"Nương muốn cho nàng ta đến nhà cữu mẫu, cữu mẫu chắc chắn không đồng ý.
Dư Đào kéo Dư Dung ngồi xuống, nói nhỏ: “Các muội ấy đều đi rồi, muội đừng sang đấy, có lẽ vì chuyện của Hương Hương.”Thường ngày Dư Đào không nói một câu nào, thậm chí còn có chút giả dối.
Thế nên mọi người cũng không thật lòng gần gũi với nàng ấy, ngay cả Dư Dung cũng chỉ tốt với nàng ấy một chút ở mặt ngoài mà không bày tỏ tình cảm.
Hôm nay Dư Đào sẵn lòng nhắc nhở một câu, chắc chắn cũng vì nể tình nàng giúp Dư Đào thêu khăn cưới, xem như báo đáp xong phần ân tình này....Trong lúc chi thứ hai đang sống thê thảm, hôn sự của Dư Đào lại được tổ chức vô cùng náo nhiệt.
Tục ngữ có câu “thân thì khóc tiếc mấy người, còn bao kẻ đã hát cười như không”*.
Tất nhiên Dư Dung và những cô nương khác cũng phải phụ giúp chuyện trong gia đình, ví như rửa rau xắt rau gì đấy.
Tiệc rượu trắng lần này do Trương thị và Điền thị nấu.
Bà cụ Dư không nỡ mời thầy nấu tiệc lưu thuỷ** nên chỉ đành để người trong nhà nấu.*Trích từ bài thơ Nghĩ vãn ca từ kỳ 3, bản dịch thơ của Trần Trọng Dương.**Tiệc lưu thuỷ: Loại tiệc mà mọi người tự do đến dự và vào bàn, cái tên “lưu thuỷ” xuất phát từ hình thức ban đầu của loại tiệc này là cho thức ăn trôi xuôi theo