Mấy ngày kế tiếp, đoàn người Trần thúc ngày nào cũng lên trấn trên giúp huynh muội Tử La trang hoàng lại cửa hàng.
Có đôi khi, bọn họ sẽ ăn cơm trưa luôn ở trên trần. Ăn cơm xong nghỉ ngơi một lúc2lại tiếp tục làm việc. Còn vợ chống lão Chương sẽ nấu cơm cho mấy người Trần thúc.
Huynh muội Tử La cũng đã nói chuyện với hai vợ chồng lão Chương là sẽ giữ hai người lại. Vợ chồng lão Chương đã dọn8xong đồ đạc chuẩn bị đi, nghe Tử La nói sẽ giữ mình lại thì vô cùng cảm động. Hai người cảm ơn huynh muội Tử La, nói rằng sau này sẽ nỗ lực làm việc cho mọi người.
Trong quá trình mấy người6Trần thúc trang hoàng nhà cửa, huynh muội Tử La còn ngạc nhiên khi phát hiện ra: Cao Lão Thực trừ sửa nhà thì còn có tay nghề làm mộc.
Tuy Cao Lão Thực chưa bao giờ theo thầy học mộc, nhưng ông có3một đôi tay khéo léo, học nghề rất nhanh. Theo cách nói của Trần Đại Ngưu thì Cao Lão Thực trời sinh đã có duyên với nghề làm mộc này rồi. Nếu không phải vì tuổi của Cao Lão Thực còn cao hơn5Trần Đại Ngưu thì Trần Đại Ngưu đã thu Cao Lão Thực làm đồ đệ rồi ấy chứ.
Vốn dĩ huynh muội Tử La còn lo chỉ có một mình Trần Đại Ngưu là thợ mộc, tốc độ làm bàn ghế sẽ không xong kịp trước khi Tử Thụ, Tử Hiên khai giảng. Bây giờ có Cao Lão Thực hỗ trợ, huynh muội Tử La không cần lo lắng về vấn đề này nữa.
Lúc Trần thúc, Trần Đại Ngưu bận rộn, huynh muội Tử La cũng không rảnh rỗi.
Đầu tiên là phải chuẩn bị thẻ giá cho món ăn. Vì cửa hàng Malatang này được huynh muội họ hướng tới đối tượng tiêu thụ là tầng lớp trung hạ lưu. Phần lớn những người này đều không biết chữ nên huynh muội phải suy nghĩ làm ra một kiểu thẻ giá mà ai xem cũng hiểu.
Cũng may cách huynh muội Tử La định giá cho Malatang cũng khá đơn giản.
Về món Malatang này, trước mắt huynh muội Tử La chia ra làm ba loại giá tiền. Loại một văn tiền một phần, loại hại văn tiền một phần và loại ba văn tiền một phần.
Loại đầu tiên là thức ăn chay. Huynh muội Tử La chuẩn bị mỗi xiên đồ chay giá một văn tiền.
Loại thứ hai là xiên thịt, mỗi xiên giá hai văn tiền.
Ngoài ra còn có cả m sợi, huynh muội Tử La định bán hai văn tiền một phần mỳ nhỏ, phần mỳ lớn thì ba văn tiền. Thế nên phải có thẻ giá ba văn tiền.
Vì để ai xem cũng hiểu giá cả trên thẻ, Tử La đề nghị trên thẻ giá sẽ khắc hình một đồng tiền, hai đồng tiền và ba đồng tiền. Như vậy thì mọi người vừa nhìn sẽ biết giá ngay.
Cách làm này tuy đơn giản, nhưng được cái là ai nhìn cũng hiểu. Tử Vi, Tử Thụ khen cách này của Tử La rất hay.
Trừ thẻ giá ra thì huynh muội Tử La cũng phải chuẩn bị cả xiên tre để xiên đồ ăn. May sao, có Trần thẩm và Thiết Đản giúp, huynh muội họ không phải lo không làm kịp.
