Lão Đinh thừ người, lão đã sống một đời, trải bao biến loạn nên là người hiểu nhất tầm quan trọng của lương thực với đời sống người xưa.
Nói không ngoa thì đúng với câu Dân dĩ thực vi tiên.
Vua gọi là thiên tử, là con trời nhưng với người dân, thì cái ăn bỏ vào mồm vẫn là điều thực tế nhất.
Ai làm cho họ ăn no, thì đấy mới là thiên tử.
Nhà Trần cũng mới ở ngôi được 30, 40 năm.
Ai biết được sau này còn thay đổi thế nào.
Lương thực quan trọng nhất của người Việt là lúa nước.
Để canh tác lúa nước tất nhiên quan trọng nhất là nước.
Cần phải có sự phối hợp của một số lượng người lớn, cùng nhau quản lý hệ thống kênh mương trong một khu vực.
Lý tưởng nhất là với đơn vị hành chính cấp làng xã.
Không ai có thể một mình canh tác lúa nước được.
Trong một cộng đồng nhỏ, người Việt cùng sinh sống, canh tác, đóng góp vào các dịch vụ công cộng trong làng như: đắp đê, nạo vét kênh mương và sinh hoạt văn hoá trong đó.
Chính điều này làm nên bản sắc văn hoá làng xã của người Việt, có khi phép vua còn thua cả lệ làng.
Năng suất lúa của các giống lúa địa phương đã đến ngưỡng, dù có cố gắng chăm bón cũng không thể tăng thêm được nữa.
Nay Bách lại cam đoan sẽ có một giống lúa năng suất cao gấp đôi, lại còn có một loại lương thực không cần canh tác trên chân ruộng chủ động nước.
Thú thật là lão Đinh không tin lắm.
Nhưng nghĩ đến viễn cảnh những lời người thanh niên nói là sự thật.
Lão Đinh hạ quyết tâm:
- Nếu như lời cháu, thì đây là đại sự, không thể hời hợt.
Ta sẽ đi cùng cháu xem thế nào?
Bách đã tính toán, với cách canh tác của hắn.
01 mẫu ruộng tốt có thể đạt 20 thạch, đời sau tính ra cũng chỉ 4 tấn/ha, trong điều kiện lý tưởng có phân đa lượng hoá học hắn có thể làm cho năng suất lúa lên 15 – 20 tấn, nhưng hắn cũng đề phòng không dám ngoa ngôn.
Nên chỉ nói là 10 thạch.
Lão Đinh sốt ruột đã muốn xuống núi rồi.
- Ông không cần vội, cháu đã chuẩn bị tốt mọi thứ.
Mạ đã gieo rồi nhưng phải nửa tháng nữa mới nên cấy.
Ta cứ ở trên Đền.
Đến lúc nào cấy cháu sẽ đưa ông đi.
- Vậy cứ làm theo ý cháu, nhưng mai ta sẽ bảo Đinh Đang bắt lão Tuất và lão Sửu trông coi và canh phòng cẩn mật hơn.
Thấm thoát đã được nửa tháng, thời gian này hắn ở cùng Đinh Nhu rất hợp ý.
Hai người gần tuổi, đều là thanh niên.
Từ lúc Đinh Nhu thấy được cái xẻng công binh và cái kính râm của Bách thì giữ rịt lấy.
Chỉ chờ trời nắng là đeo lên nhìn mặt trời.
Cái xẻng thì hắn xem như báu vật, chưa bao giờ hắn thấy có thứ công vụ nào kỳ diệu như thế.
Vừa đào, vừa cuốc, lại có thể làm dao chặt, dài ngắn tuỳ thích.
Hắn mấy ngày nay định bụng sẽ sáng tạo ra một võ kỹ sử dụng cái xẻng này, ngày ngày múa may làm Bách cười rớt cả hàm.
Đại hoàng thấy hắn độc chiếm hai thứ kia, nó tức lắm nhưng không làm gì được.
Giờ đã sang tiết Thanh Minh.
Bách bấm tay tính toán rồi mời lão Đinh xuống núi.
Ba ông cháu đi từ sáng sớm, không qua nhà mà ra thẳng lán của lão Tuất.
Mạ đã lên đều, xanh ngăn ngắt.
Bách kiểm tra thì mạ đã lên 2 – 3 lá.
Hai khu đất Bách chọn cũng đã được tá điền dọn dẹp sạch sẽ, bón phân trâu bò hoai mục.
Khu đất trên chân đất cao hơn đã trồng lên những cây ngô, đậu tương và lạc đầu tiên.
Tuy chỉ là một khoảnh nhỏ nhưng mang theo bao hy vọng của Bách.
Đại hoàng nhìn thấy lão Sửu lại ra chiều nạt nộ, sủa gâu gâu khiến lão chỉ muốn đá cho nó một cái.
Nhưng lão biết, đá con chó này là chết dở, lão sẽ không được yên ổn đâu.
Lão Sửu bẽn lẽn nói:
- Tứ gia, ta có điều này góp ý, mong Tứ gia bỏ qua.
- Lão cứ nói.
- Mạ này e còn yếu, ta nên để thêm mấy ngày cho mạ được 5-6 lá mới cấy.
Trước nay