Công nghệ điện không dây mà nikola tesla nghiên cứu mới chỉ ở mức sơ cấp, để áp dụng triển khai ứng dụng với khoảng cách xa trên phạm vi toàn cầu thì cần giải thêm rất nhiều bài toán. lý đông có công nghệ hoàn thiện được ý tưởng này thậm chí còn là một bước tiến xa hơn công nghệ của tesla. theo đó hắn sẽ sử dụng tới công nghệ vệ tinh năng lượng mặt trời "sps". vệ tinh này sẽ được tạo ra từ vật liệu chống nhiệt đặc biệt cao có gắn các tấm pin hiệu suất lớn để nhận năng lượng mặt trời trong không gian. năng lượng này sẽ được truyền tới bề mặt trái đất bằng sóng siêu cao tần. tại nơi nhận, năng lượng của sóng siêu cao tần được chuyển đổi thành điện năng để sử dụng.
mô hình hệ thống sps bao gồm mặt trời, vệ tinh, bộ phát sóng vi ba công suất lớn và rectenna thu nhận chùm tia công suất vi ba. cơ sở của ý tưởng sps là sự thu nhận năng lượng mặt trời trong quỹ đạo và truyền nó về mặt đất bằng sóng vi ba. ở nơi nhận, sóng vi ba được chuyển đổi trở lại thành năng lượng điện. anten chỉnh lưu nhận tia năng lượng trên mặt đất được gọi là rectenna. rectenna nhận sóng vi ba chuyển đổi thành năng lượng điện và sau đó hòa vào mạng lưới hoặc trực tiếp cung cấp cho thiết bị dùng điện qua thiết bị chỉnh lưu và biến tần.
tuy nắm trong tay kỹ thuật siêu việt này có điều hiện tại lý đông hiểu hắn chưa thể vận dụng công nghệ này ngay vào trong thực tế được. lý đông cần xây dựng dần các bước chuyển tiếp, tạo nền tảng công nghệ và các sản phẩm có liên quan. mục đích của việc này thứ nhất để tránh đi sự nghi ngờ về tiến bộ quá cấp tiến, thứ hai lý đông cần thời gian đợi lực lượng của bản thân tập đoàn và quốc gia tăng cường tạo ra lớp bảo vệ an toàn thì việc áp dụng công nghệ mới không gặp quá nhiều áp lực và rào cản được.
tính toán và đánh giá cẩn thận, bây giờ công nghệ mà lý đông có thể sử dụng mà trong điều kiện khoa học hiện đại có thể chấp nhận chính là công nghệ hợp hạch lạnh. kỹ thuật này tuy đã bị đàn áp nhưng ít nhất nó đã được khoa học thừa nhận một phần và được cho phép phổ biến ở mức độ nhất định.
công nghệ hợp hạch lạnh "cold fusion" còn được gọi là “phản ứng hạt nhân năng lượng thấp” "low- energy nuclear reactions" hoặc “phản ứng hạt nhân kết hợp hóa học” "chemically assisted nuclear reactions", công nghệ này cho phép tạo ra phản ứng hợp hạch tại mức nhiệt độ phòng. thông thường năng lượng "nhiệt" được giải phóng khi một hạt nhân phân hạch trong các nhà máy điện hạt nhân hiện tại, năng lượng cũng được tạo ra khi hai hạt nhân kết hợp với nhau. nhưng, theo cách hiểu truyền thống trong vật lý hạt nhân, chúng ta phải cung cấp một lượng năng lượng khổng lồ để khiến hai hạt nhân hợp lại với nhau, vì cả hai hạt nhân gồm những hạt có điện tích dương "tức là proton" và các proton thường đẩy lùi nhau. vì thế, cho đến hiện tại việc tạo một phản ứng hợp hạch tại nhiệt độ phòng - tức là hợp hạch "lạnh" là một điều không tưởng. tuy vậy đó là do giới hạn của những hiểu biết vật lý hiện tại theo định luật bảo toàn năng lượng, con người còn chưa có nhận thức đầy đủ về cơ chế tồn tại của các nguồn năng lượng. thực tế việc tạo ra nguồn năng lượng đầu ra lớn hơn năng lượng đầu vào của phản ứng hợp hạch lạnh cũng không có gì khó hiểu nếu các nhà khoa học có kiến thức về năng lượng điểm không, phản ứng này chính là một trường hợp của việc trích xuất dạng năng lượng này do đó về cơ bản định luật bảo toàn năng lượng là không bị vi phạm.
điểm chung của những quá trình này là sự giải phóng mãnh liệt các năng lượng quy mô hạt nhân mà không có các bức xạ phá hủy hay các sản phẩm phụ nhiễm phóng xạ. các lò phản ứng ở quy mô nhỏ, đòi hỏi những thiết bị đơn giản và các nguyên vật liệu thông thường với hydro là nhiên liệu. sự chuyển hóa nguyên tố của vật liệu điện cực âm kim loại thường được tạo ra. trong một số trường hợp, khi những vật liệu phóng xạ như uranium và thorium được sử dụng trong các pin, chúng sẽ biến chất một cách nhanh chóng thành những sản phẩm phụ vô hại, không tạo ra những bức xạ độc hại hay phát nổ. bằng phương pháp này, chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng hiện tại có thể được xử lý và vô hiệu hóa mà không tốn các chi phí chính trị và kinh tế cho việc chôn lấp. các công nghệ này không đòi hỏi những nguồn tài nguyên được kiểm soát bởi bất kỳ nhóm nước nhỏ nào. chúng tập trung, dễ vận chuyển, và dân chủ. việc hiện thực hóa và phân phối những thiết bị và hệ thống dựa trên những công nghệ này với chi phí thấp sẽ phụ thuộc vào các tài nguyên của một nền kinh tế thị trường và sự dỡ bỏ đối nghịch nội tại từ các nhóm lợi ích trong chính phủ và các ngành công nghiệp.
ưu thế lớn của công nghệ này chính là nguồn nguyên liệu cực kỳ dồi dào. chỉ trong một kilomet khối nước, tồn tại đủ đồng vị hydro nặng "đơ-te-ri" mà khi kết hợp với nguyên tố heli ở nhiệt độ hàng triệu độ, sẽ giải phóng ra lượng năng lượng tương ứng với năng lượng khi đốt toàn bộ dầu mỏ mà ta biết trên thế giới. hành tinh này có ít nhất một tỉ kilomet khối nước; nên không lo bị cạn kiệt nguồn nhiên liệu này. hoặc là, nhìn vấn đề theo cách này: trong mỗi một gallon "3.79 lít" của nước bình thường, có đủ hydro nặng để sản xuất lượng năng lượng tương đương với 300 gallon xăng dầu. hydro nặng chỉ chiếm có 0.015% của tất cả hydro trong nước thông thường, do đó sẽ không có chuyện khủng hoảng cạn kiệt nước vì năng lượng hợp hạch. hydro nặng hay đơ-te-ri đơn giản là hydro có chứa thêm một nơtron trong hạt nhân của nó. nó không phóng xạ và dễ trích xuất từ nước rất rẻ.
trong thiết kế sản phẩm tốt nhất của mình, với nhiên liệu là nước và một số phụ gia thiết bị phản ứng của lý đông có mức cop lớn hơn 1300, tức năng lượng ở đầu ra lớn hơn năng lượng đầu vào gấp 1300 lần. tuy vậy lý đông không có ý