Trần Gia Dư không ngờ, cơ hội của anh lại tới nhanh như vậy.
Chuyến bay từ Thượng Hải về lại Bắc Kinh vốn dự kiến khởi hành lúc hai giờ chiều bị trì hoãn tới tám giờ tối, tuy nhiên do thời gian chờ tại sân bay của Trần Gia Dư không được tính vào thời gian chấp hành bay nên buổi tối anh vẫn có thể cầm lái.
(Thông thường theo quy định, trong vòng 24 tiếng, phi công chỉ được phép bay từ 8 đến 10 tiếng để đảm bảo an toàn và chất lượng chuyến bay.
Sau mỗi chuyến bay, phi công sẽ phải có một thời gian nghỉ ngơi nhất định có thể lên tới 16 tiếng)
Lúc làm thủ tục trước khi cất cánh, anh xem dự báo thời tiết, biết tin có dông lớn tại Bắc Kinh thì thầm thở dài.
Nếu không phải khoang chứa nhiên liệu gặp sự cố thì anh đã khởi hành từ mấy tiếng trước, giờ đã yên vị ở nhà rồi.
Anh chỉ có thể hy vọng thời tiết khi về tới Bắc Kinh sẽ tốt hơn.
Thế nhưng, mong một đằng, đời một nẻo.
Sau khi tiến vào vùng trời Bắc Kinh, Trần Gia Dư vừa nhìn thời tiết, tim đã lập tức chùng xuống.
Mưa dông kết hợp với gió giật có thể nói là tình trạng thời tiết mà không phi công nào muốn gặp nhất.
Anh liếc thử đồng hồ nhiên liệu, còn tầm một tiếng rưỡi, tính ra vẫn ổn, có thể thử hạ cánh vài lần, nếu không được thì cũng có thể chuyển hướng hạ cánh tới Thiên Tân hoặc thậm chí là Thẩm Dương.
(Gió giật: gió với tốc độ tăng lên tức thời, được xác định trong khoảng 02 giây)
Trên kênh radio có chút ồn ào.
Sau khi tiến vào tần số của Cơ sở tiếp cận, Trần Gia Dư nghe thấy một loạt huấn lệnh với tần suất dày đặc.
Anh hơi ngẩn người.
Tiếng kiểm soát viên rất trầm nhưng giọng điệu lại cực kỳ quen thuộc…
“Air China 1328, Tiếp cận bắc Kinh, radar nhận dạng tốt.
Hạ cánh hệ thống ILS đường cất hạ cánh 17R, trước tiên giữ độ cao 4000m.”
Gọi tới mình, Trần Gia Dư mới nhận ra đầu micro bên kia là Phương Hạo.
Thế nhưng giọng cậu ấy khản đặc, khản đến mức khác lạ, Trần Gia Dư suýt nữa không nhận ra.
Anh nhìn radar rồi nói: “Giữ độ cao 4000, Air China 1328.
Xin phép bay hướng… 350.”
Phương Hạo hơi khựng lại, hỏi Trần Gia Dư: “Air China 1328, chuẩn bị bay cạnh năm sao? Hiện tại chúng tôi đang thay đổi hướng vận hành của đường cất hạ cánh.
Các tàu bay tiếp cận đường cất hạ cánh 17L và 17R từ hướng Nam đều phải bay lại lên vì tình hình gió dưới mặt đất.”
Trần Gia Dư nghe đến đây thì trong lòng có hơi dao động.
Gió đứt chỉ hiện tượng chiều gió thay đổi tức thời, là điều kiện nguy hiểm nhất đối với máy bay cất và hạ cánh.
Cũng may, radar thời tiết trên các máy bay thương mại hiện đại đều được trang bị cảnh báo gió đứt, có thể dò được nếu có gió đứt ở khu vực phía trước khi tiếp cận, phi công sẽ lựa chọn bay lại vòng hai.
Hôm nay vừa mưa dông lại thêm gió đứt, tới năm, sáu tàu bay đồng thời bay lại, cộng thêm việc đổi hướng đường cất hạ cánh, kiểm soát viên không lưu có lẽ bận tới mức đầu bốc khói rồi.
Trần Gia Dư trả lời ngắn gọn: “Chuẩn bị bay cạnh.
Xin phép bay hướng 350, Air China 1328.”
Phương Hạo chấp nhận: “Air China 1328, cho phép bay hướng 350.
Ngoài ra chú ý mức nhiên liệu.
Bây giờ tôi sẽ chỉ dẫn anh trì hoãn thêm nửa tiếng đồng hồ tại khu vực kiểm soát tiếp cận, có vấn đề gì không?”
