Ở giữa sân tập, Yên Khang hầu Mạc Hữu Anh đang vừa cưỡi ngựa, vừa bắn súng vào các bia ngắm bằng gỗ, đặt cách xa bốn mươi trượng.Hầu gia vừa bắn xong khẩu súng này thì liền được binh sĩ dâng lên một khẩu khác. Chạy một con ngựa vài chục vòng rồi lại đổi qua một con khác. Hữu Anh thử tất cả súng, rồi lại thử khả năng tình huống khai hỏa khi ngựa phi nhanh, phi chậm, nhảy cao, nghiêng người, ngã người...Trên người Hữu Anh ướt đẫm mồ hôi, các ngón tay, mặt mũi đều đen sạm thuốc súng, nhưng ánh mắt vẫn rất quyết tâm. Thấy cảnh này ta mới hiểu, thiên tài cũng phải khổ luyện mới đạt được thành công.Nhìn Hữu Anh tập luyện một hồi thì Khiêm vương phát hiện ra vấn đề. Trọng lượng súng nặng, ngựa chiến lại thường không quen tiếng súng, dễ giật mình khi súng nổ quá gần, chân ngựa sau khi giật mình thường lảo đảo. Muốn khắc phục thì phải chỉnh lại súng và cưỡi một con bảo mã chân cứng cáp, tâm lý vững.Khiêm vương vào cắt ngang việc luyện tập của Hữu Anh. Đầu tiên ông trách mắng đứa cháu họ một trận vì cái tội làm càn. Dám cho thủ hạ chặn cửa Giảng Võ, chiếm dụng sân tập của các anh em trong họ, làm kinh động đến đức thánh thượng.Yên Khang hầu thường ngày ngang tàn, đến các quan đại thần cũng đã từng có người bị tên trẻ trâu này bật lại, nhưng khi nghe Khiêm vương la mắng thì chỉ dám im thin thít quỳ dưới đất.Sau đó Khiêm vương kêu Hữu anh đứng dậy và ngài nói với cậu những vấn đề mình đã nhận ra. Hữu Anh cũng cho vương xem các loại súng và ngựa cậu đã tìm mua được, nhưng chẳng cái nào đạt yêu cầu.Vương ngẫm nghĩ một hồi rồi bày cho Hữu Anh đi thuyền bí mật tìm vào làng Vũ Môn, nổi tiếng nghề làm súng ở Hoan Châu (1), dùng vàng đặt thợ giỏi nhất làm một cây súng nhẹ hơn súng thường.Sau đó ra Tây Bắc, tìm mua một con bảo mã của các tộc trưởng vùng cao, tốt nhất là lựa được ngựa con của ngựa đầu đàn và ngựa chiến. Đợt đi này Khiêm vương cắt đặt năm thủ hạ đi cùng Hữu Anh.Thời kỳ chiến tranh, đi đông người vượt biên giới thì đúng là dễ bị bại lộ, nguy hiểm, nhưng một nhóm bốn năm người, dùng thuyền nhỏ đi theo đường biển thì vẫn lọt qua được. Đến được làng Vũ Môn, bọn Hữu Anh dò hỏi và đã tìm được một người thợ.Người này tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã rất có tiếng tăm trong làng. Người già trong làng công nhận anh ta chính là kỳ tài chế súng trăm năm mới gặp.Hữu Anh bỏ nhiều vàng ra đặt súng ở chỗ người thợ trẻ. Cậu yêu cầu súng phải nhẹ hơn bình thường một cân nhưng vẫn phải giữ được hỏa lực và tầm bắn như súng thường. Yêu cầu khó khăn nhưng người thợ trẻ ở làng Vũ Môn quả là một kỳ tài, sau hai tháng nghiên cứu, đã thật sự chế ra được một khẩu súng đạt yêu cầu.Các vật liệu đều chọn loại tốt nhất, nhưng quan trọng nhất chính là chất thép của nòng súng. Người thợ trẻ này có một sự am hiểu sâu về kỹ thuật luyện kim, luôn tin tưởng bản thân có thể tạo ra được một mẻ thép vừa nhẹ lại vừa có sự chịu lực tốt.Lúc thì tăng cao, lúc lại giảm thấp, ngọn lửa lò rèn trong suốt hai tháng chưa ngày nào tắt. Sau nhiều mẻ thép thất bại, cuối cùng thì người thợ cũng thành công. Nhờ các chi tiết súng được làm tỉ mỉ, không dư thừa cùng mẻ thép tốt, trọng lượng súng đã được kiểm soát tuyệt đối đúng như mong muốn của Hữu Anh.Trả vàng xong cho làng, Hữu Anh cùng thủ hạ đêm đó rời đi và bắt cóc luôn người thợ cùng gia đình anh ta đem về đất Bắc. Vừa về đến Thăng Long, Hữu Anh liền đi Tây Bắc tìm ngựa.Hai chuyến Hoan Châu và Tây Bắc, cả đi lẫn về hết thảy bảy tháng. Yên Khang hầu trãi qua nhiều phen hung hiểm từ dưới biển đến vùng cao mới tìm được hai món bảo vật. Hai năm sau, Yên Khang hầu ra chiến trường, liên tiếp giết được tướng địch.Bao chiến công ấy lập nên đúng là không thể thiếu súng hay ngựa tốt. Khẩu súng được làm bằng gỗ xoan đào cùng thép tốt. Toàn thân súng người thợ phủ lên một lớp sơn đen tuyền óng ánh. Còn các chốt, lẫy, chi tiết trang trí được làm hoàn toàn bằng vàng, nhìn vô cùng quý giá. Con bạch mã của Yên Khang hầu thì như có linh tính, rất nghe lời chủ, khả năng chạy nhanh lại uyển chuyển, tính cách cũng ngông nghênh không khác gì vị hầu gia.Sau một thời gian vào quân, danh tiếng Yên Khang hầu và hai món bảo vật ngày một nổi. Quân Mạc đặt tên cho hai món bảo vật là súng Ô Sấm và ngựa Bạch Bá (2).Quay lại trận đánh giữa Châu Văn Kha và Yên Khang hầu dưới chân ải Trung.Với súng hỏa mai bắn phát một thì một lính chuyên sẽ mất gần một phút để nạp một phát đạn, nhưng trên chiến trường, chỉ cần vài giây là đủ để mất mạng. Còn Yên Khang hầu lúc này