Chuẩn bị đến 23 tháng chạp, là lễ cúng ông Công, ông Táo.
Năm nay Bách cũng không ở Trang viên mấy, bếp nổi lửa cũng không được mấy lần, không biết Táo quân lên báo cáo những gì với Ngọc Hoàng.
Những cũng cứ phải đút lót ngài tý chút.
Ba con cá chép hồng lớn lượn lờ, tiền vàng đầy đủ … chắc các ngài cũng đại xá cho.
Thường Bách được nghỉ tết rất sớm, hắn là giảng viên Đại học, đến 23 tháng chạp là sinh viên đã nghỉ để những em ở quê xa có thể về, qua Nguyên Tiêu thường mới đi học lại.
Những ngày này hắn ở nhà với cha mẹ, hay bày ra lắm trò nghịch ngợm.
Mổ lợn, nấu bánh chưng là chuyện thường, nhưng hay cùng bọn trẻ ở quê đi lên suối mò mẫm.
Lại cùng mọi người chế những món ngon chuẩn bị cho ngày tết.
Năm nay gia chủ sẽ thi triển đại tài cho mọi người thấy.
Nếu nói món ăn tết của ngươi Việt thì rất nhiều, không thể kể hết được.
Thế nhưng thời này người Việt ăn uống còn đơn giản, cách thức chế biến thường thô sơ, ít gia vị.
Món ngon nhất ăn vào thời tiết lạnh của miền Bắc thời điểm này chính là lẩu.
Hắn hỏi mọi người thì chưa ai biết ăn món này.
Bách là người cầu kỳ, muốn ăn lẩu nhất thiết phải bài bản một tý.
Hắn sai thợ gò mấy cái nồi đồng kiểu nổi đáy ở giữa.
Lại kiểm tra gia vị thì thời này thường dùng những thứ ấy trong dược liệu.
Những vị thuốc: Quế, hồi, thảo quả, hoa tiêu, gừng, xả rất nhiều nhưng có một thứ lại không có.
Đó chính là ớt, những cây ớt khi xưa trồng ở Đinh gia đã rất sai, nhưng cây ớt mới đem trồng ở Trang viên thì hắn luyến tiếc, giữ lại làm giống.
Thôi nhịn miệng để năm sau vậy.
Mới sáng sớm, Bách ra bến tàu đón nhà họ Đinh.
Sau 23 tháng chạp nhà họ Đinh làm xong một số thủ tục đã lên ăn tết ở trang viên.
Bách đỡ tay Đinh lão, miệng cười bẽn lẽn gọi ông là nhạc phụ.
Đinh Tú thấy các anh và chị thì rưng rưng khóc oà lên.
Lần này chị của nàng vẫn phải ở nhà chồng không đi cùng được.
Các chị dâu mang theo các cháu đang vui như chợ vỡ chạy ào về phía khu chợ ở trước trang.
Chợ tết rất đông vui, các thành viên nhà họ Đinh ai cũng muốn nán lại một chút.
Chỉ là Đinh lão nói cứ vào Trang đã, lúc nào đi chợ chả được.
Mọi người lục đục vào trang viên sắp xếp chỗ ăn ở rồi ai cũng muốn đi chơi.
Bách nói tối nay sẽ đãi nhạc phụ món ngon.
Tên đầu bếp và bọn học sinh hôm nay chăm chú xem Lão sư bận rộn.
Nồi đã có, gia vị đã có, hắn đang nấu một nồi nước dùng siêu to khổng lồ.
Hôm nay Bách đã hứa với bọn sinh viên nông nghiệp làm cơm đãi chúng để ghi nhận thành quả của chúng mấy tháng nay.
Chục cái nồi lẩu được bày lên, nước dùng thơm phưng phức, thịt tươi được ướp sẵn bày biện rất khéo, việc này là tên đầu bếp chứ Bách thì hơi đâu.
Nào là thịt hươu, thịt bò, thịt lợn … nhưng những nam nhân Đại Việt thì không bao giờ để ý đến những thứ này, cái họ suýt xoa chính là mấy cỗ lòng ngon bầy bên cạnh.
Tên đầu bếp bắt phèo rất khéo, lại dùng giấm rửa sạch sẽ, cỗ lòng trắng như hoa bưởi.
Tên này cũng đề xuất làm tiết canh nhưng một người như Bách sao lại cổ xuý cho món ăn này, Đinh Nhu ấm ức lắm, vẫn sai tên đầu bếp làm chục bát để hiếu kính ông nội.
Lúc vào tiệc, Bách nâng ly chúc sức khoẻ Cao lão và Nhạc phụ, lại sang các mâm khác, hướng dẫn mọi người cách ăn.
Bỏ thịt vào nhúng, lại thêm rau xanh, chờ một chút cho chín rồi chấm với hỗn hợp nước chấm pha sẵn.
Lúc đầu ai cũng bỡ ngỡ nhưng chỉ một khắc sau thì rộn ràng luôn.
Mọi người tay gắp miệng cười, đúng là tiết trời se lạnh, không món nào hợp hơn thế.
Cùng là món lẩu, nhưng lẩu của người Việt khác với món lẩu của Trung Quốc.
Mọi thành phần được tiết giảm chừng mực hơn, đầy đủ gia vị nhưng không quá tay.
Nước dùng và cách tẩm ướp không quá thiên về cay, ngọt.
Đấy cũng chính là khẩu vị thanh đạm điển hình của người Việt.
Khi thưởng thức bất kỳ món gì, người Việt thích thú hơn khi được cảm nhận hương vị chính xác của thực phẩm đang ăn.
Chính vì vậy, chúng ta thích những món luộc, hấp, những món chế biến không quá cầu kỳ.
Trên mâm cơm của người Việt dễ dàng nhận ra các món ăn mà nếu trong các nền ẩm thực khác món này chưa hoàn chỉnh.
Bách có lần tức điên khi sang Thái Lan, một con cá tai tượng cực ngon đã được chiên xù, nếu là người Việt thì một đĩa nước mắm ngon, vài ba loại rau, cầu kỳ hơn thì có bánh tráng cuốn là đã ăn ngay được, nhưng với người Thái thì chưa đủ, họ làm một loại nước sốt đặc biệt cực cay, cực ngọt, cực chua rưới lên trên nữa.
Đến khi bưng ra, vì không hợp khẩu vị, hắn ăn không nổi.
Khi du học bên Trung Quốc, hắn cũng mấy lần khóc không ra nước mắt vì thức ăn quá cay và nhiều dầu mỡ.
Qua một khắc, bọn học sinh đã rào rào đứng lên cảm ơn lão sư.
Bọn này mấy tháng nay cũng không nhàn rỗi.
Hắn liên tục ra bài tập bắt chúng thực hiện.
Sau khi hắn về Kinh, một số đứa được đưa về các vùng xung quanh bắt đầu chỉ đạo sản xuất, có một số đứa bôn ba khắp vùng, tìm kiếm được nhiều giống cây rất quý, đời sau đã rất hiếm gặp.
Hết năm Bách cho bọn chúng về trang viên, tên nào có