Gala sinh viên tài năng diễn ra liên tục năm ngày thì kết thúc. với sự thể hiện xuất sắc, lớp kinh tế công nghiệp đã giành được sự đánh giá cao của giám khảo, theo đó tiết mục dancesport giành được giải nhì, tiết mục ca hát giành được giải ba. tuy không được thứ hạng cao nhất nhưng đây là chiến thắng và thành tích rất lớn rồi. phải biết số lượng tiết mục tham gia của cả bốn khóa học là hơn 300 tiết mục mà số lượng giải lại rất có hạn.
sau khi kết quả được công bố, người vui nhất có lẽ là giáo viên chủ nhiệm lớp. thật hiếm khi thấy vị giáo sư vốn luôn điềm tĩnh lại trở nên trẻ trung như vậy. thậm chí vị này vì để chúc mừng thành tích của lớp còn trực tiếp đứng ra tổ chức một buổi liên hoan và karaoke sôi động, hôm đó dưới sự chúc tụng của học trò còn uống vào không ít.
trại hè kết thúc cũng là lúc năm học đại học đầu tiên của lý đông và các bạn hoàn thành. lý đông cũng có kế hoạch trở lại đông thành. lần trở về này, ngoài mục đích thăm hỏi cha mẹ, lý đông cũng có nhiều kế hoạch cần làm. kỷ nguyên mới trọng điểm phát triển là hướng tới tạo ra nguồn năng lượng mới cho loài người, góp phần xây dựng thế giới với nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn với môi trường. tuy vậy, nhìn vào thực trạng hiện tại, pin năng lượng mặt trời tuy tỏ ra là một sản phẩm rất độc đáo và hữu ích nhưng nó chỉ phù hợp và đáp ứng cho một bộ phận các quốc gia nhiệt đới, nơi có nền nhiệt độ cao và lượng ánh nắng phong phú. tập đoàn vẫn còn bỏ qua một bộ phận thị trường rất lớn các quốc gia nằm tại khu vực ôn đới và hàn đới, thậm chí còn có nhu cầu về năng lượng cho các tổ chức hoạt động tại các vùng lạnh giá khắc nghiệt như nam cực và bắc cực. như vậy nếu tập đoàn chỉ tập trung vào pin năng lượng mặt trời thì đó là một sự thiếu sót trong quá trình trở thành một tập đoàn dẫn dắt và thay đổi cách sử dụng năng lượng của nhân loại hiện tại.
lý đông có rất nhiều giải pháp cho vấn đề này trong đó kỹ thuật truyền tải điện không dây là giải pháp có tính rốt ráo nhất có điều nó lại là một giải pháp công nghệ quá cấp tiến, lý đông khá là lo ngại một khi nó đưa ra đời sẽ vấp phải sự chống đối quyết liệt từ các tập đoàn năng lượng như dầu mỏ, điện lực và các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện và năng lượng phụ trợ. bọn họ sẽ bằng mọi cách chống lại sự phổ biến của năng lượng này như có thể viện tới an ninh năng lượng quốc gia hoặc các biện pháp tài chính hoặc thậm chí là vũ lực để dập tắt thứ năng lượng gần như miễn phí và tiện dụng từ công nghệ năng lượng này.
nguyên nhân của việc đàn áp này cũng khá đơn giản.
thứ nhất, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia trong suốt mấy thập kỷ gần đây đã đàn áp những bộ chế hòa khí tiên tiến bằng những lời đe dọa dã man. công nghệ bộ chế hòa khí này cho phép động cơ đốt trong chiếc ô tô siêu tiết kiệm nhiên liệu. khoản đầu tư khổng lồ của họ vào lĩnh vực dầu khí, tinh chế và hệ thống phân phối họ chưa kịp thu hồi và sinh lợi thì không thể để cho các công nghệ năng lượng mới và rẻ hơn ra đời .
thứ hai thế giới đang ở trên “bờ vực sụp đổ tài chính”. công việc của những đột phá đầy tính cách mạng trong lĩnh vực sản xuất năng lượng hoặc hệ thống phân phối có thể dẫn đến một cú chuyển mình trong kinh tế khi mà hệ thống kinh tế của chúng ta vốn dựa trên những nguồn lực hạn chế về tiền bạc và năng lượng. những kẻ cầm quyền đó có thể kiểm soát dân chúng bằng cách nắm giữ nguồn cung năng lượng. họ không muốn bị mất đi quyền kiểm soát này.
