Cuối cùng hai đứa vẫn không mua được khoai lang khô.
Trong chuyến trộm chuồn ra ngoài này, Hà Ngọc đã xem chuẩn thời cơ, địa điểm, phương tiện giao thông, nhưng thằng bé lại quên nhắc Khương Minh Trân mang tiền.
Hai đứa trăm cay ngàn đắng tới được chợ bán thức ăn, lại tay không ra về.
Nhưng căn bệnh nhớ thương khoai lang khô của cô chủ nhớn nhà họ Khương đã thuyên giảm nhờ chuyến ra ngoài lần này của chúng.
Con bé không còn thở dài nữa.
Hai đứa con nít cũng thuận lợi đón chào buổi khai giảng lớp vỡ lòng.
Chuyện mình sẽ bị người khác ghét mà Khương Minh Trân lo lắng hoàn toàn không xảy ra, ngược lại, con bé trở thành người rất được quý mến ở trong lớp.
Trong lớp chẳng có đứa nào là không biết, chỉ cần chơi chung với Khương Minh Trân thì sẽ được ăn đồ ngon, được chơi món hay.
Khương Minh Trân có nhiều đồ chơi nhất. Những món đồ chơi con bé mang tới lớp cũng không cần mang về nhà, đứa nào ưng món gì thì con bé cho đứa đó món đấy.
Thứ Sáu hàng tuần, mẹ Khương Minh Trân sẽ xách một ít đồ ăn thức uống lên lớp vỡ lòng của chúng nó.
Nói thì nói là mang đồ ăn cho con gái mình, nhưng chị luôn mua thêm. Phần “mua thêm” kia, còn đủ để chia cho các thầy cô và bạn bè cả lớp, mà vẫn còn dư.
Mỗi thứ Sáu, Khương Minh Trân sẽ trở thành công chúa nhỏ được cả lớp tung hứng.
Trên bàn học của con bé luôn có đủ loại đồ ăn mê người được bày biện chỉnh tề. Trong ánh mắt chờ mong của các bạn nhỏ, con bé sẽ bắt đầu phân phát chúng.
Ai chơi thân nhất với con bé, sẽ là người được Khương Minh Trân gọi tên đầu tiên, cũng được chia phần nhiều nhất.
“Khà Khọt, cậu muốn ăn bao nhiêu thì cứ lấy đi.” Người mà Khương Minh Trân gọi tên đầu tiên, không có ngoại lệ, luôn là thằng bé.
Mọi người đều biết quan hệ giữa Hà Ngọc và Khương Minh Trân không phải dạng vừa đâu.
Hai đứa cùng đến trường cùng về nhà, ngồi cũng chung một bàn, giờ ra chơi chúng cũng chơi cùng nhau.
Về phần nguyên nhân, bọn trẻ con cũng truyền tai nhau: Mẹ của Hà Ngọc là vú em nhà Khương Minh Trân. Những thứ mà mẹ Khương Minh Trân mang tới mỗi tuần đều là do bà vú kia xách đến.
“Hà Ngọc là thằng hầu nhà Khương Minh Trân” câu này coi như còn dễ nghe.
Cũng có đứa nói khó nghe hơn: “Hà Ngọc là con chó mà Khương Minh Trân nuôi trong nhà.”
Lớp bên cạnh có mấy đứa trẻ con quen Khương Minh Trân. Lần đầu tiên Hà Ngọc đến nhà Khương Minh Trân, con bé có gọi bọn chúng tới nhà con bé chơi. Hôm đấy, tụi nó có ấn tượng rất sâu đậm với Hà Ngọc.
Lúc Khương Minh Trân không có mặt, tụi nó đến tìm Hà Ngọc.
“Sao bây giờ cậu lại chơi thân với Khương Minh Trân thế?” Tụi nhóc tò mò.
“Có phải giống như bọn nó đồn không, cậu thật sự trở thành chó nhà nó rồi à?”
Hà Ngọc không trả lời được.
Thằng bé lên 6, dường như ít nói hơn hẳn những đứa trẻ 6 tuổi khác.
So với Khương Minh Trân được biết bao bạn bè vây quanh, Hà Ngọc không có thêm người bạn mới nào.
Bọn trẻ con cùng lớp bắt chước Khương Minh Trân, gọi thằng bé là “Khà Khọt”. Tất cả mọi người đều biết thằng bé từ quê lên đây, việc bắt chước khẩu âm của thằng bé là một trò chơi rất thú vị và buồn cười.
Khi Hà Ngọc thử phản kháng những kẻ trêu chọc thằng bé: “Các cậu đừng bắt trước kỉu nói của mìn được không?”
Những kẻ chọc ghẹo nó lại lè lưỡi bắt chước tiếp: “Đừn bắt trước kỉu nói của mìn đượt khôn!”
Lúc này Khương Minh Trân sẽ cười hùa theo mấy đứa. Đứa bắt chước kia nói giống lắm, chọc con bé bật cười khanh khách.
