Khí hậu giá rét làm mặt đất bị đông cứng, muốn đào nền xây móng cực kỳ khó khăn, nhưng vì an toàn người trong thôn không tiếc sức lực.
Lo mùa xuân tuyết tan nền sẽ không vững, họ còn đốt than làm vỡ tầng tuyết dày, chu vi tường vây rất lớn, tường phía Đông giáp dọc theo đường lớn, phía Bắc khuếch trương bốn mươi lăm mẫu, phía Nam khuếch trương bốn mươi mẫu, phía Tây khuếch trương mười lăm mẫu, không tính đất trống trong thôn, phần đất khuếch trương thêm đã là một trăm mẫu.Một trăm mẫu đất này vốn thuộc về các nhà, hiện tại một lần nữa trả về trong thôn, sau đó phân cho mỗi nhà một mẫu, cả thôn còn lại tám mươi mốt hộ, phân đi tám mươi mốt mẫu, mười chín mẫu còn lại thuộc sở hữu chung, thời điểm trồng trọt mỗi nhà cử ra một người luân phiên chăm sóc, lượng thực thu hoạch được cũng do tập thể sở hữu, như vậy về sau có chuyện gì cũng không cần các nhà trích lương thực riêng ra.
Nhà nào có đất bị kẹt ở giữa thì sẽ lấy mẫu ruộng bên ngoài thế vào.
Nguyên bản bên trên có nói sẽ cử người xuống thôn, giờ không biết chuyện này có thành hay không, khả năng không thành khá lớn, cứ coi như không có người thành phố xuống cũng sẽ có các thế lực đến đây chiếm đất, rồi chuyện tiếp đó khó mà nói trước.
Cho nên để phòng ngừa chu đáo, dứt khoát phân chia ruộng sở hữu lần nữa.Tường vây xây vừa cao vừa lớn, toàn thôn xuất động lên núi khiêng đá ròng rã cả tháng trời, đá trên núi gần như bị san phẳng, ngoài đá dùng để xây tường vây, nhà nào có ý định tu sửa nhà cửa cũng thuận tiện khiên đá về luôn, chẳng hạn như tường vây sắp bị lấp kín nhà Cẩm Khê vậy.Tường vây quanh thôn cao bốn mét, dày chừng một mét, công trình này phải nói là vô cùng lớn, từ lúc bắt đầu khuân đá đến lúc bắt đầu xây tường đã mất ba tháng, hiện là tháng Năm, thời điểm này của các năm trước đã bước vào mùa trồng trọt, nhưng lúc này tuyết chỗ họ mới bắt đầu tan, nhiệt độ chỉ mới lên đến hai, ba độ dương.Tường vây mở bốn cái cổng, bên cạnh mỗi cổng xây một phòng nhỏ để người vào ở lúc gác đêm, ngoài ra ở bốn góc tường đều xây một tháp canh dùng cho việc quan sát, thói quen gác đêm vẫn luôn được duy trì trong thôn, sau khi tường xây xong thì việc canh gác sẽ dễ thở hơn.
Vì tường vây còn bao quanh cả ruộng đồng nên cách thôn làng một khoảng xa, do đó mỗi tháp canh đều có bố trí chuông báo động, gõ một cái liền phát ra âm vang cực đại, hơn nữa họ còn xây thêm bức tường làng bao quanh các con đường trong thôn, chỉ mở có một cổng, sáng mở tối đóng, xem như là lá chắn thứ hai.Tuy công trình này hao tổn thời gian và sức lực, thế nhưng khi nhìn thấy bức tường cao dày, cổng lớn rắn chắc, người trong thôn đều cảm thấy cuối cùng cũng được yên giấc rồi.
Trong thời gian xây tường vây, mới đầu mọi người chỉ muốn xây một bức tường chắn quanh thôn thôi, không cần phải rất cao, sau đó theo từng tin tức bên ngoài truyền vào thôn, mọi người càng lúc không có cảm giác an toàn, huống chi ba tháng này trong thôn còn bị tấn công mấy lần, may là đội đi tuần tra phát hiện nên tổn thất không lớn.Xã hội ngày một rối loạn, từ ý định xây một bức tường làng phát triển thành một tường vây cao lớn bao quanh cả thôn, thoạt nhìn hơi giông giống thành trì thời cổ đại, tất nhiên là không thể đạt đến quy mô kia, chỉ có thể tính là hình thức ban sơ thôi.Mắt thấy tuyết bắt đầu tan cũng là bắt đầu thấy được hy vọng.Ăn sáng xong, Cẩm Khê nhìn bầu trời trong xanh liền lùa đám gà và dê trong nhà ra bên cạnh cánh đồng để chúng hít thở không khí.
Một trăm mẫu đất khuếch trương mỗi hộ được phân một mẫu, dựa theo vị trí gần nhà mà chia, bốn mẫu bên cạnh nhà Cẩm Khê vừa lúc được phân đều, nhà Cẩm Khê một mẫu, nhà chú Hai nhị một mẫu, nhóm Trương Trung sau này bổ sung thêm Vick một mẫu, riêng Tào nhị tiên một mẫu.
Thực ra nếu chia theo hộ mà nói thì có hộ nhiều người, có hộ ít người, cũng không xê xích bao nhiêu, giống như nhà ông nội Cẩm Khê là một hộ, trong nhà có năm miệng ăn, có nhà chỉ có hai người cũng được chia một mẫu, Tào nhị tiên có công trợ giúp cho thôn nên chỉ có mình ông nhưng cũng được chia một mẫu.
