Trời sáng, mặt trời vừa mới lú dạng, trên lá cây còn đọng những giọt sương long lanh như những viên pha lê lấp lánh nhờ ánh sáng mặt trời chiếu qua, khu rừng tràn ngập sự ẩm ướt, tiếng gió xào xạt nhè nhẹ cộng với tiếng chim hót líu lo, làm cho phong cảnh buổi sáng sớm thêm phần thư thả.
Bỗng nhiên, từ trong một bụi cây phát ra tiếng động, Hạo Thiên từ trong đó chui ra.
Trên người bị quần áo bị ẩm ướt, tay cầm một cái gì đó tỏa ra khói.
Hóa ra là Hạo Thiên mang theo lửa để đi bắt thỏ.
Giữ lửa để mang đi thì có rất nhiều cách.
Sử dụng một đoạn thừng khô: Lấy một đoạn dây thừng khô bện bằng các loại sợi cây và đốt một đầu.
Thổi tắt nó chỉ để lửa cháy âm ỉ.
Tùy thuộc vào độ dài của sợi dây thừng mà ta có thể giữ được lửa trong thời gian dài hay ngắn.
Nhiều nhất cũng có thể lên đến vài ngày nếu dây thừng đủ dài.
Khi cần ta đưa đầu đang cháy âm ỉ đó vào bùi nhùi và thổi bùng lên ngọn lửa.
Nếu không có dây thừng ta có thể bện cỏ khô, rơm khô, sợi cây lại thật chặt và sử dụng như sợi dây thừng ở phía trên.
Đây là cách mà người xưa vẫn sử dụng để lưu trữ lửa.
Sợi rơm này được gọi là sợi rơm con cúi, đựng chúng trong các hộp kim loại hoặc ống tre tươi có thể mang vác đi dễ dàng.
Nếu bện dài một chút ta có thể giữ lửa được rất lâu.
Sử dụng một chiếc lon, vỏ đồ hộp, vỏ dừa, vỏ trai, mai rùa …Đổ một lớp tro để lót phía dưới sau đó để những viên than nóng vào giữa.
Trên cùng ta phủ lên một lớp tro mỏng nữa cũng có thể giữ được than cháy âm ỉ khá lâu khoảng nửa ngày.
Dùng một sợi dây xỏ qua để mang vác, di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác khi bạn làm việc.
Để mang lửa đi theo thì Hạo Thiên dùng cách lấy vỏ dừa rồi đặt than bên trong để mà mang theo.
Khoảng nữa giờ sau, đến nơi đã đánh dấu vị trí của hôm trước để lại, đây chính là hang thỏ mà Hạo Thiên phát hiện ra khi đang đi tìm kiếm thức ăn cách đây không lâu.
“Cũng may là tìm được, mặc dù có đánh dấu nhưng khả năng tìm lại được chỗ này cũng khó!” Hạo Thiên có chút hưng phấn.
Đã mất khá nhiều thời gian cho dựng lại lều, cũng không có đi tìm kiếm thức ăn, thịt lươn cũng đã ăn hết từ tối qua.
Hôm nay sẽ bắt thỏ để làm thức ăn tạm vậy.
Tuy bẫy cá vẫn có cá, còn trữ lại được không ít cá nhưng mà nhiêu đấy thì làm sao đủ cho hai người no bụng được, nên cần phải có thêm thức ăn khác để bổ sung.
Người ta thường nói “thỏ sẽ không cỏ gần hang.” Tuy có phần đúng nhưng mà cỏ ở gần sao không ăn lại phải đi khắp rừng để ăn, há chẳng phải sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn hay sao.
Thỏ sẽ đào hang gần những bụi cỏ nhỏ để ẩn nấp và có thể một hang thỏ có nhiều cửa hang, chỉ cần tìm kiếm xung quanh và bịt kín hang lại.
Cách bắt thỏ trong hang cũng khá đơn giản, bịt hang lại, chừa một hang để đốt lửa còn một hang để cho khói bay ra, thỏ cũng sẽ theo đó mà chạy ra.
Tiện tay nhổ một ít cỏ tươi, nhặt một ít lá khô lại rồi lấy mồi lửa từ trong vỏ dừa ra.
Chẳng mất bao lâu để thổi (thực ra là thổi muốn hết hơi mới bắt đầu