Đô Thị Lương Nhân Hành
Tác Giả: Vũ Nham
Chương 5: Biệt hữu động thiên (2).
.
Dịch: Thiên Địa Nhân
Nguồn: Sưu Tầm
Chẳng qua hôm nay tới huyệt động này, tìm được di hài của sư tổ, tìm được mật học thất truyền của sư môn, tất cả mọi việc ngẫm lại cũng đã đủ thần kỳ rồi. Vì vậy dù giờ có thấy nhiều việc lạ hơn nữa thì cũng không phải là không thể tiếp thu. Huống chi đây là lời của sư tổ, mà nghĩ cho dù không đúng toàn bộ thì cũng được tám chín phần mười. Ngẫm lại hắn từ lúc tập luyện Thiên Tâm quyết đã mang lại cho bản thân hắn những biến hóa rõ rệt nên bây giờ đối với đạo của Võ học, Vũ Ngôn có những cảm xúc rất sâu. Võ học Trung Hoa truyền lưu mấy ngàn năm mà không lụi bại quả cũng có chỗ thần kỳ của nó.
Trúc là một loại thực vật thân lúa sống ở vùng nhiệt đới hoặc ôn đới. Bình thường nó sinh trưởng tại nơi có ánh mặt trời. Nhưng Thúy Ngọc Mặc trúc này lại hoàn toàn khác biệt, cây sinh trưởng mọc ở nơi cực nhiệt nhưng muốn phát triển lại cần khí chí âm. Huyệt động này nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại có địa phương cực âm, lạnh lẽo vô cùng, quả là hiếm thấy. Mà Thúy Ngọc Mặc trúc sinh ra tại nơi đúng lúc suối nóng phun trào nên rễ dễ dàng sinh trưởng. Trong động nhiều năm không có ánh nắng chiếu xuống, không khí ẩm ướt lạnh lẽo, lâu dần xung quanh mặt nước dòng suối nóng hình thành lên một hồ băng. Suối nóng từ tâm trái đất phun lên là khí cực nhiệt bị Thúy Ngọc Mặc trúc hoàn toàn hấp thu, tất nhiên không thể làm tan chảy băng tuyền ở bốn phía.
Vũ Ngôn đọc rất nhiều sách nên đối với văn tự cổ phồn thể cũng không lấy làm lạ. Lời của sư tổ đại ý là khi tìm kiếm Thúy Ngọc Mặc trúc này gặp môn chủ Ma môn. Hai người đánh nhau cuối cùng rơi vào kết cục lưỡng bại câu thương nên chỉ có thể viết lại Thiên Tâm thất quyết lên trên tấm vải trắng bằng tơ tằm với hy vọng người có duyên sau này tới đây có thể truyền pháp quyết vào tay đệ tử Vân môn và lấy Thúy Ngọc Mặc trúc để cảm tạ.
Mà môn chủ Cái Thiên của Ma môn kia cũng rất thú vị, rõ ràng là Ma môn mà lại tự xưng thành Thánh môn. Vũ Ngôn đối với Ma môn cũng không có thành kiến gì. Mấy truyền thuyết giang hồ xa xưa hiện tại chỉ có trong những quyển truyện của nhi đồng. Nếu bảo trong một thành phố được xây dựng bởi sắt thép và xi-măng vẫn còn tồn tại cái gọi là Ma môn Thánh môn thì sẽ bị người cười đến rụng răng mất.
Vũ Ngôn đọc qua Thiên Tâm quyết, thấy hai quyết đầu không khác một chữ so với khẩu quyết mà sư phụ dạy cho mình, hắn biết đây là chi bảo của Vân môn hàng thật giá thật. Sau đó hắn ghi nhớ thật nhanh năm quyết sau vào trong tâm rồi nhét miếng vải tơ tằm vào túi áo bộ đồ chiền đấu.
Lo xong chuyện bên tổ sư, hắn lại nhìn sang Ma tôn Cái Thiên bên cạnh. Bên cạnh bộ xương có đặt hai quyển sách, một dầy một mỏng, và trên hai quyển sách này có để một khối ngọc mà cũng chẳng phải là ngọc lớn bằng nửa bàn tay, cầm lên thì cảm giác rất mát.
Vũ Ngôn cầm nó trong tay thấy ở giữa có khắc chữ "Thánh" bằng lối chữ Triện. Dưới ánh sáng, nó không ngờ còn có màu sắc lưu động mờ mờ ảo ảo với năm màu rực rỡ, đây không biết là bảo bối gì nữa.
Cầm quyển sách mỏng lên trước, Vũ Ngôn mở trang thứ nhất ra liền thấy mấy chữ lớn:
"Thấy chữ là đồ đệ của ta: Con xem được mấy chữ này thì con đã là đồ đệ của ta, nhận y bát của ta, có được Thánh điển và linh ngọc, làm môn chủ với nhiệm vụ phục hưng Thánh môn. Nếu hối hận sẽ gặp thiên khiển."
Vũ Ngôn hoảng sợ, sao vừa đọc mấy lời của hắn đã bị hắn cưỡng ép thu làm đồ đệ, lại còn không có khả năng thất hứa nữa chứ.