thứ ba như einstein đã nói: “những tư tưởng vĩ đại thường phải chịu sự đối nghịch tàn bạo từ phía những đầu óc tầm thường”. cái tôi đầy ganh đua của những công ty, cách nhìn của chính quyền rằng công nghệ này là một chuyện chơi xỏ hoặc trò lố bịch có thể dẫn đến sự chống đối tàn bạo đó.
thứ tư, việc sửa đổi hoặc bổ sung một số định luật của vật lý và hóa học cổ điển sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu để các nhà khoa học có thể đưa ra kết luận dứt khoát và cập nhật lại bộ sách giáo khoa ở cấp đại học.
thứ năm, những kẻ nắm quyền trong giới học giả, chính trị, công nghệ và kinh doanh không thích những thay đổi vượt trội có thể làm lung lay vị trí của họ.
thứ sáu, sự ngu dốt và thờ ơ của công chúng trong thời đại thiếu thông tin và nặng chủ nghĩa vật chất này. công chúng ít nhận thức về tầm quan trọng của hệ sinh thái mỏng manh của trái đất và ảnh hưởng của ô nhiễm lên đời sống của con người và động thực vật. vì thế, họ ít quan tâm đến các công nghệ năng lượng mang tính cách mạng.
thứ bảy là an ninh quốc gia: công nghệ năng lượng mới có liên hệ đến phi trọng lực, bẻ cong thời gian và không gian "lý thuyết trường thống nhất". khi công nghệ này sử dụng trong chiến tranh có thể quyết định được lợi thế của bên sở hữu nó
những lý do nêu trên chính là rào cản khiến cho mọi nguồn năng lượng mới bị ngăn chặn không được đưa vào áp dụng trong đời sống của con người. do vậy nếu lý đông dám công khai quá sớm những công nghệ dạng này thì tập đoàn hắn sẽ phải chịu bao vây và áp lực từ rất nhiều phía, không thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn. do vậy lý đông phải đợi cho tới khi hắn có đầy đủ nguồn lực và lực lượng mới có thể áp dụng công khai chúng vào cuộc sống.
lo lắng này của lý đông không phải là thái quá bởi thực tế lịch sử khoa học đã chứng minh điều này. theo những kiến thức mà lý đông tìm hiểu, công nghệ năng lượng mới này không phải là nhân loại chưa từng biết bởi nó đã từng được nghiên cứu trong nhiều dự án rất quan trọng của các nhà khoa học nhưng cuối cùng chúng đều bị chống lại và che dấu.
để minh chứng về điều này hãy nói về năng lường không dây mà lý đông ấp ủ chẳng hạn. dạng năng lượng này gọi chính xác hơn là truyền tải năng lượng không dây là quá trình truyền năng lượng cao từ một điểm đến một điểm nào đó không cần dây dẫn.truyền năng lượng không dây, về cơ bản khác với truyền thông tin không dây trong viễn thông "như radio, tv, rada, mobilphone", ở đó thông tin được biến điệu truyền đi mọi hướng, tín hiệu có trong một dải tần xác định, công suất tín hiệu ở đầu thu thường rất nhỏ "cỡ nw đến µw"… còn trong lĩnh vực truyền năng lượng không dây thì độ lớn và hiệu suất truyền năng lượng là quan trọng nhất, năng lượng chỉ truyền theo một chiều xác định. ý tưởng về chuyển tải điện năng đã được đưa ra từ đầu năm 1900 bởi nhà phát minh người serbi nikola tesla trước khi lưới điện được phổ biến rộng rãi. ngay từ những năm này, “nhà khoa học điên” tesla đã mơ ước một thế giới không tồn tại dây dẫn điện phức tạp mà sử dụng hệ thống một tháp truyền điện và năng lượng không dây tới mọi ngõ ngách trên thế giới. nhằm hiện thực hóa viễn cảnh này, tesla đã bắt tay xây dựng tháp wardenclyffe cao 29m ở new york. ngọn tháp này được coi là bước cuối cùng trong hệ thống điện không dây của tesla, và được kết hợp với phát minh máy thu năng lượng vũ trụ. nếu thành công, thế giới sẽ được sử dụng điện miễn phí và không giới hạn chỉ bằng một cái antennathu năng lượng ở đầu cuối.
tuy nhiên sau 17 năm xây dựng "1900-1917", dự án tháp đã bị đình chỉ, bị rút nguồn tài trợ của jp morgan vì họ phát hiện