Liên tiếp qua năm ngày, phòng bếp đã được Trần thúc làm xong. Bàn ghế cũng đã được Trần Đại Ngưu và Cao Lão Thực làm xong hai mươi bộ. Chỉ có điều huynh muội Tử La cần đến bốn mươi bộ cơ, cho nên Trần Đại Ngưu và Cao Lão Thực vẫn phải bận bịu thêm mấy hôm nữa. Chẳng qua thì huynh muội Tử La muốn khai trương sớm nên mới có hai lăm bộ bàn ghế thôi đã muốn khai trương rồi. Còn mười lăm bộ còn lại Tử La tính đợi khai trương xong lại làm tiếp cũng được.
Cuối cùng thì cửa hàng đã trang hoàng xong. Hôm nay, huynh muội Tử La lại lên cửa hàng trên trần trên xem kỹ lại, xác nhận không còn vấn đề gì nữa. Ngày kia huynh muội Tử La sẽ khai trương cửa hàng.
Tên cửa hàng là gì cũng đã nghĩ xong từ lâu: Malatang Đồng Gia. Biển hiệu cửa hàng do Tử Thụ viết, Lưu chưởng quỹ giúp huynh muội họ tìm người làm biển.
Từ sáng sớm hôm nay biển hiệu cũng đã được treo lên, nhưng mà vẫn còn phủ vải đỏ. Chờ ngày kia khai trương sẽ bỏ tấm vải xuống.
Sau khi vào cửa hàng, bàn ghế do Trần Đại Ngưu và Cao Lão Thực làm được bày biện gọn gàng bên tay phải. Còn bên trái huynh muội Tử La đặt quầy nguyên liệu nấu ăn, giá để đồ cũng đã được mấy người Trần Đại Ngưu làm xong cả rồi.
Ở mạn sau của cửa hàng phía hai căn nhà, huynh muội Tử La tách ra làm phòng bếp. Căn bếp này liền kề với tiền viện của căn nhà phía sau, từ cửa bếp bước ra là tới tiền viện. Phòng bếp này rộng khoảng hai mươi mét vuông, bên trong, Trần thúc làm hai cái bếp. Về phần củi lửa, huynh muội Tử La cũng chuẩn bị tốt rồi.
Ở đoạn gần sảnh của bếp, Tử La còn làm thêm một cái cửa sổ lớn. Cái này để lấy đồ ăn khách chọn cho vào nấu. Bên cạnh cửa sổ, huynh muội Tử La còn để một quầy thu ngân nho nhỏ để thu tiền.
Cách phòng bếp không xa là giếng nước, huynh muội Tử La không cần lo lắng đến vấn đề nước sinh hoạt.
Bên phải của nhà bếp là phòng chứa đồ, dùng để chứa đồ linh
tinh hay gạo, mì gì đó. Giữa nó và phòng bếp có một cánh cửa thông nhau, khoảng năm, sáu mét vuông.
Cửa hàng đã trang hoàng xong, huynh muội Tử La chỉ cần chuẩn bị Malatang là khai trương cửa hàng.
Để kịp ngày mốt khai trương, từ giữa trưa, huynh muội họ báo với vợ chồng lão Chương không ăn cơm rồi chạy về nhà. Lúc này huynh muội Tử La cần phải chuẩn bị nguyên liệu cho Malatang.
Đầu tiên, tỷ muội Tử La sang nhà Trần thẩm, Xuyên Tử, Giang Tam thúc và mấy hộ gia đình có quan hệ thân thiết để mua rau. Rau xanh là thứ không thể thiếu trong món Malatang được.
Trần thẩm và mẹ Xuyên Tử thấy mấy thứ rau dưa bình thường chẳng ai mua giờ lại bản được tiền đều cảm thấy vui vẻ.
Tử La dùng giá mua bằng với giá trên trấn. Trần thẩm cảm thấy mấy thứ này dù mang lên trấn trên cũng chưa chắc đã bán được. Tỷ muội Tử La không chỉ không bắt bọn họ mang lên trấn trên, còn trả giá cao như thế, cho nên Trần thẩm nhét cho họ thêm rất nhiều rau. Tỷ muội Tử La muốn từ chối cũng không được. Dù các nàng không cần thì Trần thẩm vẫn cứ đưa, nói là để chúc mừng nhà nàng khai trương cửa hàng. Nếu nhà Tử La không nhận là đang khinh quà nhà bọn họ.
