Mùa xuân năm nay khoan thai đến chậm.
Phải đến đầu tháng tư, băng trong sông mới chịu tan.
Mùa đông đến sớm đi muộn thế này khiến ai ai cũng cảm thấy rất áp lực.
Bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, Hà Điền và Dịch Huyền đều đã chuẩn bị tất cả mọi thứ ổn thỏa.
Vừa nuôi một đàn vịt có thể đẻ trứng, vừa có cả một nhà kính.
Mặc dù không thu hoạch được nhiều nhưng họ không phải lo lắng về cái đói, chẳng qua là nguồn cung ứng củi đang ngày càng eo hẹp, giật gấu vá vai.
Riêng đối với gia đình nhà họ Phổ, mùa đông dài đằng đẵng này là những chuỗi ngày giày vò đau khổ.
Để giữ ấm, ngay cả ghế ngồi trong nhà họ cũng bửa ra làm củi.
Đã đến mức độ này rồi, tất nhiên là không có cách nào để tiếp tục săn chồn trong bãi săn, trái lại còn phải gom hết tất cả số gỗ lưu trữ trong nhà nghỉ săn bắt mang hết về nhà.
Nếu mùa xuân mà còn không chịu đến, có khi họ còn phải dỡ bỏ một nhà nghỉ săn bắn để lấy gỗ làm củi cũng không chừng.
Ba Phổ cảm thấy khá may mắn vì trước đây đã không ép Hà Điền rời đi.
Nhờ có thức ăn mà Hà Điền cho mượn, cả nhà họ mới sống sót qua mùa đông lạnh giá này.
Lúc gặp lại Hà Điền, nhớ đến ngày xưa ông bà của Hà Điền đã giúp đỡ gia đình ông ta như thế nào, ông ta cũng thấy có chút áy náy.
Riêng đối với anh em nhà họ Phổ thì khi đó họ vẫn còn nhỏ nên chẳng có chút ấn tượng gì cả, chỉ cảm thấy nhà mình may mắn mà thôi.
Với lại, mỗi khi nhìn thấy Dịch Huyền, mặc dù vẫn sợ anh, nhưng họ luôn nghĩ, nếu người đàn ông này không xuất hiện, thì cô nàng Hà Điền vừa thông minh vừa xinh đẹp và đảm đang kia đã là vợ của hai người bọn họ rồi.
Lúc sông băng phát ra tiếng băng vỡ cực lớn, Hà Điền và Dịch Huyền đã làm hơn sáu mươi viên gạch đá bazan và một số viên gạch bê tông đá bọt.
Không phải họ không có khả năng làm hết tất cả, mà là do họ thận trọng, bây giờ tạm làm trước một nửa, đợi thời tiết ấm hơn thì sẽ đào móng rồi làm nửa còn lại sau.
Đến lúc đó sẽ làm thêm khuôn đúc, chỉ cần vài ngày là có thể làm xong số gạch còn lại.
Nếu đến lúc đó bắt buộc phải thay đổi kế hoạch, thì ít nhất cũng có đủ tro núi lửa để dùng.
Khuôn để làm gạch đá bọt chính là khuôn làm gạch nung, kể cả việc dùng tre để làm lỗ cắm cũng giống hệt như vậy, làm vậy là vì muốn những viên gạch làm ra có cùng kích thước với gạch nung, để dễ phối trộn trong quá trình thi công.
Nhưng không ngờ là sau khi viên gạch thí nghiệm đông kết lại thì kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của nó đều lớn hơn gạch nung một chút.
Ngẫm lại, họ nhận ra rằng trong quá trình nung, gạch nung sẽ co rút lại, trong khi gạch bê tông thì trong quá trình đông đặc, mức độ co rút của nó kém hơn.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
Cùng Ba Ba Xuyên Ngược Văn Phá Án
2.
Chiều Hư
3.
Hệ Thống Nghịch Tập Của Nữ Phụ
4.
Trùng Sinh Để Gặp Người
=====================================
Vì vậy, Hà Điền và Dịch Huyền lại dùng khuôn gạch nung thử lại một lần nữa.
Nếu như mức độ co rút không giống nhau, vậy thì khả năng chịu áp lực, chịu nhiệt và chịu lạnh của hai loại vật liệu này cũng sẽ bất đồng, về kích thước thì chỉ là chuyện nhỏ, nhưng để làm ra những viên gạch có cùng tính năng mới là vấn đề lớn.
Sau vài lần thử nghiệm, cả hai cảm thấy rằng tốt nhất là nên dùng gạch nung để làm ống khói, còn gạch bê tông thì để dự bị.
Dịch Huyền lại làm một mẻ gạch bê tông khác.
Anh dỡ hết số gạch đất nung vốn là tường vườn ươm ra gom chung lại với những viên gạch đất nung còn lại.
Có vẻ đã đủ.
Nếu như dựa theo tính toán của anh thì có khi còn thừa lại khoảng gần một trăm viên.
Sau khi thay gạch bê tông, mọi thứ trong vườn ươm diễn ra tốt đẹp, khoai tây lại được thu hoạch, củ to nhất đào ra to bằng cỡ nắm tay.
