Các học sinh trường phủ từ mười tuổi trở lên, mỗi tháng hai lần sẽ sang xạ trường tập xạ nghệ. Đây giống như một môn thể chất cho các học sinh văn giai. Cậu bé Phạm Thân, khi đó mười tuổi, lần đầu đến xạ trường đã bị choáng ngợp bởi sự rộng lớn và náo nhiệt của nơi này.Xạ trường phủ Thăng Hoa được xây dựng vào năm 1475, bốn năm sau khi vua Lê Thánh Tông nam tiến, thành công sáp nhập đất Quảng vào nước Việt. Những năm Hồng Đức (1) thịnh thế, nhân dân ấm no, kinh tế phát triển, vua cho xây dựng xạ trường phủ Thăng Hoa khá lớn. Ngài đặt nơi này thành xạ trường duy nhất chiêu mộ binh sĩ miền Nam cho triều đình.Xạ trường gồm một khu nhà lớn ở giữa cùng hai thao trường rộng lớn ở hai bên. Toàn bộ thao trường đều có hàng rào gỗ bao bọc, đồng thời chia thao trường thành các khu tập luyện khác nhau.Toàn bộ diện tích xạ trường rộng hơn một mẫu (2). Đâu đâu cũng là binh sĩ, võ sinh đang tập luyện. Từ gươm đao, giáo mác, súng nỏ, cung tên đến kỵ chiến, trận pháp… môn gì cũng có thể tập luyện trong cái thao trường đầy bụi đất, nắng gió, mồ hôi và nhiệt huyết này.Thân và các học sinh được dẫn vào một khu bắn cung nhỏ ngay kế bên khu nhà ở. Bên phía này của xạ trường gồm có khu bắn cung nhỏ và một sân tập đội hình, kỵ chiến rất lớn. Nhưng ngay lúc này các võ sinh đều đang tập luyện bên phía ngược lại.Các học sinh tập bắn với loại cung nhẹ, khoảng cách tương đối ngắn. Học sinh có xuất thân quyền quý đối với môn bắn cung đều đã từng tập qua. Nhưng khi đi theo văn ban thì chỉ xem xạ nghệ như trò tiêu khiển, không hề chuyên tâm. Nay ra sân tập cũng không được nhuần nhuyễn.Còn đối với con em nhà nghèo, vào được trường phủ nhờ tài học, thì từ nhỏ chỉ vùi đầu kinh sử, nên đối với môn này liền cảm thấy lạ lẫm, động tác lống ngống khiến thầy giáo phải trực tiếp chỉ dạy.Riêng Phạm Thân, người đã yêu thích xạ nghệ từ nhỏ, thì mấy cái cung nhẹ này thật vô cùng nhàm chán, còn chẳng bằng cậu cùng mấy ông anh trong nhà tập bắn sau vườn.Bắn được hai lượt thì tính tò mò, trẻ con ưa náo nhiệt trỗi dậy. Thân muốn sang thao trường phía bên kia xem các võ sinh tập luyện. Nghĩ đoạn, cậu bèn giả vờ đau bụng, xin thầy cho đi ngoài. Thầy giáo đang bận kèm cặp các học sinh, cũng không nghi ngờ liền cho phép.Khu nhà ở giữa xạ trường là những dãy nhà nối với nhau thành hình chữ nhật, chia hai khu trước sau, khu sau lớn gấp ba lần khu trước. Ở giữa bốn dãy nhà của mỗi khu là một khoảng sân rộng, gọi là sân trước và sân sau.Khu nhà sau là nơi sinh hoạt của võ sinh. Trong sân sau có hoa viên, giếng nước, bếp núc, đình nghỉ chân... Còn khu nhà trước là nơi ở của các giáo úy, võ sư. Sân trước khá trống trải, đặt vài bộ bàn ghế và hai kệ binh khí. Tất cả được sắp xếp như một sân thi đấu.Ngoài sân thi đấu thì chính giữa sân là một tòa nhà hình vuông, rộng hơn một xích, xây cao hai tầng, lợp ngói vảy, xà cột chạm khắc, nhìn trang trọng hơn hẳn các dãy nhà xung quanh.Lúc này tất cả võ sinh cũng như võ sư đều đã ra thao trường, trong sân trước chỉ có mỗi cậu bé Phạm Thân, đang đeo cung trên lưng, đi vào. Khi đi ngang tòa nhà ở giữa sân, thì bỗng dưng cậu nghe thấy tiếng đánh nhau phát ra từ phía tòa nhà.Tính tò mò nổi lên, Thân tiến lại tòa nhà thì thấy cửa chính bốn cánh đóng im ỉm, nhưng cửa sổ bên hông thì đang mở một cánh. Đến càng gần thì tiếng đánh nhau càng to.