba thì y đã có vẻ kém hẳn đối phương.
Về phía Lộc Trượng Khách lão múa cây lộc giác trượng, một mình ứng đối với Chấp Pháp trưởng lão và Trưởng bát Long đầu, nhất thời hai vbên không phân thắng bại. Trưởng bát Long đầu thấy mặt Truyền Công trưởng lão đỏ ngầu và cứ lùi bước lia lịa, trong lòng kinh hãi thầm, liền nghĩ:
- Truyền Công trưởng lão đã học được mười hai chưởng của pho Giáng Long thập bát chưởng, công lực cái thế và cũng là đệ nhất cao thủ của bổn Bang, tại sao y lại địch không nổi lão già kia?
Y thấy Truyền Công trưởng lão đấu tới chưởng thứ bảy, hơi thở đã hồng hộc, râu bay phấp phới, có vẻ bị đánh bại đến nơi.
Tuy y biết xưa nay Truyền Công trưởng lão đấu với ai, không thích đồng bọn ra tay giúp, nhưng với hoàn cảnh hiện tại nếu mình không trợ chiến thì Truyền Công trưởng lão thế nào cũng bị giết chết và sẽ bị mất đi một anh tài.
Nghĩ đoạn, y liền múa cây gậy trúc xông vào, nhắm chân của Hạt Bút Ông quét ngang một cái, bổng pháp của y tuy chưa thần diệu bằng đả cẩu bổng pháp của Hồng Thất Công, nhưng các đệ tử của Cái Bang chưa ai học được Bổng pháp như y.
Nhờ có Trưởng bản Long đầu tham chiến, Truyền Công trưởng lão mới có cơ hội nghỉ ngơi đôi chủ và cũng nhờ vậy mới chống nổi Hạt Bút Ông.
Khi Huyền Minh nhị lão nhảy xuống dưới đất, Triệu Minh đã định rút lui.
Ngờ đâu Hữu Lượng đã rút trường kiếm ra ngăn cản.
Khi ở chùa Vạn Pháp, Triệu Minh đã học được những võ công tinh tuý của sáu đại môn phái, nên nàng đưa tay về phía sau đâm "soẹt, soẹt, soẹt" ba kiếm, một kiếm đầu là Hoa Sơn kiếm pháp, thứ hai là Côn Luân kiếm pháp và kiếm thứ ba là kiếm pháp tuyệt học của phái Không Ðộng.
Tiếp theo thế kiếm thứ tư của nàng đâm ra lại là Giáng Ma của thức của phái Nga Mi. Hữu Lượng thấy vậy kinh hãi vô cùng, không sao chống đỡ nổi.
Triệu Minh liền múa kiếm, nhằm ngực Hữu Lượng đâm. Nàng thấy kiếm đó sắp đâm thủng ngực đối thủ bỗng nghe thấy kêu "cong" một tiếng. Thì ra phía bên trái có một thanh kiếm đâm tới gạt kiếm của nàng sang bên.
Người đâm thế kiếm đó chính là Tống Thanh Thư.
Mọi người đại chiến trên đại điện, Vô Kỵ ẩn núp ở trên cây cổ thụ trông thấy rất rõ, chàng thấy Thanh Thư gở Võ Ðang kiếm pháp ra, vừa vững chắc vừa ác độc, chứng tỏ Thanh Thư đã học được hết chân truyền của Tống Viễn Kiều.
Ngoài ra lại còn có Hữu Lượng là đệ tử phái Thiếu Lâm, ở cạnh trợ giúp, nên Triệu Minh tuy học được rất nhiều thế kiếm tuyệt diệu thật nhưng phải địch với hai, mà đối thủ lại là đệ tử có võ rất cao cường của Thiếu Lâm và Võ Ðang, nên càng kéo dài thời gian bao nhiêu càng bất lợi cho nàng bấy nhiêu.
Vô Kỵ lo âu nghĩ:
- Tại sao nàng chỉ sử dụng một thanh kiếm tầm thường như thế thôi. Nếu nàng đem Ỷ Thiên kiếm ra thì thể nào cũng chém gãy được kiếm của hai kẻ địch và thoát khỏi vòng vây ngay .
Chàng thấy quần áo của nàng ta rất mỏng, thân hình ẻo lả, phía đằng sau chỗ ngang lưng, nếu có giấu ỷ Thiên kiếm thì thế nào cũng trông thấy ngay, nên chàng càng lo âu thêm và tự trách thầm:
- Vô Kỵ ơi, Vô Kỵ, tiểu yêu nữ này là hung thủ giết hại biểu muội của ngươi, nếu y thị có bị Thanh Thư giết chết đi chăng nữa, cũng tựa như tên nọ báo hộ thù cho em họ mình, hà tất ngươi phải lo âu cho y thị như thế làm chi,