Hôm này là ngày diễn ra sự kiện lớn nhất Đại Lục Hoa Bắc “Tam Minh Tranh Bá.”
Với một sự kiện tầm cỡ như thế này. Kiến Quốc đương nhiên không thể chuẩn bị một cách qua loa. Bọn họ đã chọn Tâm Thanh Trường nằm ở vị trí thành Đông. Nơi đó với quy mô vô cùng lớn nếu đặt lên so sánh với hoàng cung thì nó xa hoa và rộng ước chừng bằng bảy phần.
Tâm Thanh Trường nằm dưới sự quản lý của Lý Gia. Một gia tộc không hề thua kém bất kỳ ai về độ giàu có. Vì họ được giao cho quản lý nơi này. Cho nên mọi vấn đề từ an ninh cho đến hậu cần đều do họ thay mặt triều đình Kiến Quốc mà đứng ra chuẩn bị.
Tâm Thanh Trường là một khu phức hợp với nhiều công trình lồng ghép vào nhau. Cụ thể được chia ra làm bảy khu vực cụ thể như sau:
Đầu tiên nói đến khu vực phía Đông. Là một toà nhà bảy tầng. Với thiết kế sang trọng bắt mắt. Nơi đây được chỉ định làm nơi thi những mục liên quan đến Cầm Sư. Toà nhà được xây dựng thành hình tròn rỗng ở giữa. Ở giữa nơi đó là một hình tròn bằng gạch được xây dựng giữa hồ. Trên hình tròn đó có mười chiếc đàn tranh. Những chiếc đàn này đều thuộc hàng cực phẩm của việc chế tác.
Nó dành cho mười cầm sư xuất sắc nhất của cuộc thi. Họ sẽ đến nơi trung tâm đấy đặng chọn ra người giỏi nhất.
Tiếp đến là khu vực phía Nam, là một toà nhà hình chữ nhật với chiều ngang trãi dài ước chừng gần nữa dặm. Với chất liệu xây nên chủ yếu là tre và trúc. Nên mùi hương từ nó toả ra rất là hoà quyện với thiên nhiên. Nơi đây dành cho cuộc thì dành cho các Kỳ Sĩ. Họ sẽ tập trung hết vào bên trong với những bàn cờ đã được bài trí sẵn để tìm ra người chiến thắng.
Hai người xuất sắc nhất sẽ được ngồi lên chiếc bàn cờ được làm từ Lam Thiêm Thạch. Cực kỳ giá trị vì đó là mơ ước của hầu hết các Kỳ Sĩ.
Tiếp theo là khu vực phía Tây. Nơi này được thiết kế là toà nhà hai tầng vuông vức. Bên trong là những chiếc bàn gỗ. Kèm văn phong tứ bảo đều thuộc hàng cực phẩm. Dành cho cuộc thi về Hoạ Sư. Cũng giống với hai loại hình thi thố kia. Hai người xuất sắc nhất sẽ được dùng loại mực trên thế gian này chỉ có một “Mực Long Bảo.” Nhằm tôn vinh cho bức hoạ tuyệt phẩm.
Mục thi thố về cuối đương nhiên là Thi hay Thư Sinh. Dành cho những thí sinh sáng tác văn thơ thi thố với nhau. Phần thi này không được thi trong nhà mà là được thi ngoài trời. Với diện tích thi thố là toàn bộ khu vực bên phía Bắc. Đó là quảng trường trống.
Cuối cùng phần quan trọng nhất phải kể đến phần thi võ thuật. Là nơi mà các gia tộc trên khắp đại lục Hoa Bắc đều hướng đến.
Mặc dù các phần thi kia đều ít nhiều quan trọng vì nó đều có sức ảnh hưởng đến đời sống thường nhật. Nhưng võ học chính là thước đo chính xác nhất dành cho các gia tộc lớn. Tại nơi đây những mầm non mới nở sẽ có cơ hội cọ xát với nhau. Dưới sự chứng kiến của những thế lực tên tuổi.
Và cũng từ cuộc thi này, những cá nhân xuất sắc nhất sẽ có cơ hội được các thế lực hùng mạnh thâu nạp làm môn hạ. Đây gọi là nhất tiễn song điêu. Vừa chứng minh cho thiên hạ thấy thực lực của thế hệ tương lai của gia tộc, mà còn lại có một thế lực đằng sau chống lưng nữa.
Uy thế sẽ theo đó mà được đẩy lên rất cao.
Và nơi tổ chức thi đấu võ thuật cũng là khu vực trung tâm của Tâm Thanh Trường. Một võ đài lớn, tương tự như Thí Luyện Trường của Trương Gia nhưng với quy mô gấp chục lần với sức chứa lên đến năm vạn chỗ ngồi
Hai bên võ đài Đông Tây là hàng ghế dành cho những khán giả chủ yếu là môn hạ của các gia tộc tham dự nhằm cổ vũ cho người của mình. Phần khán đài phía Nam dành cho các thế lực bình thường. Còn về phía Bắc là một khán đài đặc biệt. Với những chiếc ghế với chất liệu lẫn vật liệu được xem là tuyệt phẩm nó dành cho những người đại diện thế lực lớn. Và chính giữa có một cái ghế màu vàng với hoạ tiết Kim Long uốn lượn.
Chiếc ghế này vốn dĩ dành cho Thiên Tử hoặc Tiên Đế ngồi. những chiếc ghế khác thì ngồi xung quanh.
Khu vực tiếp theo là