Hắn xin phép Đinh Bình để lên núi thì Đinh Nhu cũng đòi đi theo.
Hai người theo con đường cái quan để lên đền gặp Đinh lão.
Lên đến nơi thì trời đã về chiều.
Đinh lão đang quét sân Đền.
Đinh Nhu thấy ông thì lao đến, cầm cây chổi quét thay ông, miệng xin xỏ:
- Ông cho cháu lên đây hầu hạ ông.
Đinh lão hiền từ nhìn cháu nội, cả cười:
- Phá chưa đủ sao, lần trước ngươi lên đây đã làm hỏng chân của giá treo chuông, ta đã phải đến làng rồi đấy.
Lại quay lại chỗ Bách nheo mắt:
- Tiểu tử giúp Đinh gia ta một việc, muốn ta thưởng gì đây?
Bách cả cười:
- Chỉ là việc nhỏ thôi ạ.
Huống hồ cháu cùng được lợi 200 quan tiền.
- Ta biết thuật tính toán của cháu giỏi, không muốn nói đến chuyện sổ sách và 200 quan kia.
Nhưng cháu đồng ý dạy thuật ấy cho Dương chưởng quầy làm ta băn khoăn.
Sư phụ cháu không dặn dò cháu gìn giữ kiến thức của sư môn hay sao?
- Ông cả nghĩ rồi, sư phụ cháu không bao giờ cấm cháu truyền đạt kiến thức này.
Lão nhân gia ghét nhất là kẻ bo bo giữ mình.
Ngài nói ở phương Tây xa xôi có người còn mở trường, truyền bá kiến thức cho mọi tầng lớp nhân dân.
Chính vì ở ta bị lão hủ nho Khổng Khâu ảnh hưởng, cái gì mà “thuật nhi bất tác” [1] , thật là chó má.
Kiến thức là phải được người người chiêm nghiệm, nơi trốn bàn bạc phản biện thì mới đơm hoa kết trái được.
Nho giáo là lối tư duy trọng cổ, thích đem những điều tốt đẹp của người xưa ra làm chuẩn mực.
Nhưng sư phụ thường nói với cháu một câu mà đến giờ cháu vẫn nhớ: “Công thức cho sự ngu dốt chung thân là: Thỏa mãn với quan điểm và hài lòng với tri thức của mình” [2].
Lão Đinh đỏ mặt tức giận, lão là người được hệ thống giáo dục phong kiến đào tạo.
Sao chấp nhận được có người phê bình Khổng Tử.
Nhưng nghĩ lại thì đúng là tư tưởng Nho giáo có nhiều khuyết điểm.
Người xưa có những thành tựu rất vĩ đại, cả trong tư tưởng văn hoá và kỹ thuật.
Nhưng việc giữ kiến thức riêng cho mình, bo bo trong phạm vi gia đình, môn phái đã nhiều lần làm thui chột những kiến thức đó.
Lão không phản biện được Bách nhưng cũng nẹt hắn:
- Cháu và sư phụ ở trên núi lâu, nói năng không kiêng dè.
Ta không luận đúng sai nhưng nếu cháu muốn ở lại đây thì điều đầu tiên là phải học cách kính nhi viễn chi.
Lời nói không kiêng dè sớm muộn sẽ hại cháu thôi.
Bách chợt tỉnh ngộ, hắn chắp tay với Đinh lão:
- Lời ông nói cháu xin ghi nhớ, xem ra tâm tính của cháu còn phải rèn luyện nhiều.
Lần này cháu lại nói lời không phải rồi, mong cụ bỏ qua.
Lão Đinh dịu giọng:
- Gặp chuyện cần tuỳ cơ ứng biến.
Đây không phải thế giới mà một đứa trẻ 15 tuổi như cháu trình bày quan điểm cá nhân.
Cháu là đứa bé thông minh nhất mà ta từng gặp, lại được cao nhân chỉ dạy từ bé, trí tuệ có lẽ chỉ sau Quan Trạng Nguyên Nguyễn Hiền.
Khi xưa ngài Thượng thư đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi, khí khái còn lớn hơn cháu nhiều.
Nhưng không phải chỉ vì câu nói “Thần không phải là người sinh ra đã biết, nhưng khi có một đôi chữ không biết thì hỏi thầy chùa” mà Thái thượng hoàng cũng cho về học