Còn về thịt, mấy ngày hôm trước Lưu chưởng quỹ đã tìm mối giúp huynh muội Tử La rồi. Ông giới thiệu cho mấy huynh muội thương lái thịt chuyên cung cấp thịt cho Lưu Hương Lầu.
Mọi thứ đều đã được chuẩn bị xong, cả nhà Tử La chỉ đợi đến ngày khai trương cửa hàng!
Sáng sớm hôm nay, cuối cùng của hàng Malatang Đồng Gia nhà các nàng cũng khai trương.
Sau một tràng tiếng pháo, trước của cửa hàng nhà Tử La có rất nhiều người vây lại do tiếng pháo hấp dẫn tới.
Tấm vải đỏ bị kéo xuống, có người biết chữ đọc tên cửa hàng của huynh muội Tử La, tất cả mọi người đều vô cùng tò mò với mấy chữ Malatang này.
“Ông chủ cửa hàng này là ai nhỉ? Nhà các ngươi bán Malatang là món gì thế, sao bọn ta từng nghe qua.” Có người lớn tiếng hỏi.
“Đúng đó đúng đó! Malatang là món gì vậy, thơm thật đấy! Nguyên liệu chính của món này là gì?” Có người ngửi được mùi canh Malatang từ trong cửa hàng bay ra cũng ồn ào hỏi theo.
“Đúng đúng! Món gì mà thơm thế?” Không có ai nói thì mọi người còn không để ý, sau khi có người nhắc tới, mọi người đều chú ý đến mùi canh Malatang thơm phức bay từ trong cửa hàng ra.
Tử La thấy mọi người đều tò mò, mồm năm miệng mười hỏi các nàng đang bán gì. Nàng liếc mắt nhìn đám Tử Thụ một cái.
Tử Thụ nhanh chóng phản ứng lại, cậu chắp tay với đám người đang vây xem, nói lại lời kịch đã bàn trước thật to: “Xin chào các vị hương thân phụ lão! Cửa hàng nhà chúng ta bán Malatang, còn Malatang là gì ư? Mời mọi người vào trong ăn thử. Hôm nay là ngày đầu tiên bổn tiệm khai trương, để cảm tạ chư vị đã ủng hộ, khách hàng nào hôm nay đến ăn Malatang của bổn tiệm sẽ được tặng một phần rau xanh, khuyến mại bớt hai phần tiền cho mọi người. Ưu đãi chỉ có trong ngày hôm nay thôi, mọi người đừng bỏ lỡ!”
“Mời vào, mời vào! Món Malatang này chỉ có duy nhất tại trấn Cổ Thuỷ chúng ta thôi! Mọi người chỉ mất bốn năm văn tiền là có một phần ăn no bụng rồi. Mất bảy tám văn tiền là ăn ngon luôn! Malatang nhà chúng ta mười phân vẹn mười, không lừa già dối trẻ! Đừng bỏ qua nào!” Tử Thụ vừa nói xong, Tử Hiên đã tiếp lời. Những lời này cũng đã được huynh muội Tử La chuẩn bị tốt từ trước.
Người xem xung quanh nghe vậy vô cùng tò mò về món Malatang này, sau khi ngửi hương Malatang thơm ngào ngạt, ai cũng nóng lòng muốn ăn thử. Nghe Tử Thụ nói được tặng một phần rau xanh lại còn chỉ lấy tám phần tiền so với giá gốc, người động lòng càng đông hơn. Nhưng cũng có người lo lắng về giá cả của món ăn này. Trước đây chưa ai từng nghe đến món này hay từng ăn thử. Hơn nữa, cửa hàng này thoạt nhìn trông rất sang trọng, bọn họ cảm thấy khá lo lắng.
Nhưng nghe Tử Hiên nói Malatang chỉ cần bốn, năm văn tiền là ăn no bụng, ai cũng bị giá cả này đánh động. Ở bất kỳ quán ven đường nào trên trấn này, bọn họ gọi bừa một bát mì nước cũng mất năm, sáu văn tiền rồi. Cái món Malatang gì gì đó này rẻ như thế, rất nhiều người muốn thử. Kể cả một vài nông dân vừa họp chợ về thấy có tiệm ăn rẻ như thế cũng động lòng.
Vì thế, Tử Hiên vừa nói xong, rất nhiều người vui vẻ bước vào cửa hàng nhà Tử La.