“Quái lạ! họ đánh nhau to thế này sao không thấy võ sĩ đến can ngăn nhỉ?” - Thân tự hỏi. Sau một thoáng đắn đo Thân quyết định leo cửa sổ vào.Ở bên trong tầng trệt của tòa nhà có rất nhiều kệ sách. Bên trên chất các loại sách làm từ nhiều loại chất liệu, từ giấy, thẻ tre cho đến vải lụa, kim loại... Thân nhìn qua vài quyển thì thấy đa phần là sách binh pháp, võ học.Các kệ nối nhau thành bốn hàng dài chạy dọc theo căn phòng. Hai hàng bên trái và hai hàng bên phải. Tất cả được chia ra bởi một bộ án thư (3) đặt giữa nhà.Trên án bày các món văn phòng tứ bảo (4), vài chồng sổ sách, một bộ ấm chén và một ngọn đèn dầu. Mặc dù có vài cánh cửa sổ được để mở, nhưng ánh sáng vẫn khó lọt qua các kệ sách chiếu tới chỗ án thư.Trong ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, Thân giật mình phát hiện trên chiếc ghế đằng sau án thư có một người đang ngồi bất động. Lưng người này dựa ra sau thành ghế, tay đặt ngang bụng, hơi thở đều đều.“Xem ra là đang ngủ! thật hú hồn!” - Thân thở phào.Lại gần hơn, Thân nhận ra đây là một người đàn ông lớn tuổi. Tóc ông ta đã ngã màu hoa râm. Trên người ông mặc một chiếc áo giao lĩnh tay thụng màu lam.Đặc biệt ông ta có một bộ râu lớn, dài đến bụng. Bộ râu này không khác mấy hình tượng Quan Vân Trường thầy giáo Thân từng vẽ.Lúc này Thân xác đinh được âm thanh đánh nhau phát ra từ tầng hai. Âm thanh tương đối lớn nhưng người đàn ông vẫn ngủ yên trên ghế. Dường như ông không hề nghe thấy gì cả.Sau lưng người đàn ông là một tấm bình phong. Trên đó có viết nhiều chữ và vẽ một cảnh đánh nhau giữa hai người cưỡi ngựa. Đằng sau bình phong chính là chiếc cầu thang nhỏ dẫn lên tầng hai. Thân liền vòng ra sau đi lên cầu thang.Trước mắt Thân là một gian phòng thờ. Nơi này có một khám thờ rất lớn, đặt một tượng Phật ngồi ở trên cao, tiếp xuống dưới là rất nhiều bài vị. Hai bên khám thờ là các kệ binh khí. Số lượng các kệ này nhiều không kém các kệ sách ở tầng dưới. Nhưng đặc biệt nhất chính là ở giữa phòng có một bệ gỗ, bên trên đặt một cây cung sơn son thếp vàng rất đẹp.Khi Thân vừa bước một bước về phía cây cung, ngay lập tức cậu cảm nhận cây cung như rung lên. Âm thanh đánh nhau cũng liền biến mất, không gian trong căn phòng dường như đông đặc lại. Ý thức Thân liền trở nên mờ ảoMọi thứ diễn ra trước mắt Thân chậm chạp vô cùng. Những đám khói bay ra từ trong các lư trầm, những đốm lửa trên các ngọn đèn dầu, và cả các tia sáng đang hắc vào qua các khe cửa cũng như muốn dừng lại ngay khoảnh khắc ấy.Mọi thứ đang diễn ra rất chậm, nhưng cây cung trên bệ gỗ vẫn đang rung lên từng đợt đều đặn. Trong lúc ý thức mơ hồ, Thân tiến lại, đưa tay nắm lấy cây cung.Chớp mắt căn phòng thờ, tòa nhà, xạ trường... tất cả đều biến mất. Thân kinh hãi khi một cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ bỗng hiện ra trước mắt.Lấy lại bình tĩnh, Thân nhận ra mình đang đứng trong một bãi cỏ lau bên một dòng sông lớn. Mực nước chỗ này cao đến gần thắt lưng cậu. Trên lưng cậu vẫn đang đeo cung tên của xạ trường, còn cây