Tiến sĩ Boman mặc quần áo bảo hộ đang điều khiển kính hiển vi điện tử. Đến ngay cả virus bé nhỏ nhất cũng sẽ bị phát hiện ra, lúc trước cô đã từng có kinh nghiệm xử lý SAS và Ebola rồi nên lần này cô vừa tự tin lại vừa cẩn trọng. Thế nhưng bất luận là cô có vận hành trên kính hiển vi như thế nào thì ở bản mẫu cũng chỉ có cấu trúc tế bào bình thường bị phá vỡ chứ không hề có bất kỳ dấu hiệu sự xâm nhập của virus.
“Cái này không giống như virus!” Boman nói với trợ lý của mình, một tiến sĩ trẻ của Havard.
“Nhìn từ hồ sơ bệnh án thì đây chỉ có thể là virus, chắc chắn không phải ung thư!”
“Không không không, tế bào bạch cầu của người này đầu tiên tăng cao rất nhanh rồi lại đột ngột hạ xuống, tế bào lympho cũng vậy. Cơ thể con người cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, có bóng lớn ở trong phổi, những cái này khiến tôi nghĩ tới một nơi.”
“Nơi nào vậy, Cassie?”
"Chernobyl, tôi đã tham gia nghiên cứu về bệnh phóng xạ ở đó, mẫu bệnh này rất giống với các triệu chứng của việc tiếp xúc với tia gamma quá mức!"
Hai tiếng sau, sở y tế quốc gia nhận được bản báo cáo về bệnh phóng xạ từ CDC. Do sự việc phát sinh ở nước ngoài, xem xét tới khả năng phạm tội nên sở y tế quốc gia đã chuyển báo cáo cho cục xử lý vật liệu phóng xạ và hạt nhân của FBI.
“Thiết bị hạt nhân của Pakistan đã bị rò rỉ rồi sao?”
Schlich, cục phó chủ quản vấn đề của CIA nhìn chằm chằm vào báo cáo thông tin của FBI, mãi một lúc sau ông mới hỏi.
“Không thể nào, Pakistan có tổ chức y tế riêng để đối phó với những nguy cơ như vậy, họ còn có cả những nguồn lực để ngăn chặn việc tìm tới sự giúp đỡ của tổ chức y tế có liên quan mật thiết với Mỹ!” Trả lời ông là cố vấn giám sát an ninh thiết bị hạt nhân của Pakistan.
“Vậy thì là cái gì? Một thành phố ở biên giới phát hiện ra một bệnh nhân phóng xạ nghĩa là sao?” Nếu người này tới từ Afghanistan để chữa bệnh thì còn hiểu được bởi ở đó thường xuyên sử dụng tới bom urnium nghèo.
“Có nghĩa là tổ chức khủng bố, có khả năng là Al-Qaeda đang làm những cái có liên quan tới vũ khí hạt nhân, có thể là bom uranium nghèo. Khả năng này là rất lớn.”
“Tại sao không để những người ở Peshawar xác nhận điều đó, nhìn
thôi cũng biết rồi.” Schlich đã đưa ra quyết định.
Tiến sỹ Zila có một vị khách đặc biệt. Dẫu rằng người này mặc trang phục rất phù hợp với hoàn cảnh, làn da ngăm đen, để râu dày rậm, nhưng tiến sĩ vẫn có thể nhanh chóng nhận ra đây là người Mỹ, ông tin chắc là mình không nhìn lầm được.
“Bác sĩ, mấy ngày trước ngài có tiếp nhận chẩn đoán một bệnh nhân rất đặc biệt, ngài còn nhớ không?” Vị khách hỏi vô cùng lịch sự.
“Tất nhiên rồi, là tôi yêu cầu gửi điều trị bệnh lý tới CDC, tôi nghi rằng đó là virus, sao ngài biết?”
“Tôi tên là Carter, điều tra viên tại trung tâm kiểm soát dịch bệnh.” Nói xong, anh liền đưa một tấm thẻ ngành ra cho tiến sĩ Zila.
“Tôi muốn tìm hiểu xem bệnh nhân này từ đâu tới?” Người này vừa hỏi vừa lấy một máy ghi âm ra.
“Hả, nói như vậy là virus sao?” Tiến sĩ cảm thấy rất kích động, dường như đã tìm được chân tướng.
“Đúng vậy, có điều vẫn chưa xác nhận chắc chắn. Vậy nên tôi muốn biết tường tận hơn.” Carter nói.
“Tất nhiên, tất nhiên, chắc chắn là người này tới từ Afghanistan, nhưng anh ta không phải là người Afghanistan. Tuy anh ta nói tiếng Ả Rập nhưng cũng không phải là người Ả Rập, có hơi… ừm… khẩu âm của người Anh.” Tiến sĩ vừa nói vừa nhớ lại.
“Anh ta tới một mình sao?”
“Không phải, anh ta có hai người đồng hành. Người bệnh nhanh chóng đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt nên đã áp dụng một vài biện pháp cách ly cần thiết.” Tiến sĩ tỏ ra rất đắc ý.
“Người đồng hành của anh ta có tới đây nữa không?” Điều tra viên tỏ ra quan tâm.
“Hôm nay có đến rồi, họ hỏi về việc đem xác về. Tôi không dám để bọn họ đưa đi. Bọn họ để lại điện thoại của khách sạn bảo tôi trước buổi tối ngày hôm nay nói cho họ một thông tin chuẩn xác.” Tiến sĩ vừa nói vừa lấy ra một quyển sổ ghi chép bìa da màu đen rất đẹp.
“Gọi cho họ đi, virus này không lây nhiễm qua xác chết.” Điều tra viên cười nói.