Kể từ khi Phật môn tổ sư ở dưới bồ đề thần mộc lĩnh ngộ đại đạo, Phật môn các thời đại đều có truyền thuyết là cao tăng tu thành kim thân chánh quả cuối cùng phi thăng thành phật.
Đại Nhật Như Lai nghe nói là người của Hữu Cùng tộc, hậu duệ do Tam Trảo Kim Ô từ thời thượng cổ lưu lại. Sau khi tiến vào Phật môn tọa quan tám mươi mốt năm, thân thể thành phật là nhân vật truyền kỳ.
Bất quá, vị Phật đà này thành thánh quá sớm, lời đồn đãi nhiều đến mức không có cách nào đếm hết, ngược lại thật giả khó phân biệt. Ở Đại Lạn Đà tự có ghi lại rằng trong số mười ba vị Phật đà thì đây là vị có cách nói không rõ ràng, ẩn chứa nhiều điều mơ hồ.
Vị này lưu lại pháp môn tu hành, lưu truyền vòng quanh trong các đại yêu tộc thì đã xuất hiện vô số thay đổi, nguồn gốc khó phân biệt, cũng không biết nhà nào là chánh tông.
Những thứ Vương Phật Nhi tìm được đều là những điều tâm đắc tu luyện của các tuyệt đại cao thủ Lạn Đà tự. Hắn suy ngẫm cẩn thận thì cũng hiểu được chút ít về những chỗ khác nhau của các vị tiền bối này. Đại Nhật Như Lai Gia Trì thần biến là võ học đứng đầu Hỏa hệ, xem xét tỉ mỉ về uy lực và cách thức phát huy thì có thể chia làm hai dòng: theo đuổi chân ý của Phật môn tức là lấy đại pháp Phật môn làm trung tâm để tu thành pháp vũ hợp nhất vô thượng thần công hoặc theo đuổi uy lực thuần hỏa, cương mãnh không thể cưỡng lại được, uy lực lớn như thể đốt trời nấu biển.
Vị tiền bối kia không đến ba mươi tuổi đã tu luyện thành công công lực nhất phẩm nhưng đi theo hướng cực đoan, thậm chí đơn giản bớt Nhật Như Lai Gia Trì thần biến để làm cho tốc độ tu hành tăng lên rất nhanh, nhưng cũng lược bớt rất nhiều tác dụng kỳ diệu của môn công phu này.
Vị này sáng chế hai loại võ vông đã được đơn giản hóa, hiển nhiên chính là Vô Hạn Quang Minh hỏa và Tử Hỏa Thập Binh biến.
Môn đầu tiên mặc dù chỉ là võ học tam phẩm nhưng phối hợp có thể gia tăng sức nóng của nội kình, hình thành tử hỏa khí binh có sức sát thương gấp mấy lần, không thua bất cứ loại võ học nhất phẩm nào. Nếu như là người có thiên tư thông tuệ thì không tới mười năm có thể dễ dàng tu luyện thành công.
Xem đến cuối cùng thì đầu cũng đã ong ong, Vương Phật Nhi lại nhớ đến còn có bộ kinh thư thứ hai cần phải sao chép nên tạm thời ngừng việc thắc mắc về Đại Nhật kinh.
Lần này, Vương Phật Nhi không cần mất công suy nghĩ, trực tiếp cầm lấy một bộ có viết chữ Tốn Ngột Quỳnhđể sao chép. Hắn chọn kinh thư có lời chú giải của vị tiền bối này vì hai nguyên nhân. Thứ nhất vị tiền bối này chính là người của Bạch Nguyệt yêu tộc, tâm pháp kinh nghiệm phù hợp cho hắn tu luyện. Thứ hai, Lạn Đà tự có ghi lại trong số mười ba vị phật đà thân thể thành thần, vừa vặn có vị này. Truyện "Đại Viên Vương " Truyện "Đại Viên Vương "
“Tốn Ngột Quỳnh, Ma Phật đà thập biến!".
“Tựa đề thật là kỳ quái quá đi!”
Vương Phật Nhi sao chép được hơn mười trang, cũng không biết võ công do vị tiền bối này sáng chế cuối cùng lại không phải là một trong mười tám môn võ học nhất phẩm của Lạn Đà tự. Tuy nhiên, lật giở những trang cuối, vị tiền bối này chẳng những tu luyện được thần công nhất phẩm mà tựa hồ còn có đột phá. Truyện "Đại Viên Vương "
Hắn cũng không biết, Lạn Đà tự từ khi thành lập tới nay chưa từng có đệ tử nào như hắn, lại đem cả Bảo sắc khố lục tung lên tìm một vòng. Mặc dù cách tìm của Vương Phật Nhi thật là thô sơ đơn giản, nhưng vẫn là một hành động hoành tráng chưa từng có tiền lệ. Các đệ tử khác đi vào, thường thường đều dựa vào vận khí tìm được hai bộ võ kinh thích hợp thì đã lấy làm vui sướng khua tay múa chân.
Sắc Bảo tàng kinh trong số tam đại tàng kinh bị coi là nơi cất giữ ít kinh thư nhất, chỉ bằng một phần mười Hải Bảo, càng không bằng một phần trăm của Tàng Bảo, vì vậy có cực ít đệ tử lựa chọn đến nơi này chọn kinh thư.
Có thể tìm được sáu bộ Đại Nhật kinh cùng với bộ kinh thư do chính tay Tốn Ngột Quỳnhchú giải thì thật sự là một vận khí không thể nào tưởng tượng được.
Mấy chục năm sau, mỗi lần nhớ lại quá trình chọn kinh thư vì vận mệnh của mình, Vương Phật Nhi đều cảm thấy sâu sắc rằng trong cõi u minh quả nhiên có một lực lượng đang chi phối số phận con người. Nếu không phải là có trí tuệ thật cao sánh ngang cùng lực lượng của thần phật thì không có khả năng thoát khỏi.
Các tăng nhân trông coi Sắc Bảo khố đều là những đệ tử cực kỳ kiệt xuất của Lạn Đà tự,