Đối với việc phân chia như vầy, mặc dù vài nhà có ý kiến, bất quá ngẫm lại nhà nhân khẩu nhiều thì trước đó ruộng được chia cũng nhiều nên không nói gì nữa.Đám cây trồng sát bên ngoài tường nhà Cẩm Khê vây quanh một bờ tường vây, nhà họ ở bên cạnh chốt dân phòng nên cổng lớn (phía Tây) mở ra ở đây, cửa này vừa nặng vừa rắn không thua gì tường vây, không có chuyện gì sẽ không mở ra.
Phần trước đóng sẵn mấy khối móng chừa cho Tào nhị tiên xây nhà, còn lại không được tuỳ tiện xây nhà ở đây.Vốn chỉ muốn cho đám gà đám dê ra ngoài hít không khí hóng mát một chút, kết quả Cẩm Khê chỉ thấy cả đám cứ vùi đầu vào đống tuyết ăn cái gì đó.
Cẩm Khê thoáng suy ngẫm rồi thử gạt tuyết qua một bên xem thử thì nhìn thấy dưới lớp tuyết những cọng cây cỏ dài xanh mượt, Cẩm Khê mừng húm lại qua gạt chỗ tuyết khác liền tìm thấy hai ba gốc rau diếp dại mọc dưới đất.*Diếp dạidieu-tri-dau-da-day-02Cẩm Khê vội vàng chạy về nhà cầm sọt và cái cào nhỏ đi đào rau trong tuyết ra, có công cụ thì dễ làm hơn, bên dưới lớp tuyết, ngoài từng đám cỏ xanh tươi đều là rau dại sinh trưởng vô cùng tươi tốt, nhìn qua giống như được bón phân hóa học vậy.Không mất bao lâu đã đào đầy một sọt, cũng không sợ mất đám gà, Cẩm Khê xách trở vào nhà “Bà nội, xem con đào được gì này.” Cẩm Khê cười đưa sọt rau dại cho bà cụ xem.“Ai da! Giờ rau dại đều lớn như vầy à?” Bà cụ vừa nhìn thì lấy làm kinh hãi.“Phải ạ, con đào tuyết ra thấy dưới đất toàn rau dài chừng này”“Chút nữa bà với con đi hái” Bà cụ xuống đất mang giày “Không biết trên núi có không nữa, hiện tại đúng là mùa rau dại sinh trưởng”Nhìn thu hoạch của Cẩm Khê, cả nhà liền xuất động.
Trong thôn không có bí mật lâu dài, trong ruộng trên núi đâu đâu cũng là người, ở ruộng thì đông đúc hơn một chút.
Tuy phải dùng xẻng xúc tuyết ra mới thấy được rau dại có chút phiền phức, nhưng hình dáng rau dại năm nay đặc biệt lớn tốt, ngay cả dương xỉ vốn phải chờ cả tháng mới lớn cũng có thể hái rồi.“Năm nay rau dại mọc kỳ quái thật, chỗ có tuyết mới mọc dài, chỗ không có tuyết lại không mọc được” Lão gia tử vừa đào vừa thắc mắc.“Phải, còn nữa, trước kia đâu có lớn tốt được như vầy.” Cẩm Khê đưa vào cái sọt cho ông nội, tìm rất lâu mới thấy được một mẻ cải thìa, đặc biệt hôm nay đào được không ít cây tề thái, trong nhà còn dư một khúc thịt, vừa lúc để tối nay làm vằn thắn, còn dư thì chấm tương ăn sống hoặc đem ướp muối, hương vị chắc chắn không tệ.*Cây tề tháiTeThaiCẩm Khê càng nghĩ càng có động lực, phấn khởi vừa đào vừa lầm bầm khẽ hát.
Buổi tối này dù trong nhà có thịt hay không, người trong thôn đều ăn một bữa cơm ngon, không phải vì rau dại ăn quá ngon mà là họ đã nhìn thấy hy vọng.Liên tiếp vài ngày sau đó người cả thôn đều ra ngoài đào rau dại, đặc biệt là trên núi Đông Sơn, bởi vì trận hỏa hoạn thiêu hủy rất nhiều cây cối, song cũng làm tăng thêm độ phì cho đất nên rau dại ở đây sinh trưởng tươi tốt một cách dị thường, nhất là dương xỉ món ăn đặc sản ở vùng này, nhà nào cũng hái được rất nhiều.
Ăn không hết thì làm thành rau khô, hoặc giữ lại để ăn dần hoặc chuẩn bị đem ra ngoài trao đổi.Trước kia giá rau dại rất thấp, bất quá mấy năm gần đây đã khó hái được, hiện toàn bộ tuyết trên Đông Sơn đã được quét hết, bên dưới có thực vật, nếu may mắn sẽ tìm được một mảng dương xỉ khá lớn.Sáng sớm hôm nay Cẩm Khê Khương Thần cùng đám người Trương Trung lái xe chạy qua cánh rừng phương Bắc, nơi đó chắc chắn có nhiều rau dại hơn nữa.Mà thực tế so với họ nghĩ còn nhiều hơn, từ xa nhìn thấy rừng rậm Cẩm Khê cũng phải sửng sốt, thực vật nơi này sinh trưởng mạnh mẽ hơn tưởng tượng của cậu, chỗ họ đa số cây cối đều to lớn, vừa cao vừa thẳng, cây bụi cũng ít nên không khó đi vào như những cánh rừng ở phương Nam, đặc biệt mùa đông có tuyết che phủ, cành lá trên cao treo từng chuỗi tuyết đọng, lúc này tuyết còn chưa tan, từ xa nhìn vào là cả một mảng trắng xóa, nhưng bên dưới những cây đại thụ có biến động rất lớn, thực vật xanh biếc mọc cao đến mức tuyết không thể che lấp, cả các loài cây leo cũng phát triển rất nhanh, bọn họ vừa bước vào