Cũ lớn nhất của chậu khoai tây trồng trong nhà lúc mùa đông cũng khoảng cỡ này, nhưng số lần thu hoạch thì lại nhiều hơn loại trồng trong nhà kính.
Xem ra nhiệt độ vẫn rất quan trọng.
Điều này đã củng cố quyết tâm của Hà Điền và Dịch Huyền trong việc xây dựng một nhà kính thực sự.
Mùa đông vừa rời đi này bắt đầu từ đầu tháng mười năm ngoái và kết thúc vào đầu tháng tư năm nay, tròn sáu tháng.
Ai mà biết được rằng mùa đông năm sau liệu có dài hơn? Với cả lạnh hơn?
Nếu có nhà kính thì sẽ có thêm nguồn thức ăn ổn định, cơ hội vượt qua mùa đông sẽ cao hơn.
Để chào mừng việc băng tan xuân đến, Hà Điền đã chuẩn bị bánh xuân, một món ăn truyền thống đầu xuân.
Mùa xuân năm ngoái Hà Điền nghe thấy tiếng băng vỡ, tưởng rằng sắp phải biệt ly, vừa khổ sở vừa không nỡ, nhưng lại cố phải bình tĩnh nhất có thể, mặc dù đồ ăn làm ra có màu sắc và hương vị đẹp đẽ nhưng hai người ăn không biết mùi vị gì cả.
Năm nay làm bánh xuân, tâm trạng của hai người phải nói là khác xa so với năm ngoái.
Tâm trạng tốt, khẩu vị đương nhiên cũng tốt, lúc chế biến món ăn cũng dụng tâm hơn.
Chỉ riêng nhân bánh xuân thôi cũng đã có rất nhiều loại.
Rã đông miếng thịt ức hoẵng, thái sợi mỏng, cho vào tô, thêm chút rượu ngọt, nước tương, muối, đường và một ít tinh bột khoai tây vào, trộn đều rồi cho ớt xanh thái nhỏ vào xào cùng.
Ớt xanh là ớt tươi trồng trong nhà kính, hơi nhỏ so với ớt trồng vào mùa hè, nhưng độ cay của nó nhẹ hơn nhiều.
Hiện tại ngoài trời vẫn còn lạnh và có tuyết đọng, mấy loại rau tươi như thế này rất hiếm, một chút vị cay ấy cũng sẽ làm cho thịt hoẵng thơm ngon hơn, và quan trọng nhất là màu xanh của ớt và màu đỏ nâu của thịt hoẵng kết hợp với nhau nhìn rất đẹp mắt.
Một loại nhân bánh khác là cá và giá.
Năm ngoái Hà Điền nghe lời Dịch Huyền dùng đậu nành để ủ giá, tuy rằng mới lạ, và là một loại rau tươi hiếm có trong mùa đông, nhưng so với giá đậu xanh thì nó chỉ là rác.
Lấy phần bụng và phần thịt béo nhất ở hai bên cá tuyết sông, cắt thành từng lát, sau đó lấy miếng thịt cá hồi xông khói ngâm trong hũ ra, để ráo nước rồi cũng cắt thành từng lát, lặt bỏ phần đuôi và phần ngọn của giá đậu, chỉ lấy phần thân mập mạp, đem ba loại nguyên liệu này xào chín sau đó cho ra dĩa, giá vẫn còn giữ được độ non giòn, cá tuyết sông ngọt thơm, cùng với cá hồi xông khói màu đỏ cam tươi ngon, hương vị đậm đà.
Dịch Huyền đặc biệt thích món này, vỏ bánh xuân còn chưa kịp làm xong mà anh đã gắp lia gắp lịa ăn muốn hết nửa dĩa.
Ngoài hai loại nhân thịt, Hà Điền còn làm nhân chay.
Sau quá trình tìm tòi và nghiên cứu kỹ lưỡng, giờ đây cô đã là cao thủ làm đậu hũ.
Ngoài đậu hũ túi vải, đậu hũ hộp tre và đậu hũ viên, cô còn làm ra loại tàu hũ ky mà Dịch Huyền đã nói.
Loại đậu hũ này có kết cấu rất chắc, kích thước 50 cm x 50 cm vuông và dày khoảng 2 đến 3 mm, được làm bằng khuôn đúc đá bê tông.
Vì cạnh của khuôn bị hư hỏng nhẹ nên được cô tận dụng lại.
Khung gỗ được đóng đinh vào một tấm gỗ có khoan những hàng lỗ nhỏ, sau khi lọc nước đậu xong, lấy một miếng vải gạc lớn trải một nửa bên trong khuôn, cho đậu vào, dùng muôi gỗ làm phẳng rồi gấp nửa miếng gạc còn lại lên, đậy miếng đậu hũ lại, sau đó đặt một viên gạch lên trên.
Sau một đêm, tàu hũ ky đã ra lò.
Cả hai mặt của tàu hũ ky đều có hoa văn của vải gạc, được cắt thành từng sợi mỏng xào với thịt và rau củ, hương vị rất đặc biệt.
Hà Điền còn cắt tàu hũ ky thành từng miếng dài, quấn vài vòng, cột lại thành một nút thắt