(Khu vực kiểm soát tiếp cận (terminal control area): Khu vực kiểm soát được thiết lập cho các đường bay có cung cấp dịch vụ quản lý không lưu tại khu vực lân cận của một hoặc nhiều sân bay lớn)
Trần Gia Dư cũng nắm rõ tình hình thời tiết, lập tức trả lời: “Trước mắt không có vấn đề gì.” Anh không đề cập đến việc mức nhiên liệu còn một tiếng rưỡi vì dù sao anh cũng mong có thể hạ cánh sớm.
Chuyến bay kéo dài chuyến bay năm tiếng đồng hồ, hành khách đã sớm thấm thỏm rồi.
Đây cũng là chuyện thường tình.
Phía Phương Hạo mở micro, thế nhưng anh hình như ho một tiếng, micro tắt đi trong một giây rồi sau đó lại bật lại: “Air China 1328, đã rõ.
Radar của bọn tôi… cho thấy có khả năng phải nửa tiếng nữa tình hình thời tiết mới qua đi.”
“Ừm, không vấn đề gì.” Trần Gia Dư lần này rất dễ nói chuyện.
Một lúc sau, Phương Hạo hỏi trên kênh radio: “Air China 1328… Anh coi giúp tôi tình hình thời tiết một chút, khu vực 20 hải lý ở hướng 10 tới 11 giờ của anh.”
Máy bay trên trời cần dựa vào báo cáo của tháp chỉ huy để biết được tình hình khí tượng dưới mặt đất.
Tương tự, kiểm soát viên không lưu tại tháp chỉ huy đôi lúc cũng phải phụ thuộc vào chỉ dẫn khí tượng từ tàu bay trên không trung để đưa ra quyết định.
Phương Hạo không thể nào lại không nhận ra Trần Gia Dư, thế nhưng cậu ấy rất khách sáo, dùng tới cả kính ngữ.
Song, Trần Gia Dư cần tập trung điều khiển máy bay, thời tiết xấu là lúc dễ gặp chuyện nhất, anh không thể phân tâm để suy nghĩ về chuyện này được.
(Ở câu trên Phương Hạo dùng ”您” là đại từ nhân xưng, có ý kính trọng trong tiếng Trung thay cho “你”)
Trần Gia Dư kiên nhẫn trả lời: “Chỗ tôi trông thì cả vùng trời trên sân bay là một mảng vàng lớn.
Hướng gió 300, 32 nút.”
Phương Hạo trả lời: “Air China 1328, đã rõ.”
Một lúc sau, Phương Hạo lại thông báo tin tức mới tới cho Trần Gia Dư: “Air China 1328, vừa rồi tàu bay đầu tiên tiếp cận đường cất hạ cánh 04 đã tiếp đất thành công.
Hay là anh quay đầu hạ cánh 04.”
Trần Gia Dư nhìn radar của mình, nói: “04 phải không… Hiện tại tôi không tiện chuyển hướng, cả hai bên trái phải đều chịu ảnh hưởng thời tiết.”
Lúc đầu tiếp cận, tàu bay của Trần Gia Dư được chỉ dẫn theo đường cất hạ cánh 17R.
Tuy nhiên 17R không thể hạ cánh được, nếu anh bay quá thì sẽ phải bay vòng rồi lại quay lại, để nhắm hạ cánh ở một đường cất hạ cánh khác.
Phương Hạo nhìn màn hình radar trước mặt, khẽ nêu phương án với Trần Gia Dư: “Air China 1328, rẽ phải rồi sau đó quay đầu thì sao?”
Trần Gia Dư vẫn đang quan sát thời tiết để tính toán đường bay, Phương Hạo lại nói: “Nếu không, tôi sẽ dẫn anh trước tiên bay về phía Bắc, sau đó theo hướng Nam, bay vào cạnh ba để hạ cánh đường cất hạ cánh 04, thế nào?”
Trần Gia Dư thầm lắc đầu.
Radar trên tàu bay của anh cho thấy cả hai phương án này đều không thật sự khả thi: “Đều không được, hai bên trái phải đều chịu ảnh hưởng thời tiết.
Theo radar của tôi thì cần giữ nguyên hướng bay hiện tại, bay 20 hải lý.”
Phía Phương Hạo im lặng khoảng hai giây, sau đó anh cầm micro: “Vậy… rẽ hướng 360 về phía Bắc, sau đó…” Anh “khụ” một tiếng rồi lại nhanh chóng nói tiếp: “Sửa