"Mẹ, con hầm gà hiếu kính mẹ với ba cũng có vấn đề? Được rồi, con còn phải chạy về ăn cơm chiều, mẹ với ba ăn cho ngon nhé." Nói xong, Từ Hương Quyên lấy chén không, dẫn một lớn một nhỏ trở về, cũng mặc kệ mẹ cô mắng ở đằng sau như thế nào.
Người một nhà rốt cuộc có thể ăn cơm được, Chu Trình Ninh ăn được thịt gà, lập tức lý giải tâm tình tâm tâm niệm niệm ăn gà của Qua Qua.
Đừng có nói thịt gà, cảm giác xương gà cũng có thể lấy làm thịt mà ăn, Chu Trình Ninh ăn 3 miếng, luyến tiếc ăn thịt tiếp, nên múc nước canh nồng đậm trộn cơm, đây tuyệt đối là một bữa tốt nhất mà anh từng ăn từ lúc sống đến bây giờ.
"Quyên em ăn mấy miếng thịt đi, không cay." Anh biết vợ mới vừa sinh con xong, không thể ăn cay, cho nên khi ở phòng bếp đã cố ý nói với Qua Qua thêm cay thì không ăn được.
Thịt gà này ăn cũng không cay, vợ hẳn là có thể ăn được.
Từ Hương Quyên không phải từ nhỏ đã sống khổ rồi về sau còn trở thành cái ấm sắc thuốc ăn không ngon như Chu Trình Ninh, cũng không giống với Qua Qua bây giờ chỉ có 3 tuổi, chỉ từng ăn thịt ở nhà bà ngoại có một lần, mỹ thực cô từng ăn không ít, nên không có đặc biệt thèm thuồng với gà hầm, hơn nữa vừa sinh con được 2 tháng, còn chưa thể ăn đồ hương vị nặng như này, "Em không ăn, giờ dầu với cay còn không thể đụng vào, anh với Qua Qua ăn đi, em ăn trứng là được."
Canh trứng chẳng có vị gì, một lớn một nhỏ cơ bản là không chạm vào, đều do tự Từ Hương Quyên giải quyết hết, củ cải khô cô cũng không ăn, cái này không thể ăn khi còn trong lúc cho bú, gắp ra là để cho một lớn một nhỏ giải ngấy.
Cũng chỉ có ông lớn gắp 2 miếng ăn, cô nhỏ thì chạm cũng chưa chạm.
Củ cải khô này tự cô muối nên tự cô quen thuộc, nó hơi chua, ăn với cháo với cơm đều không tồi, đời trước cũng có không ít hàng xóm cách vách hỏi cô muối như thế nào.
Mấy món ăn khác về sau cô mới học, nhưng ướp củ cải khô thì sớm đã biết.
Thấy hai cha con ăn cơm ăn đến ngon lành, Từ Hương Quyên nghĩ, lần sau lại xào thịt, vẫn là phải xào một đĩa rau, chỉ ăn thịt không thì không khỏi ngấy.
"Qua Qua đừng ăn, ăn nữa thì ngày mai liền không có ăn."
Tiểu nha đầu người nhỏ mà khẩu vị không nhỏ, này đây cũng không biết đã bụp mấy miếng thịt rồi, A Ninh cũng vậy, chính mình không ăn được mấy miếng, cứ gắp thịt vào chén con gái hoài.
Nghe thấy ngày mai không được ăn, Qua Qua dừng miệng lại, "Ngày mai vẫn muốn ăn ó o."
"Thịt này là càng về sau càng ngon, mai mẹ cho lên trên cháo chưng cho con, càng ngon hơn."
Giữa trưa mai nấu cháo, để một cái ngăn hấp ở bên trên nồi sắt, thịt thì bỏ lên chưng nóng trên đó.
Qua Qua ngọt ngào nói: "Mẹ tốt."
"Cho con ăn thịt chính là mẹ tốt, không cho con ăn thì là mẹ hư? Sói mắt trắng nhỏ*."
*: Bạch nhãn lang – Đây là từ chỉ những kẻ vô ơn bội nghĩa, tàn bạo.
Cuộc sống của nhà bọn họ còn xem như tốt, sân sau nhà có cái vườn rau, Từ Hương Quyên sinh con xong rồi chăm con, có tinh lực rất nhiều thì liền đi bán rau lúc đi họp chợ ở trấn trên, bây giờ rau giá rẻ, cân là lấy mấy phân để tính, rất ít, nhưng cũng là một bút thu nhập, chồng cô làm giáo viên ở trấn trên, một tháng tiền lương có 37 tệ, cô đều để dành đây, trước đó còn dành dụm phiếu gạo phiếu dầu.
Cũng chẳng biết là sao lại thế nữa, đời trước tuổi cô càng lớn, càng dễ mơ thấy chuyện thời tuổi trẻ, dù cho không mơ thấy, cô cũng nhớ rõ rành mạch, tiền lương của chồng cô mỗi tháng là bao nhiêu, khi nào thì tăng lương, đều có ấn tượng cả.
Nhìn thấy ông chồng nhà mình thời tuổi trẻ, thế mà không cảm thấy bọn họ đã rất nhiều năm chưa gặp, mà tựa như buổi sáng mới bảo anh mang theo lương khô với hộp cơm đến trường học, buổi chiều đã trở lại, cả nhà ở bên nhau ăn cơm.
Nói tới tiền, bây giờ dần dần không cần phiếu nữa, vẫn là tiền thực tế hơn, lúc có phiếu thì phiếu cũng nắm chặt trong tay cô.
Ông chồng trong nhà thành thật, không giấu tiền, phiếu lương hàng tháng đều đưa cho cô thu, trên người một phân tiền cũng không giấu, khi giặt quần áo thì móc ra sạch sẽ lắm.
Không giống Qua Qua, tuy không có tiền giấu trong túi, nhưng cả ngày chẳng biết mò đâu ra hòn đá nhỏ với chuồn chuồn châu chấu, cứ giấu vào trong túi hoài, cô cũng chẳng biết đã nói bao nhiêu lần, loại tình huống này phải đến khi con bé học tiểu học mới đỡ chút.
Đời trước vào lúc này, cô kiếm tiền dành dụm tiền đều vì 2 đứa con, nhưng tiền của con về sau đều xài hết trên việc chồng uống thuốc nằm viện, cuối cùng chồng vẫn là đi vào lúc Ngưu Ngưu 13 tuổi.
Không nói tới tiền, sau khi chồng đi rồi trong nhà một nghèo hai trắng, cô còn có nhà mẹ đẻ tiếp tế, chờ ngày tháng tốt hơn chút rồi, cô tiếp tục tích góp chăn bông với chậu rửa mặt.
Khi trẻ thì xài một bộ phận của hồi môn của mình, lúc ấy nghĩ rằng, còn dư lại thì tích