Vũ Ngôn vui vẻ, cường mua cường bán, đại khái đây chắc là tác phong của Ma môn. Trong tiểu thuyết cũng viết như thế này mà. Song tính cách của người này thật thẳng thắn. Vũ Ngôn không phải là người bảo thủ, nhiều sư phụ cũng không phải là chuyện xấu gì. Huống chi đây lại là một vị tiền bối đã qua đời nhiều năm. Bởi vậy hắn lại quỳ gối trước Ma tôn, cung kính dập đầu rồi tiếp tục lật sách xem.
Ma tôn nói, Thánh điển cũng chính là quyển sách mỏng này, và nó cũng là một môn nội công tâm pháp tên là Long Dục công. Trong sách ghi rằng khẩu quyết Long Dục công có sáu tầng. Thấy cái tên cổ quái này khiến Vũ Ngôn hắn trong nhất thời muốn phá lên cười. Song nghĩ đến tốt xấu gì đó nó cũng được coi là tâm pháp của sư môn mình. Sau đó Vũ Ngôn lại tiếp tục ghi nhớ khẩu quyết. Nhiều nghệ không chẳng sao, nói không chừng ngày nào đó phải lôi ra dùng.
Trong sách của Ma tôn còn viết, thiên địa chí bảo Thúy Ngọc Mặc trúc bên ngoài phòng chính là để chuẩn bị cho đồ đệ hắn rồi còn chú ý về sự trân quý của trúc nhũ, nói sau khi dùng thì Long Dục công có thể đạt tới cảnh giới đại thành. Trong sách chẳng có lấy nửa chữ nói về việc tranh đấu cùng Huyền Huyền Tử , lại còn dõng dạc bảo Thúy Ngọc Mặc trúc là chuẩn bị cho đồ đệ. Vũ Ngôn cười lắc lắc đầu, lại cảm thấy vị sư phụ Ma tôn này cũng quả là một người thú vị.
Phía sau quyển sách lụa có ghi lại khinh công thân pháp Ma môn với cái tên rất dễ nghe là Tường Vân Bách Biến. Vũ Ngôn so sánh nó với khinh công thân pháp của Vân môn thì thấy hai khẩu quyết rất khác nhau. Vân môn chú trọng tu thân dưỡng tính, bởi vậy tất cả phương pháp đề khí khinh thân đều không có bộ pháp cụ thể. Mà Ma môn lại coi trọng thực chiến, đề khí nên trong bộ pháp ẩn hàm sự tinh diệu với tác phong quỷ dị, thân pháp hay thay đổi. Từ đáy lòng Vũ Ngôn hắn rất thích cái tâm pháp Ma môn này. Mấy năm tôi luyện khiến hắn nhận thức được rằng thực chiến là điều quan trọng nhất. Nhưng thân pháp Vân môn là trụ cột, nếu nội lực tu luyện thành công thì cảnh giới thân nhẹ như bông cũng không phải là quá xa vời. Đây cũng chính là cảnh giới vô thượng của khinh công.
Lại nhìn quyển sách dày phía dưới, không ngờ đó lại là một quyển tạp kinh tổng hợp, bên trong ghi lại kỹ xảo võ thuật, quyền pháp, chưởng pháp, kiếm pháp của các môn các phái, bất cứ môn phái nào cần là đều có cả. Vân môn thì không truyền thụ quyền cước kiếm pháp mà chỉ chú trọng tu luyện nội lực, võ không hình thái, chú ý cảnh giới tâm đến quyền đến, tâm thần tương giao, dù chỉ dùng một chiếc lá cũng có thể đả thương người. Chỉ tiếc rằng Vũ Ngôn chỉ nghe sư phụ giảng qua về cảnh giới này, còn mình thì cách cái cảnh giới của thần này ba vạn tám ngàn dặm.
Vũ Ngôn lật qua rồi so sánh nó với kỹ xảo thực chiến của bộ đội đặc chủng thì thấy chiêu số của phần đông các môn phái đều chú trọng sự hoa mĩ khéo léo nhưng tính thực dụng lại không đủ. Trong đó quan trọng có một trang chuyển giảng về võ công Ma môn rồi so sánh với các môn phái phía trước. Ma môn thì chú trọng thực chiến, bất luận là chưởng pháp, quyền pháp hay kiếm pháp đều rất tàn nhẫn. Kỹ xảo Võ thuật chủ yếu theo đuổi tính linh hoạt cùng sự hài hoà với thân thể con người. Võ công Ma môn đều phát huy những phương diện này tới cực hạn. Xuất thủ nhanh mà tàn nhẫn, chiêu thức kết hợp với nhau lại vô cùng chặt chẽ, góc độ công kích thường không thể tưởng tượng được, chỉ cần tình trạng thân thể thỏa đáng thì động tác gì cũng có thể đánh ra. Lật xem một cách đại khái những chiêu thức này một lần khiến kiến thức của Vũ Ngôn bước thêm được một bước dài. Đặc biệt đối với võ công Ma môn không một chiêu nào là không nguy hiểm đến tính mạng, có lẽ đây chính là tổng kết kinh nghiệm được đổi bằng rất nhiều máu tươi của vô số người. Vũ Ngôn rất kính nể những vị tiền bối dám hy sinh vì võ học như những người này. Về sau nếu như mở một Võ quán, chuyên môn truyền thụ