Ở nơi gần nàng nhất có một thi thể, đó là một thiếu nữ xấp xỉ tuổi nàng, mắt mở lớn, thân váy bên dưới không biết đã đi đâu...
Tử Thị không khỏi run rẩy, cởi áo ngoài trên người, che cho thi thể thiếu nữ kia.
Nàng quỳ dưới đất, toàn thân cứng đờ.
Đau đớn chiến tranh mang tới vượt xa tưởng tượng của con người, đặc biệt là người từ nhỏ sống trong kinh như Tử Thị.
Khi nàng còn nhỏ, trong nhà gặp biến cố, mãn môn bị trảm, nàng cũng bị bắt đến Vĩnh Hạng, trở thành tội nô.
Sau đó, nàng nằm gai nếm mật, nhẫn nhục chịu đựng, mười mấy năm sau cuối cùng cũng lật lại bản án cho Tào gia.
Để bồi thường cho nàng, cũng vì lấp kín miệng lưỡi thế gian, hoàng đế phong nàng là Thanh Hiếu quận chúa, sai người sửa chữa Tào trạch, ban cho nàng...
Nàng cho rằng cuộc đời này của nàng từ lúc phụ thân bị vu oan bỏ tù đã đủ thê thảm, nhưng mãi đến khi Bắc địa bùng nổ chiến tranh, nàng mới biết điều đáng sợ nhất trên thế gian này không phải cung đình hậu trạch lục đục với nhau, mà là chiến tranh.
Cùng là người chết, nhưng người chết trong chiến tranh lại trực tiếp mà tàn nhẫn như vậy.
Người bình thường, ngay cả chút năng lực phản kháng không có.
Kẻ địch dùng thủ đoạn nhất hủy diệt tất cả.
Hủy diệt con người, hủy diệt thổ địa, không sót cái gì.
Nhưng dù vậy, Tử Thị biết nàng vẫn phải tiếp tục đi về phía trước.
Bởi vì nàng bắt buộc phải tìm được người kia.
Khi thành bị phá, thời điểm tin người nọ chết trận truyền đến, Tử Thị biết nàng bắt buộc phải tìm được gã.
Nếu gã chết, vậy nàng sẽ mang tro cốt của gã về Hỏa Diễm thành.
Nếu gã chưa chết, cho dù cái giá phải trả là tính mạng, nàng cũng phải cứu gã trở về.
Tín ngưỡng ngày giúp nàng chống đỡ, gian nan lên đường trong nền tuyết.
Xung quanh đã không còn ai.
Nàng không biết Chiến Sơn Hà còn sống hay không, nàng cũng không biết bản thân khi nào mới tìm