Ngày 30 tháng 8 năm 2001, Hầu Quý Bình đến xã Diệu Cao.
Xã Diệu Cao thuộc huyện Bình Khang thành phố Kim Hoa tỉnh Chiết Giang, nằm ở vùng miền núi của Chiết Giang, cách trung tâm huyện khoảng ba mươi ki-lô-mét, bốn bề là núi bao quanh, giao thông bất tiện, kinh tế lạc hậu, hầu hết thanh niên đều chọn con đường đi nơi khác để làm thuê. Trong thị trấn chỉ có một ngôi trường tiểu học cũ nát, chỉ khoảng một trăm học sinh, sáu thầy cô giáo làng đều đã nhiều tuổi, một người phải phụ trách đến mấy cấp lớp, tình trạng giáo dục vô cùng lạc hậu.
Hầu Quý Bình là sinh viên năm thứ ba khoa Luật của trường đại học Chiết Giang, trong trường có chính sách, đến những vùng sâu vùng xa làm giáo viên tình nguyện hai năm thì được học thẳng lên cao học không cần thi, cho nên cậu đã đăng kí, đến trường tiểu học Diệu Cao, trở thành giáo viên trẻ nhất, có văn hoá nhất, cũng là giáo viên duy nhất hiểu văn minh thành phố và khoa học hiện đại của trường.
Nhà trường bố trí phòng kí túc xá cho cậu, là một căn nhà cấp bốn ở cạnh sân vận động, cách đó không xa là một vài căn nhà ở nội trú dành cho những học sinh nhà xa trường.
Thời đó, loại điện thoại di động có thể dùng để đánh người còn chưa lùi ra khỏi vũ đài lịch sử, trên xe buýt vẫn còn thấy những ông chủ giơ chiếc điện thoại di động to tướng bàn mối làm ăn lớn đến mấy triệu, điện thoại di động mới vừa xuất hiện, được coi là vật xa xỉ, một sinh viên như cậu chẳng lấy đâu ra tiền mà xài, việc liên lạc chủ yếu sử dụng bút.
Buổi tối hôm đó, cậu viết một bức thư cho Lí Tĩnh, cô người yêu học cùng lớp đại học, kể về tình hình ở đây, lạc hậu, nhưng người dân chất phác lương thiện, trong thời gian hai năm dạy học tình nguyện tới, cậu sẽ cố gắng hết sức để dạy cho học sinh nhiều kiến thức trong điều kiện dạy học có hạn ở đây, để thay đổi con đường tương lai của một số đứa trẻ.
Cậu thanh niên phơi phới sức xuân, vạm vỡ, cao một mét tám, vô cùng nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp dạy học tình nguyện, học sinh cũng nhanh chóng yêu mến người anh lớn trẻ tuổi này.
Hơn một tháng nhanh chóng trôi qua, ngày đầu tiên sau Quốc khánh, Hầu Quý Bình đến dạy cho lớp sáu, nhìn thấy hàng ghế cuối cùng trống một chỗ, đó vốn là chỗ ngồi của một cô bé mập mạp tên là Cát Lệ, cậu liền hỏi: "Cát Lệ không đến à?"
Lớp trưởng Vương Tuyết Mai khẽ trả lời: "Bạn ấy bị ốm, xin phép nghỉ ạ."
Hầu Quý Bình không để tâm lắm, ở nông thôn, thời gian việc nhà nông bận rộn, người lớn thường bảo lũ trẻ xin nghỉ học về nhà đỡ việc, nhưng không ngờ một cậu bé nghịch ngợm trong lớp bỗng làm trò nói, "Cát Lệ bụng to, về nhà sinh em bé rồi," khiến mấy học sinh nam trong lớp cười ầm lên.
Hầu Quý Bình trừng mắt nhìn cậu bé, phê bình bảo không được nói xấu bạn trong lớp, nhưng cậu thoáng để ý thấy, nét mặt nhiều học sinh nữ trong lớp lộ vẻ lo âu, trong lòng cậu phấp phỏng một cảm giác không thoải mái. Cậu quay người tiếp tục giảng bài, cố gắng giảng những kiến thức cơ bản về hình tam giác.
Sau khi hết giờ học, cậu gặp lớp trưởng Vương Tuyết Mai để tìm hiểu tình hình: "Cát Lệ bị ốm thế nào?"
"Vâng... bạn ấy... bạn ấy không phải là bị ốm." Vương Tuyết Mai lắp bắp.
"Không phải là bị ốm, thì tại sao lại xin phép nghỉ học? Nhà có việc?"
"Vâng..." Vương Tuyết Mai vân vê mép áo, diễn đạt một cách rất khó khăn. "Bạn ấy... bạn ấy sắp sinh rồi ạ."
Có tiếng nổ tung, cậu như bị giáng một cú mạnh vào đầu.
Đúng là về nhà sinh con!
Hầu Quý Bình há miệng, thực sự không biết miêu tả thế nào về tâm trạng của mình lúc đó.
Cậu nhớ lại cô bé mập mạp tên là Cát Lệ ấy, đó là một cô bé hướng nội, ít nói, dáng người cao và mập mạp, ngày nào cũng cúi đầu, trả lời câu hỏi cũng không dám nhìn thầy giáo, khi đó cứ nghĩ là cô bé béo mập, giờ mới biết, hoá ra lúc đó cô bé đã có bầu. Nghĩ lại, đúng là bụng cô bé béo đến mức hơi bất thường.
"Đúng... đúng là có bầu à?" Cậu xác nhận lại một lần nữa cái kết quả không muốn xác