Con bé không thể nào biết được, sâu thẳm trong nội tâm, Hà Ngọc sẽ cảm thấy tự ti vì chuyện bị chê cười khẩu âm của mình. Dù gì thằng bé cũng chưa từng tâm sự với con bé bao giờ, khi mọi người cười chê thằng bé, thằng bé luôn mang vẻ mặt bình tĩnh.
Khương Minh Trân rất vui vì được học chung một lớp vỡ lòng với Hà Ngọc.
Con bé cảm thấy, ngày nào con bé cũng được chơi rất vui với Hà Ngọc ở đây.
Trong giờ ra chơi, thằng bé ngồi trên chỗ nó, ôm hộp bút dạ màu có lớp vỏ sắp tróc hết hình vì ma sát nhiều của nó. Con bé thấy vậy thì lập tức kéo thằng bé đứng dậy.
“Khà Khọt, đừng vẽ nữa, đi đá cầu với tớ đi.”
Vì thế, nhóm đá cầu toàn là các bạn nữ lại có thêm một Hà Ngọc.
Khương Minh Trân mới học đá cầu chưa được bao lâu, con bé mới đá một tí, cầu đã rơi xuống đất.
Nó khom lưng nhặt vài lần, gần như mệt bở hơi tai.
Lúc bất cẩn đá ra xa quá, con bé cầu cứu Hà Ngọc đứng cạnh mình: “Nhặt cầu giúp tớ được không?”
Thằng bé không nói hai lời, đi nhặt ngay.
Sai Hà Ngọc thật sự rất tiện, Khương Minh Trân bất giác bắt đầu ỷ lại vào thằng bé, cứ đá cầu ra xa là nó lại kêu thằng bé đi nhặt.
Dần dà, mấy bé gái khác cũng học theo Khương Minh Trân, cũng kêu Hà Ngọc nhặt cầu giúp.
Về sau hoạt động này phát triển, Hà Ngọc trở nên không thể thiếu trong những buổi đá cầu của các bé gái…… Thằng bé chuyên đến để nhặt cầu.
Không phải Hà Ngọc là chó Khương Minh Trân nuôi hay sao, dù bị người khác sai, nó cũng chẳng nghĩ đến chuyện phản bác đâu.
Con cún biết nhặt cầu cho chủ, Hà Ngọc biết nhặt cầu, Khương Minh Trân bảo gì nghe nấy, còn biết nghe lời hơn chó cún nhiều.
Vì có thân phận là con trai của người giúp việc, nên ở trong mắt mọi người, bao gồm dì Phạm, gia chủ nhà họ Khương, Khương Minh Trân, thậm chí cả Hà Ngọc, thằng bé dĩ nhiên là thấp kém hơn con bé.
Thân phận này được thả vào vườn trường đông người, càng bị phóng đại hơn nữa. Những người gia nhập vào vòng tuần hoàn khinh bỉ này gồm có bạn bè trong trường và các thầy cô.
Vòng tròn ấy đã chậm rãi mở rộng ra đến độ làm thằng bé thấy khó chịu tột cùng, Hà Ngọc cảm thấy có chỗ nào sai sai rồi.
“Khương Minh Trân chạy đi đâu rồi? Sao em không coi chừng nó? Mau gọi bạn về học đi.” Thầy cô nói với thằng bé như vậy.
Sau khi bị gọi là cún con, phản ứng im lặng của Hà Ngọc càng khiến những đứa bạn thích đùa chơi ác hơn. Bọn nó đặt biệt danh mới cho thằng bé, gọi nó là “Chó quê”.
Khương Minh Trân nghe vậy thì hỏi tại sao, tụi nó nói là vì Hà Ngọc là con chó quê đến nhà Khương Minh Trân.
“Các cậu cũng cảm thấy cậu ấy giống chú cún con à!” Con bé nói: “Tớ đã thấy giống lâu rồi! Đôi mắt cậu ấy tròn tròn như mắt cún, hơn nữa lúc nào cậu ấy cũng rất ngoan!”
Đúng là Hà Ngọc thích chơi với Khương Minh Trân, nhưng thằng bé đã từng bước một trở thành cái bóng theo sau Khương Minh Trân, mất đi cái tên và bản sắc của mình.
Sau khi bố qua đời, vì không muốn trở thành gánh nặng cho mẹ, Hà Ngọc cố gắng ngoan ngoãn nghe lời, không đi gây chuyện. Nếu thằng bé trời sinh đã có tính cách cam chịu nhẫn nhục, có lẽ thằng bé đã có thể chung sống hòa bình như không có chuyện gì với Khương Minh Trân, nhưng thằng bé không phải thế.
Nỗi buồn bực của Hà Ngọc đã được nhen nhóm lên vào buổi chiều một hôm thứ Bảy nọ.
Giáo viên trên trường